Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com
Trang chủBệnh họcPhụ khoaMất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng thường hoạt động chưa ổn định khiến bộ ba nội tiết quan trọng của bé gái cũng có biến động thất thường. Mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những hệ lụy của tình trạng này. Vậy mất kinh ở tuổi dậy thì là như thế nào? cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.

mat kinh nguyet o tuoi day thi nguyen nhan va cach chua tri

Mất kinh, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Chu kỳ hành kinh thường được diễn ra như sau: Đầu chu kỳ, có khoảng 20 nang trứng ở buồng trứng bắt đầu phát triển, trong số các trứng này chỉ có 1 nang trứng vượt trội được tiếp tục phát triển, đa số còn lại sẽ thoái hóa. Nang trứng chế tiết estrogen đáp ứng với các kích thích từ não bộ và tuyến yên, đồng thời làm tăng sinh lớp nội mạc tử cung và tăng cử động vòi trứng. Khi nồng độ estrogen trong máu đủ cao sẽ kích thích lên não bộ và tuyến yên để tăng tiết LH.

Khi nồng độ LH đạt đỉnh, nang vượt trội sẽ được kích thích phóng thích noãn và hình thành hoàng thể. Hoàng thể tiết ra estrogen, androgen và progesterone, tiếp tục tăng sinh nội mạc tử cung, chuẩn bị dinh dưỡng nếu như trứng được thụ tinh. Nếu trứng thụ tinh, hoàng thể thai kỳ tiết progesterone để duy trì thai nhi trong 3 tháng đầu.

Nếu trứng không được thụ tinh, sự thoái hóa của hoàng thể làm giảm estrogen và progesterone gây ra các biến đổi ở nội mạc tử cung, lớp nội mạc bong tróc và thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy theo đường âm đạo. (1)

Thông thường, bé gái có kinh ở độ tuổi dậy thì, 10-15 tuổi (có bé đến sớm, có bé muộn hơn). Chu kỳ hàng tháng của bé gái được tính từ ngày đầu hành kinh của tháng này đến khi bắt đầu có kinh lần sau. Chu kỳ kinh thường ở ngày 24-34.

Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, đặc biệt là trong 2 năm đầu tiên mới có kinh, buồng trứng mới khởi động nên chưa phối hợp nhịp nhàng, kỳ kinh thất thường (dài, ngắn) thậm chí mất kinh một vài tháng kể từ khi có kinh lần đầu. Số ngày hành kinh của mỗi người khác nhau, có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 5-7 ngày.

tinh trang mat kinh o tuoi day thi
Mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt tuổi dậy thì

Mất kinh ở lứa tuổi dậy thì thường do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nội tiết tố sinh dục chưa ổn định: Các chuyên gia đánh giá, mất kinh nguyệt ở trẻ lứa tuổi dậy thì thường không có gì nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng chưa ổn định, vì vậy nồng độ của bộ ba nội tiết tố quan trọng của cơ thể là estrogen, progesterone và testosterone chưa đáp ứng đúng và đủ với nhu cầu của cơ thể, hoặc có sự xáo trộn, mất cân bằng giữa các thành phần nội tiết sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh của bé gái. Thường sau một vài năm, chu kỳ kinh nguyệt của bé gái mới thực sự ổn định.

Vận động quá sức: Lao động hoặc tập thể dục quá sức cũng gây cũng có thể là nguyên nhân gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ lứa tuổi dậy thì, thời gian hành kinh có thể rút ngắn lại hoặc mất kinh vài tháng. Trong trường hợp này cần phải điều chỉnh hoạt động thể chất của bản thân, tập luyện vừa sức.

Ăn uống mất cân bằng: Ăn uống kiêng khem, thiếu chất, không đủ calo (ở một số bạn nữ muốn giảm cân để có thân hình mảnh mai) cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc đáp ứng lượng calo tiêu thụ của cơ thể (tùy theo cân nặng, vận động mà có lượng calo nạp vào phù hợp với từng người), thì cần ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngược lại,  ăn uống quá dư thừa chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở bé gái.

Yếu tố tâm lý: Ở lứa tuổi dậy thì thường thay đổi tâm lý sinh, áp lực học hành thi cử cũng ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Khi cơ thể stress sẽ sinh ra hormone cortisol, tuy nhiên hormone này sẽ gây ức chế việc sản sinh estrogen. Điều này cũng chính là nguyên nhân mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Ngoài ra, mất kinh ở trẻ dậy thì còn do một số nguyên nhân khác như: bệnh tật, mắc các bệnh phụ khoa, buồng trứng đa nang, mang thai, thay đổi lớn trong lịch trình như đi du lịch cũng có thể khiến kỳ kinh của bé gái đến vào thời điểm khác so với dự kiến. (2)

Cách chữa mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì hiệu quả

Mất kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến và xảy ra ở một giai đoạn nên thường không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản của bé gái. Vì vậy, chỉ cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, giữ tinh thần vui vẻ cho trẻ là cách hỗ trợ tốt nhất cho bé.

Nên đưa trẻ đi khám: Trường hợp quá lo lắng về sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ đi khám để nắm rõ tình hình sức khỏe. Quá trình thăm khám và làm một số xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu sẽ cho thấy trẻ có trẻ phát triển bình thường không. (3)

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp trẻ có chỉ số cân nặng phù hợp, phát triển cân đối. Nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, thịt gà, nghệ, các loại hạt… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu. Tập thói quen cho bé uống nhiều nước mỗi ngày (2-2,5 lít).

tre day thi can an uong du chat
Trẻ dậy thì cần ăn uống đủ chất và cân đối các nhóm dưỡng chất

Kết hợp tập thể dục vừa sức: Nên tập thể dục vừa sức để rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hạn chế căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái cho bé, không nên tạo áp lực lớn cho trẻ, khuyến khích trẻ cân đối giữa việc học và nghỉ ngơi, thư giãn.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách: Cần giữ vệ sinh vùng kín khô ráo sạch sẽ, đặc biệt là những ngày đèn đỏ cần vệ sinh 2-3 lần ngày với nước sạch, hoặc có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn. Việc vệ sinh không đúng cách khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm gây ra các bệnh phụ khoa.

Mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng, hãy giúp con có lối sống lành mạnh, dinh dưỡng khoa học và giữ tinh thần vui vẻ, cùng với thời gian, hoạt động của buồng trứng ổn định, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Những giai đoạn thường bị rối loạn kinh nguyệt

Ngoài tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh và giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là những giai đoạn phụ nữ rất dễ có tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là ở giai đoạn sau sinh, các nội tiết tố vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn dẫn đến kỳ kinh bị thay đổi, có thể đến sớm hoặc đến muộn, có khi trễ kinh vài tháng.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng khiến cơ thể giảm sản xuất bộ và bất ổn định 3 nội tiết tố là estrogen, progesterone và testosterone là nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị chập chờn. Trong khi đó, chu kỳ kinh nguyệt được xem là thước đo sức khỏe của buồng trứng.

Do đó, việc điều hòa kinh nguyệt nhờ tác động vào căn nguyên hệ trục không chỉ có ý nghĩ giúp chu kỳ hàng tháng của chị em đều đặn mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nghiên cứu cho thấy thảo dược Lepidium Meyenii giúp điều hòa kinh nguyệt nhờ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giúp duy trì ổn định bộ 3 nội tiết tố nữ: Estrogen, Progesterone và Testosterone theo nhu cầu đúng và đủ của cơ thể.

ThS. Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ, các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, Lepidium Meyenii mang lại rất nhiều lợi ích khác như: Cải thiện tốt rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh khác như: khô âm đạo, giảm ham muốn, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm,  mất ngủ, trầm cảm, cáu gắt… ; Làm chậm mãn kinh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp.

Bên cạnh đó, tinh chất P. Leucotomos có công dụng bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền làn da, giúp làm chậm lão hóa, giảm khô nhăn da, đồng thời giảm sạm nám nhờ khả năng chống nắng bên trong. Nhờ đó mang lại làn da căng sáng, mịn màng tươi trẻ cho chị em phụ nữ.

Tiến sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy cho biết, khi bộ 3 nội tiết nữ được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể thì sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý sẽ được duy trì ổn định, làm chậm và cải thiện hiệu quả chứng rối loạn kinh nguyệt cũng như giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh cho phụ nữ.

Mất kinh nguyệt ở tuổi dậy thì luôn khiến ba mẹ và thậm chí là những đứa trẻ luôn trong trạng thái bất an, luôn có các suy nghĩ trong đầu liệu vậy có ảnh hưởng gì không? Tuy nhiên, mọi người không cần phải quá lo. Các ba mẹ nên kết hợp khám và các chế độ ăn uống sinh hoạt đều đặn cho bé nhé. Hello Y Khoa chúc ba mẹ thành công.

Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x