acaiwater.com www.bonusheda.com www.bonusorti.com www.bonusdave.com gamersbonus.com www.bonusarsiv.com www.bonusfof.com rcflying.net www.bonustino.com www.onlinesporbahisi.com texasslotvip.com gamefreebonus.com bonusrey.com visiopay.com heatextractors.com bedava bonus bonus veren bahis siteleri 2024 deneme bonusu forum yatırımsız deneme bonusu deneme bonusu veren bahis siteleri 2025 slot siteleri 2025
Trang chủDaSắc tố melanin là gì? Có vai trò như thế nào và phân loại ra sao?

Sắc tố melanin là gì? Có vai trò như thế nào và phân loại ra sao?

Sắc tố melanin liệu có gây ảnh hưởng đến làn da hay không và cơ chế hình thành của nó diễn ra như thế nào vẫn luôn là chủ đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những người luôn ưa chuộng việc làm đẹp. Những ai vốn không có nhiều kiến thức về việc chăm sóc da cũng như là phân biệt làn da cơ bản thì sẽ không tài nào hiểu được những ưu và nhược điểm của tế bào này. Muốn biết sắc tố melanin là gì thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Sắc tố melanin là gì?
Sắc tố melanin là gì?

Melanin là gì?

Theo định nghĩa khoa học, melanin là một sắc tố tự nhiên trong cơ thể nó đóng vai trò quan trọng là đem đến màu sắc cho đôi mắt, mái tóc và làn da của mỗi người. Để nói đơn giản hơn thì cơ thể con người có thể tự sản sinh ra melanin nhằm quy định màu sắc cho một vài bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, càng lớn tuổi cơ thể của bạn sẽ sản xuất ra ít melanin hơn và điều này cũng khiến da bị xỉn màu, lão hóa đi trông thấy. (1)

Theo Hello Y Khoa ghi nhận, những người có làn da trắng sáng thì họ dễ bị các vấn đề liên quan đến da liễu hơn là người có có làn da bị sẫm màu. Nếu như bạn không nhanh chóng cải thiện vấn đề này bằng cách chăm sóc và nuôi dưỡng làn da của mình tốt hơn thì chỉ sau tuổi 30 làn da của bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu về tàn nhang, thâm nám và đồi mồi.

Bên cạnh đó, melanin còn được sản sinh ra bởi tế bào melanocyte trong da. Nó còn được gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố và thường được phân bố rộng rãi ở lớp đáy thượng bì. Đặc biệt hơn, trong melanocyte còn chứa một hợp chất có tên gọi là enzyme Tyrosinase.

Nó như một chất men xúc tác góp phần bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, melanocyte sẽ sản xuất và giải phóng melanin để hấp thụ và phân tán tia tử ngoại. Nhờ vậy mà bạn mới tránh được các vấn đề về da như là da bị bỏng, ung thư da và giữ cho cấu trúc làn da vẫn luôn ổn định.

Xét theo nhiều khía cạnh, mỗi người đều giữ cho mình một lượng tế bào melanocytes tương đương giống nhau. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp là lượng melanin lại được sản sinh ra với mức độ rất khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc những ai có ít melanin trong người thì làn da, tóc và màu mắt của họ sẽ rất nhạt màu. Còn với người sở hữu nhiều melanin hơn thì màu mắt, da và cả mái tóc của họ lại rất tối màu.

Sắc tố melanin là gì
Sắc tố melanin là gì

Cơ chế hình thành nên melanin

Hắc sắc tố melanin thật chất là những hạt tế bào không đều nhau, nó được tạo nên từ lớp đáy của tầng thượng bì ( tức biểu bì) trong cấu trúc da. Đây là nơi có thể dễ dàng hấp thụ toàn bộ tia UV của ánh sáng mặt trời, từ đó mới gây ra hiện tượng nám da đây chính là nguyên nhân chính khiến cho da bạn bị lão hóa quá nhanh khi chưa qua tuổi 30.

Điều này cũng giải thích được lý do vì sao mà có những người làn da của họ trông vô cùng nhợt nhạt, thiếu sức sống từ lúc mới sinh ra đó là do các tế bào hắc tố sản xuất ra quá ít melanin. Khi này, màu tóc và màu mắt của bạn sẽ rất khác biệt so với số đông còn lại. Mỗi ngày đi ra đường, bạn nên hạn chế việc tiếp xúc với ánh mặt trời hết mức có thể.

Về quá trình hình thành của melanin thì nó được tạo ra từ tế bào lớn hơn có tên gọi là melanocytes, những tế bào này chịu trách nhiệm trong việc sản xuất ra các bào quan còn được gọi là melanosome (2). Các melanosome này sẽ thi nhau tổng hợp eumelanin (3) và pheomelanin, kế đó nó sẽ giúp vận chuyển melanin đến những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đồng thời bảo vệ DNA tránh khỏi các xung đột biến.

Cơ chế hình thành melanin
Cơ chế hình thành melanin

Melanin còn được nhiều chuyên gia ví giống như con dao 2 lưỡi, vì nó vừa có thể giúp bảo vệ làn da một cách tự nhiên cũng như là trở thành tác nhân gây hại khiến cho cấu trúc da bên trong có thể bị phá hủy bất kỳ lúc nào. Cụ thể, melanin giúp bảo vệ sức khỏe của làn da khỏi sự ảnh hưởng từ nhiệt độ cao và những áp lực từ hóa học.

Trong trường hợp bạn bị bị rối loạn sắc tố, lượng melanin lúc này sẽ tập trung tại một số khu vực nhất định và gây nên nám da, sạm da, hình thành các nốt tàn nhang. Nếu so với quá trình tự phân hủy thì quá trình tổng hợp nên các hắc sắc tố melanin lại diễn ra nhanh hơn nhiều. Chính vì vậy mà làn da của bạn rất dễ bị sạm đen và mất đi dáng vẻ căng bóng, hồng hào như ban đầu.

Phân loại sắc tố melanin

Hắc sắc tố Melanin được chia làm 3 loại và mỗi loại sẽ nắm giữ các vai trò khác nhau như là:

  • Eumelanin (melanin tối màu)

Đối với Eumelanin thì nó được chia làm 2 loại có hai màu khác nhau là màu đen và màu nâu. Đây là một dạng hắc tố melanin tối màu và nó tập trung ở tóc, mắt và da. Những ai có mái tóc nâu và tóc đen thì thực chất đó là sự pha trộn từ Eumelanin nâu và đen lại với nhau.

Trong khi đó, với người có tóc màu vàng thì điều này tương ứng với việc cơ thể bạn chỉ chứa một lượng nhỏ Eumelanin màu nâu và không hề có sự hiện diện của Eumelanin màu đen.

  • Pheomelanin (melanin sáng màu)

Đối với loại melanin này thì nó có tác dụng tạo màu cho các bộ phận ở trên cơ thể như là núm vú và môi. Nếu như lượng pheomelanin bằng eumelanin thì cơ thể của bạn sẽ có màu da vô cùng hồng hào cùng với đó là đôi môi đỏ chót. Ngược lại, nếu như bạn sở hữu một mái tóc màu vàng dâu tây thì là do bạn có eumelanin nâu và Pheomelanin ở mức tương đương với nhau.

  • Neuromelanin (loại ít phổ biến)

So với 2 loại melanin trên thì Neuromelanin ít phổ biến hơn vì nó thường được tìm thấy trong não. Neuromelanin có khả năng trong việc kiểm soát tốt màu sắc của các tế bào thần kinh. Chính vì vậy, bạn không thể nào nhìn nhận được sự thay đổi của Neuromelanin vì loại này không liên quan đến màu sắc ở bên ngoài cơ thể, đồng thời bạn cũng hoàn toàn không nhìn thấy nó được bằng mắt thường.

Chức năng và vai trò của melanin?

Ngoài chức năng chính là bảo vệ làn da và tóc khỏi tránh khỏi những tác động của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời ra thì sắc tố melanin cũng mang đến những vai trò và lợi ích nổi bật như sau:

  • Bảo vệ da tránh khỏi tia UV

Bên cạnh việc quy định màu sắc cho làn da thì melanin cũng được xem như là một tấm “lá chắn” có thể giúp bảo vệ các tế bào da bên trong ở lớp biểu bì hoặc ngoài cùng của da vô cùng hiệu quả. Một khi làn da của bạn lâm vào trạng thái bị tổn thương nhất là khi tiếp xúc với các nhân tố xấu từ môi trường như là ánh nắng mặt trời, khói, bụi và các loại mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại thì hệ thống tế bào melanocytes sẽ tự động sản sinh ra.

Lúc này, melanocytes sẽ gia tăng sản xuất melanin nhằm đưa lượng melanin này lên trên bề mặt da và đồng thời ngăn không cho các tia cực tím UVA, UVB gây hại thêm lần nào nữa. Từ đó, cơ chế bảo vệ làn da sẽ tự động được thiết lập và melanin sẽ hấp thụ những tia cực tím này và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên để tránh hiện tượng da bị cháy sạm, thô ráp và đặc biệt là mắc ung thư da.

Melanin giúp bảo vệ da trước UVB
Melanin giúp bảo vệ da trước UVB
  • Chống lại quá trình oxy hóa

Có lẽ mọi người không biết nhưng melanin còn có tác dụng là chống oxy hóa bằng cách tích lũy dần các gốc tự do bên trong cơ thể. Nó sẽ gây ra tổn thương cho các cấu trúc này và thay đổi dần chức năng của tế bào gây ra bệnh tật và tình trạng lão hóa da. Nhờ vậy mà làn da của bạn mới giữ được sự trẻ trung trong một thời gian dài, chỉ khi đối mặt với sự thay đổi của thời gian thì cấu trúc da của bạn sẽ tự động yếu dần và lão hóa.

  • Ngăn ngừa viêm loét dạ dày, ruột gan và hệ thống miễn dịch

Một số chuyên gia đã khẳng định hắc sắc tố melanin còn có công dụng khác là bảo vệ sức khỏe cho các bộ phận nằm trong cơ thể như là gan, ruột và luôn giữ cho hệ thống miễn dịch ổn định, cân bằng.

Thậm chí melanin còn giảm stress oxy hóa trong mô gan cũng như là giảm sản xuất của cytokine (IL6 và TNF-α). Ngoài ra, melanin cũng điều chỉnh lại quá trình sản sinh ra cytokine (đây là yếu tố gây viêm) và khiến cơ thể của bạn dần trở nên khỏe khoắn mỗi ngày.

Một số rối loạn của sắc tố melanin

Mặc dù melanin có thể đem đến nhiều vai trò tốt cho cơ thể, nhưng không thể phủ nhận một điều là hàm lượng hắc tố melanin càng cao sẽ gây ra những vấn đề bất thường liên quan đến làn da. Khi này, melanin được tăng sinh quá mức và không thể kiểm soát sẽ gây ra một số bệnh lý như là:

1. Tăng sắc tố melanin gây nám da

Có thể thấy một số biểu hiện rất rõ ràng của việc tăng sắc tố da melanin đó là trên da mặt của bạn sẽ xuất hiện các đốm nâu, vết sạm đen hoặc tàn nhang. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này đó là do bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, từ đó khiến cho hormon bên trong cơ thể bị rối loạn và đẩy dần melanin lên bề mặt da gây ra hàng loạt các vết nám thượng bì.

Ngoài ra, lý do khiến cho melanin tăng đáng kể cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn dùng các loại thuốc tránh thai và sản sinh ra tác dụng phụ ngay sau đó. Điều này làm cho nồng độ Estrogen thay đổi, lớp màng bên ngoài tự nhiên sẽ biến mất dần và nó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể từ môi trường bên ngoài. Làn da bạn cũng nhờ vậy mà trở nên nhạy cảm, tổn thương và sạm đen hơn bao giờ hết.

rối loạn sắc tố melanin gây ra nám da
rối loạn sắc tố melanin gây ra nám da

2. Gây ra bệnh bạch biến

Khi nhắc đến chủ đề sắc tố melanin là gì thì ít ai biết được rằng tác hại của việc sản sinh ra quá nhiều melanin có thể gây bệnh bạch biến. Thường thì căn bệnh rối loạn này rất hiếm gặp và dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận dạng người bệnh đó chính là trên cơ thể của họ sẽ xuất hiện màu da trắng sáng tùy vào những vị trí khác nhau. Đây là kết quả của sự suy yếu hoặc ngừng hoạt động của tế bào melanocyte, tế bào có nhiệm vụ sản xuất melanin.

Đa phần những người bị bệnh bạch tạng thường có sức khỏe rất kém, làn da của họ cũng rất nhạy cảm khi gặp ánh nắng mặt trời vì cơ chế tăng cường miễn dịch ở cấu trúc da là không có. Căn bệnh này không phải là một bệnh truyền nhiễm và không gây đau đớn hoặc đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng da không đều màu có thể gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày và khiến bạn tự ti nhiều hơn.

3. Hình thành bệnh bạch tạng

Những người mắc bệnh bạch tạng thường là do bị rối loạn gen di truyền hiếm gặp, nếu chẳng may trong gia đình bạn có người mắc phải căn bệnh này thì khả năng cao lúc sinh con ra đứa trẻ cũng bị trường hợp tương tự.

Khi này, melanin trong cơ thể của người bệnh sản xuất ra rất ít hoặc có thể là không có, chính vì vậy mà tóc của họ mới có màu trắng như bạch kim, làn da cũng nhợt nhạt thiếu sức sống và sức khỏe luôn trong tình trạng không ổn định. Theo nghiên cứu hiện nay bệnh này chưa có thuốc chữa, điều bạn cần làm là học cách bảo vệ làn da của mình và không ngừng cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

4. Gây ra bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh liên quan đến hệ thần kinh, khi này melanin trong não là  neuromelanin đột nhiên giảm xuống ở mức thấp nhất, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các tế bào não xung quanh khu vực chất đen (substantia nigra) đang có dấu hiệu chết dần.

Việc mất đi các tế bào thần kinh trong chất đen sẽ ngay lập tức làm giảm dopamine trong não, trong khi đó hợp chất này chịu trách nhiệm cho quá trình điều chỉnh và kiểm soát các phản ứng và chuyển động của cơ thể. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ trải qua các triệu chứng khác bao gồm tê liệt, các vấn đề về trí nhớ, giảm khả năng giữ thăng bằng và khó ngủ, sau cùng sẽ gây tàn tật nghiêm trọng.

Mặc dù không có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho bệnh Parkinson nhưng bạn có thể thử các phương pháp điều trị như là dùng thuốc, chiếu tia UV, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện có như thế mới giúp giảm đi triệu chứng và cải thiện chất lượng sống hơn mỗi ngày. Để chắc ăn bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

5. Làm cho da mất đi sắc tố sau khi bị tổn thương

Khi làn da bị tổn thương hoặc chấn thương nó có thể xảy ra mất sắc tố tại vùng da bị ảnh hưởng, càng về sau cơ thể của bạn sẽ không thể nào thay thế melanin ở khu vực đó nữa. Nên đó là lý do vì sao mà bạn thấy da mình có màu sắc rất khác so với vùng da còn lại và để khắc phục vấn đề này thì bạn có thể trang điểm hoặc dùng che khuyết điểm nếu cần để không bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Việc mất sắc tố sau khi da bị tổn thương thường là kết quả của quá trình tự nhiên của cơ thể trong việc phục hồi và lành sẹo. Trong nhiều trường hợp, mất sắc tố có thể không hoàn toàn được khắc phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng các phương pháp như kem chống nắng, thuốc tẩy sắc tố hoặc liệu pháp laser có thể giúp cải thiện màu sắc da tổn thương và làm cho nó trở nên đồng đều hơn.

Da bị mất sắc tố melanin
Da bị mất sắc tố melanin

6. Làm mất đi thính lực

Melanin là tế bào gì là câu hỏi mà ai cũng rất thắc mắc nhưng liệu mọi người có biết rằng nếu cơ thể thiếu đi melanin thì thính lực của bạn cũng bị suy giảm hay không. Điều này đã được kiểm chứng bởi nhiều chuyên gia và họ cũng công nhận là đúng, bởi lẽ melanin và thị lực ở tai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Cũng tương tự như việc làn da của bạn nhợt màu, màu của đôi mắt hay mái tóc không được đậm cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi hắc sắc tố melanin. Do đó, melanin vừa mang lại mặt lợi cũng như là mặt hại. Nếu quá ít thì sẽ gây suy yếu đến chức năng sống của các tế bào bên trong cơ thể, còn nếu nó được sản sinh ra quá nhiều thì gây ra các vấn đề nghiêm trọng về làn da.

Cách giúp cân bằng melanin cho da

Một khi đã hiểu rõ về Sắc tố melanin thì bạn cũng thấy được rằng nó là một phần quan trọng không thể nào thiếu trong cơ thể con người. Tuy nhiên, tình trạng tăng sắc tố không ổn định cũng gây ra một vài vấn đề bất cập, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ nói chung. Do đó, bạn nên tìm ra cách giúp cân bằng hắc tố melanin cho làn da bao gồm:

Cách để cân bằng sắc tố melanin
Cách để cân bằng sắc tố melanin
  • Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da tránh khỏi tia tử ngoại (UV) và có thể giúp ngăn chặn sự tăng sản xuất melanin. Sản phẩm này không chỉ giúp bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời nó còn loại bỏ tình trạng da tối màu và làm mờ các vết tàn nhang, thâm nám trên da.
  • Giới hạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào các giờ nắng gắt. Ngoài ra, bạn có thể mặc thêm quần áo chống, đội mũ, đeo khẩu trang và không quên tìm bóng râm để nghỉ ngơi nhằm tránh việc làn da bị bỏng rát do cháy nắng.
  • Ăn uống lành mạnh: Hình thành một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng và vitamin có thể giúp duy trì sức khỏe cho cấu trúc da bên trong. Hàng ngày bạn hãy ăn nhiều các loại thực phẩm như là rau xanh, trái cây tươi, hạt và uống thật nhiều nước để da khỏe khoắn, tràn đầy sức sống hơn.
  • Tránh ánh sáng mạnh từ các thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như là điện thoại di động, máy tính bảng, bóng đèn có thể tác động đến cấu trúc da bên trong và làm mờ đi màu sắc da căn bản. Mỗi tối, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị này lại hoặc chế độ bảo vệ mắt trước khi sử dụng để giảm thiểu tác động.
  • Dưỡng da đều đặn: Chăm sóc da đúng cách và đều đặn có thể giúp duy trì sự cân bằng sản lượng melanin ở cơ thể. Đảm bảo làn da luôn được làm sạch bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt, luôn dưỡng ẩm da vào buổi tối và sử dụng các sản phẩm chống lão hóa để da không bị nhăn nheo, chảy xệ.

Thông qua bài viết trên, các chị em cũng đã biết được sắc tố melanin là gì cũng như vai trò mà nó đem lại cho làn da là quan trọng đến nhường nào. Do đó, bạn phải tìm cách tăng cường sản xuất melanin để có thể bảo vệ làn da của mình tránh khỏi những tác hại của tia UV và hạn chế quá trình oxy hóa. Một khi lượng hắc sắc tố melanin tăng cao quá mức cho phép thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến tế bào làn da và khiến bạn mắc các vấn đề da liễu.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x