Cây cà gai leo có tác dụng gì? Trị bệnh gì? Cách dùng như thế nào?

Sẽ có rất nhiều người tò mò về cây cà gai leo cũng như là tác dụng của nó, đây được xem là loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh có liên quan đến gan. Việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để chữa bệnh không còn là điều gì quá xa lạ trong xã hội ngày nay, do đó các thông tin liên quan đến cây cà gai leo rất thu hút người đọc. Để có thể hiểu rõ hơn về loại cây này thì mời bạn đọc qua bài viết sau.

Cây cà gai leo có tác dụng gì

Đặc điểm của cây cà gai leo

Cây cà gai leo là một loại dây leo nhỏ sống lâu năm, nó được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau. Thêm nữa, các chuyên gia khoa học còn gọi nó là Solanum procumbens Lour, thuộc họ nhà Cà (Solanaceae) nên sẽ không có gì quá bất ngờ nếu như bạn thấy quả của nó rất giống trái cà chua bi. (1)

Dựa vào các tài liệu mà Hello Y Khoa có đọc qua, loại dược liệu quý này sẽ đem đến nhiều giá trị tuyệt vời về mặt sức khỏe nói chung cho người bệnh. Thay vì phải sử dụng các loại thuốc tây để chữa bệnh gan thì một số nghiên cứu đã thu lại kết quả là việc dùng cây cà gai leo sẽ giúp ích hơn nhiều, nó không hề gây ra tác dụng phụ lại tương thích với cơ thể của mỗi người.

Tất nhiên là có rất nhiều bài thuốc liên quan đến cây cà gai leo đã được người xưa truyền từ đời này sang đời khác, những người đã từng thử qua phương pháp chữa bệnh này đều phải công nhận mức độ hiệu quả mà nó mang lại. Sinh lực không chỉ khỏe hơn, mọi hoạt động của lá gan đều dần ổn định chỉ sau vài tháng kiên trì sử dụng. 

Cây thảo dược cà gai leo
Cây thảo dược cà gai leo

1. Hình ảnh cây dây leo

Về hình dáng bên ngoài, cây cà gai leo thuộc loài cây nhỡ leo với phần thân được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau, nó có chiều dài trung bình từ 60 – 100cm, những cây nào phát triển tốt hơn thì dài lên đến 1m hoặc hơn cả thế. Lá của cây có màu xanh đậm, mọc so le nhau với cấu tạo dạng hình trứng hay thuôn dài.

Dưới gốc lá thì nó có hình thù khá kỳ lạ đó hình lưỡi rìu, mặt dưới lá màu nhạt hơi có lông mềm màu trắng nhưng khi chạm tay vào bạn sẽ không có cảm giác bị nhám, mặt trên phiến lá có những đường gân chạy dọc theo sóng lá, gai nhọn được bao phủ xung quanh. 

Hoa của cây cà gai leo có màu tím nhạt và chụm lại với nhau từ 3 – 5 hoa ở kẽ lá, đài có lông. Quả của nó vô cùng mọng nước trông đẹp mắt, phần cuống dài và chúng có dạng hình cầu, khi quả chín sẽ chuyển sang màu đỏ, bên trong có chứa hạt hình thận kích thước khoảng 3 x 2 mm, màu vàng. Thời điểm mà cây sẽ cho ra hoa đó là từ tháng 4 – 6 và cho ra quả vào tháng 7- 9.

Nếu không soi xét kỹ từng hình dạng của lá, thân và quả thì bạn sẽ không thể nào biết được là cây cà gai leo này có điểm gì khác so với những loại cà thường và đặc biệt là cà chua bi. Trong khi cà chua bi quả của nó có dạng hình tròn thì quả của cà gai leo lại thuôn dài hơn. Do đó, những ai chưa từng biết đến loại cây này trước đây thì cần phải nắm chắc thông tin này để chọn mua đúng loại thảo dược mà mình cần. 

2. Phân bố chính của cây cà dây leo

Khu vực phân bố chủ yếu của cây cà gai leo là nó có thể mọc hoang ở vùng đồng bằng và trung du, khu vực miền núi thì ít thấy loại cây này hơn. Ở Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được loại cây này ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng cho đến Bình Thuận (tức là từ miền Bắc trải dài đến miền Trung). 

Do đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng mặt trời nên nó có khả năng quang hợp tốt và thường mọc tập trung thành nhiều cá thể, luôn lẫn trong các lùm bụi thưa. Nhu cầu sử dụng của loại thảo dược này gia tăng trong những năm đổ lại đây nên người dân đã trồng nhiều loại cây này và cố gắng rải rác chúng khắp mọi nơi. 

Đương nhiên bạn có thể tìm mua chúng tại một số chợ thuộc các tỉnh lân cận, còn không thì tìm mua nó ở các cửa hàng chuyên bán thảo dược nhưng là ở dưới dạng khô thay vì còn tươi. Nắm được yếu tố này bạn sẽ có thể xác định rõ ràng hơn loại cà dây leo khác biệt thế nào so với những loại thảo dược còn lại.

3. Cà gai leo có mấy loại

Như đã nói cà gai leo thuộc họ nhà Cà nên có rất nhiều cây trồng khác có bề ngoài tương tự như nó. Nhưng riêng với giống cà dây leo này thì nó được chia ra thành 2 loại đó là:

Trước tiên thì ta sẽ phân loại theo màu sắc thì hoa cà gai leo có cả màu trắng và màu tím. Trong đó, cà gai leo với hoa màu trắng có dây nhỏ hơn thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh còn không là các tinh chất chiết xuất của nó được chế ra thành dược phẩm. 

Còn với cà gai leo có hoa tím tạo thành dây lớn thì chúng ít được sử dụng hơn hẳn, nguyên nhân chủ yếu là do nó không có chứa bất kỳ thành phần dược tính đặc biệt nào và được người dân trồng để làm hàng rào.

Tiếp đến là sự phân biệt giữa hai loại cà gai leo theo sự phân hóa của vùng miền. Người ta sẽ chia ra là cà gai leo đến từ miền Trung có phần thân cây cằn cỗi hơn nhiều, nó có màu nâu đất rất cứng cáp. Còn cà gai leo ở khu vực miền Bắc và miền Nam thì thường có màu xanh đậm, trông chúng bụ bẫm, dễ trồng và dễ chăm sóc hơn hẳn.

4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái và cách bảo quản cà gai leo

Những bộ phận của cây cà gai leo thường được người ta sử dụng để chữa bệnh nhiều nhất đó là phần rễ (thích gia căn) còn không là dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả cũng sẽ được thu hái khi mà chúng phát triển tốt, tất cả các thành phần này đều chứa những hoạt chất vô cùng có lợi nhằm ngăn chặn các bệnh lý có thể xảy ra.

Cà gai leo sấy khô
Cà gai leo sấy khô

Khi này, người dân sẽ bắt đầu đi hái từng cây cà ở dưới đất bằng cách nhổ cả gốc nó lên. Tiếp đó là phân loại cả lá, cành và quả ra riêng. Nếu cái nào héo thì bỏ đi để đảm bảo chất lượng không bị ảnh hưởng. 

Đem tất cả những bộ phận này rửa với nước sạch nhiều lần, riêng phần rễ phải ngâm qua nước một đêm để loại bỏ bùn cũng như các chất bẩn còn bám rất chặt. Tất nhiên là bạn có thể dùng chúng dưới dạng tươi nếu muốn.

Sau khi rửa rồi thì người ta sẽ đem chúng phơi khô ngoài nắng, gom tất cả lại và sấy khô lần nữa. Về hình thức đóng gói thì có thể bỏ chúng vào trong túi zip hoặc các lọ thủy tinh nhằm đảm bảo không cho không khí lọt vào bên trong và gây ra hiện tượng oxy hóa. Bảo quản cây cà gai leo đã phơi khô ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh để nơi có nhiệt độ quá ẩm và quá cao vì nó sẽ ảnh hưởng đến thành phần dược tính trong đó.

5. Tìm hiểu dược tính của cà cà gai leo

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thì trong rễ cây cà gai leo có chứa thành phần hóa học là tinh bột, alkaloid, chúng có tác dụng là hỗ trợ chữa trị các bệnh chuyên về xương khớp, phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng. Thêm nữa, hoạt chất alkaloid còn góp phần đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể và không cho các tác nhân xấu xâm nhập vào bên trong. 

Dịch chiết ra từ cành của thảo dược có chứa glycoalkaloid, đây là hoạt chất có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh xơ gan, đồng thời nó sẽ tăng cường sức khỏe cho lá gan của bạn hoạt động ổn định nhất là trong quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein.

Thành phần chống oxy hóa Flavonoid cũng được tìm thấy trong thân dây leo, theo đó nó sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn và kháng viêm lên mức tối đa. Hệ miễn dịch của cơ thể cũng vì thế mà được bảo vệ từ sâu bên trong, khả năng bạn mắc các triệu chứng về gan sẽ ít khi xảy ra nếu như bạn dùng loại thảo dược này điều trị bệnh.

Quả của cây cà gai leo có chứa saponin, đây là một chất chỉ xuất hiện trong các loại thảo dược tự nhiên. Nó sẽ giảm thiểu nguy cơ bị ung thư gan, điều hòa lượng Cholesterol trong máu và đặc biệt hơn nó còn giúp ngăn chặn chất béo. Tình trạng gan nhiễm mỡ thường xảy ra ở những người ăn quá nhiều chất béo và tích mỡ trong người, để không cho bộ phận quan trọng này gặp phải vấn đề gì thì bạn nên tìm đến cây thuốc nam cà gai leo này.

Cây cà gai leo có tác dụng gì?

Tác dụng của gai cà gai leo
Tác dụng của gai cà gai leo

Điểm đặc biệt mà người ta lại hướng sự chú tâm của mình đến cà gai leo ắt hẳn là nhờ vào những tác dụng mà nó đem lại. Không chỉ có khả năng phòng ngừa, điều trị bệnh mà loại cây này còn đạt nhiều thành tựu trong y học cổ truyền như là có thể chữa được các bệnh lý sau: (2)

  • Giải rượu: Ít ai nghĩ rằng cây cà gai leo lại có khả năng giải độc rượu, nhưng trên thực tế nhờ vào các hoạt chất đầy dinh dưỡng mà những chất kích thích và nồng độ cồn có trong bia, rượu được đẩy lùi hoàn toàn. Theo đó, bạn sẽ dần tỉnh táo hơn nếu như sắc cà gai leo uống cùng với gừng tươi. 
  • Trị viêm gan B: Như đã nói trước đó nhiều lần, cà gai leo vốn được biết đến rộng rãi nhờ vào khả năng trị các bệnh liên quan đến gan và đặc biệt là viêm gan B. Hoạt chất glycoancaloit sẽ góp phần tiêu diệt tận gốc virus viêm gan B (HBV), việc điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng và thậm chí bệnh sẽ không di căn rộng hơn.
  • Chữa đau nhức, xương khớp: Tình trạng xương khớp dần trở nên đau nhức vì tuổi già hoặc nhiều lý do nào đó tác động vốn không phải là chuyện gì đó quá xa lạ. Trong lá và cành của cà gai leo có chứa thành phần giúp giảm đau nhanh chóng, cơn đau sẽ được xoa dịu tức thời nếu như bạn dùng phần nước sắc của nó xoa bóp lên vị trí đang bị cơn đau hành hạ. 
  • Giúp giảm cân: Không chỉ các chị em phụ nữ chú tâm đến cân nặng của mình mà nam giới cũng thế, hàm lượng chất xơ có trong loại thảo dược quý này sẽ ngăn không cho mỡ tích tụ và đồng thời loại bỏ hoàn toàn các chất béo ra ngoài. Số kg của bạn vẫn được giữ ở mức ổn định và không còn phải lo về tình trạng gan nhiễm mỡ. 
  • Thanh lọc cơ thể: Gan luôn đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể là thanh lọc các độc tố và vận chuyển các chất dinh dưỡng, nếu không may lá gan của bạn bị virus xâm nhập thì nó sẽ không tài nào hấp thụ được những dưỡng chất và nuôi sống các tế bào khỏe mạnh bên trong. Thêm nữa tình trạng xơ gan, ung thư gan chắc chắn sẽ xảy ra. Liệu pháp tốt nhất là bạn nên dùng cây cà gai leo để phòng ngừa, nhờ vậy mà cả cơ thể được thanh lọc và gan cũng được làm mát.
  • Chữa vết thương do rắn cắn: Nọc độc do rắn cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và xâm nhập vào trong cơ thể bạn tàn phá các nội tạng bên trong chỉ trong vài giây. Nếu như bạn không muốn vết thương bị hoại tử thì ngay lập tức dùng lá cây cà gai leo đắp lên, các chất độc sẽ không xâm nhập vào bên trong nhân lúc đó thì bạn nên đi đến trạm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. 

Cách dùng cây cà gai leo chữa bệnh

Sau khi đã tìm hiểu một loạt những thông tin liên quan đến cây cà gai leo như là về hình dáng bên ngoài, cách thu hoạch, tác dụng thì nhiều người cũng muốn biết loại thảo dược này chữa bệnh gì. Dưới đây là cách hướng dẫn sử dụng cà gai leo cũng như là các bài thuốc chữa bệnh dân gian liên quan đến nó bao gồm:

Trước tiên, bạn có thể dùng cà gai leo này dưới dạng tươi hay khô thì phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như là bài thuốc mà bạn đang hướng đến. Cách sử dụng đơn giản nhất là bạn có thể sắc nó cùng với nước sôi hoặc pha cùng với các loại thảo dược khác. Tiếp đó, bạn có thể dùng chày giã nhuyễn nó ra và xoa bóp vào phần xương khớp đau nhức còn không là ngăn ngừa nọc độc do rắn cắn.

1. Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cà gai leo

Đối với người bị huyết cao hay dễ bị vấn đề tâm lý, khó kiểm soát bản thân dẫn đến làm mệt thì bạn cần phải tìm một liệu pháp giúp làm cân bằng huyết áp đến mức tối đa. Thay vì dùng thuốc tây, bạn có thể sắc uống nước cà gai leo để đề phòng trường hợp này có thể xảy ra.

Ngoài việc là hạ huyết áp ra thì nó còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc mỏi. Hệ miễn dịch cũng được phòng ngừa đáng kể, nhờ vậy mà ít khi nào bạn gặp các bệnh vặt như là ho, cảm, sổ mũi. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 35g lá cà gai leo khô

Cách thức thực hiện: Đầu tiên, bạn đem cà gai khô ngâm trong nước tầm 5 phút xong rồi mới vớt ra để ráo. Cách này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn còn dính trong thảo dược. Đun khoảng 300ml nước trên bếp, kế tiếp là cho cà gai leo vào và đảo đều. Giữ lửa nhỏ trong khoảng 30 phút xong rồi tắt bếp đợi cho nước nguội. Bạn có thể luân phiên uống loại nước này 2 – 3 lần trong tuần để ngăn chứng cao huyết áp.

2. Giải độc gan bằng cà gai leo và cây xạ đen

Nếu như đôi mắt giúp bạn có thể nhìn rõ mọi thứ từ bên ngoài thì gan lại nắm một vai trò bên trong là vận chuyển quá trình trao đổi chất cũng như là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên nếu có gì không ổn xảy đến với lá gan này, mọi hoạt động của các cơ quan ngay lập tức bị trì trệ và nó sẽ bị nhiễm độc nhanh chóng.

Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất đó chính là bạn pha nước thảo dược để uống. Sự lựa chọn tuyệt vời nhất ở đây là cây cà gai leo,  đây là một cây thuốc quý đã được nhiều chuyên gia Đông y công nhận là vô cùng lành tính và giá trị. Theo đó, các chất độc hại được thải ra bên ngoài theo đường tiết niệu.

Cà gai leo giải độc gan
Cà gai leo giải độc gan

Nguyên liệu chuẩn bị: 20g cây cà gai leo, 30g cây xạ đen

Cách dùng cà gai leo giải độc gan: Với hai nguyên liệu trên bạn đem rửa nó với nước sạch nhiều lần xong rồi phơi trên rổ cho ráo nước. Bắt một nồi nước sôi lên và chế vào đó khoảng 500ml nước, thấy nước bốc khói thì bạn cho thảo dược vào. Đun trong khoảng 30 phút để các hợp chất có trong cà gai leo và xạ đen tan dần ra trong nước. Tắt bếp đi và đợi nước nguội hẳn rồi mới uống, chia ra thành 2 lần uống trong ngày và kiên trì sử dụng trong 1 tháng liền.

3. Cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

Tình trạng gan nhiễm mỡ là lượng chất béo (mỡ) chiếm tới 5% tổng lượng của lá gan, bệnh sẽ không có nhiều biểu hiện gì ở giai đoạn đầu nhưng nếu như bạn không chữa trị sớm mà cứ để nó kéo dài như vậy thì sớm muộn không chỉ lá gan của bạn bị ảnh hưởng mà các cơ quan khác cũng gặp phải vấn đề. Chính cây cà gai leo sẽ giải quyết triệt để căn bệnh này nếu như bạn chịu khó điều trị trong suốt 2,3 tháng liền.

Nguyên liệu chuẩn bị: 20g cây cà gai leo, 15g giảo cổ lam

Cách dùng cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ: Đem cà gai leo và giảo cổ lam rửa sạch với nước, chuẩn bị 1 nồi nước trên bếp và chế vào đó 400ml nước. Khi nước đã sôi thì bạn cho tất cả thảo dược đã chuẩn bị vào, không quên đậy nắp và để lửa nhỏ trong vòng nửa tiếng. Khi nước sắc xuống còn 250ml nước thì bạn tắt đi xong rồi chia ra thành 2 lần uống vào sáng và tối.

4. Uống cà gai leo trị mất ngủ

Có một tác dụng của cà gai leo mà ít ai biết đến là nó giúp làm an thần và trị chứng mất ngủ vô cùng hiệu quả với những ai thường cảm thấy khó ngủ vào buổi tối. Theo đó, chỉ cần uống 1 ly nước sắt cà gai leo trước khi đi ngủ thì thân nhiệt của bạn sẽ được làm mát ổn định. Cơn buồn ngủ mau chóng ập tới và bạn thấy đầu óc của mình cũng được thư giãn hơn nhiều. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 20 – 30g thân lá, rễ cây cà gai leo

Cách thức thực hiện: Cũng như những cách làm khác bạn phải rửa sạch toàn bộ cà gai leo rồi mới sắc nó thành nước uống. Đun trong ấm nước sôi như là trà, khi thấy nước đã đổi màu thì bạn mới chế ra ly uống. Nhờ uống loại nước này mà cơ thể bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, chứng mất ngủ cũng được cải thiện và bạn có thể ngủ ngon hằng đêm.

5. Uống cà gai leo để giảm cân

Hầu như các chị em phụ nữ không ai muốn cân nặng của mình vượt quá mức cho phép chính vì vậy mà không ít người đã thực hiện kế hoạch ăn kiêng hà khắc để ép số cân mình xuống mức nhanh nhất. Nhưng nó sẽ gây hại cho cơ thể và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản nhanh chóng.

Bên cạnh việc cắt giảm khẩu phần ăn thì bạn có thể dùng cà dây leo để thắt chặt lại số đo cân nặng của mình cũng được. Bạn nên kết hợp nó cùng với gừng tươi để các chất béo được đốt cháy nhanh chóng, lượng calo hấp thụ vào bên trong cũng được tiêu hao đáng kể nhờ vào những thành phần dược tính có trong loại thân leo này.

Uống cà gai leo hỗ trợ giảm cân
Uống cà gai leo hỗ trợ giảm cân

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 20g cà gai leo

Cách sử dụng cà gai leo giảm cân: Rửa sạch cà gai leo và gừng tươi, cắt nhuyễn nó ra và cho vào máy xay. Xay đến khi nào mà hỗn hợp đã sánh mịn thì dùng rây lọc để chắt lấy nước uống và bỏ phần xác đi. Nhờ công thức nước uống có một không hai này mà cân nặng của bạn đã được giảm đi đáng kể chỉ sau 1 tháng sử dụng.

6. Cà gai leo hỗ trợ chữa bệnh ung thư

Căn bệnh ung thư luôn là bệnh khó chữa trị nhất vì các tế bào ung thư sẽ thi nhau tấn công vào cơ thể cũng như là các bộ phận bên trong. Nếu bệnh chỉ ở giai đoạn đầu thì việc chữa trị sẽ không mất nhiều thời gian, bạn có thể cân nhắc đến việc dùng thảo dược bên cạnh biểu đồ phác thảo điều trị của bác sĩ. Chỉ cần chuyên tâm dùng cà gai leo nó sẽ mang đến kết quả như mình mong đợi.

Nguyên liệu chuẩn bị: 15g cây cà gai leo, 10g dừa cạn, 10g diệp hạ châu

Cách thức thực hiện: Rửa sạch từng thảo dược một với nước sạch, nhớ xả nó cho kỹ càng để không lẫn tạp chất hoặc bất kỳ bụi bẩn nào. Để một nồi nước trên bếp, cho vào đó khoảng chừng 300ml nước và đun sôi trước mới cho cà gai leo, dừa cạn, diệp hạ châu vào sau. Các tinh chất có trong những cây thuốc quý này sẽ tan dần ra trong nước, bạn có thể uống nó mỗi ngày để phòng ngừa bệnh ung thư có thể xảy đến với mình.

Thận trọng gì khi dùng cây cà dưa leo

Dù đúng là cây cà dây leo này mang đến nhiều giá trị hữu ích trong công tác chữa trị bệnh nhưng trong quá trình sử dụng bạn cần phải thận trọng đến một số điều sau đây:

  • Dùng loại cà gai leo có hoa màu trắng thay vì là màu tím vì thành phần dược tính của nó được dùng trong việc chữa trị hiệu quả hơn là loại còn lại.
  • Mua thảo dược ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, coi kỹ về cách chế biến cũng như là hạn sử dụng khi bạn mua nó trên các sàn thương mại điện tử còn không là ở các cửa hàng.
  • Dùng đúng liều lượng cà gai leo được ghi rõ ràng trong công thức chữa bệnh, không được lạm dụng quá nhiều vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cơ địa của người sử dụng.
  • Chế biến sạch sẽ cà gai leo trước khi đem nó sắc thành nước uống, không uống trước khi ăn vì vị đắng, tính ẩm của nó có thể khiến cho bao tử của bạn bị rối loạn. 
  • Những ai dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cà gai leo thì tuyệt đối không được phép sử dụng. Để chắc ăn bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ra quyết định là có nên dùng nó không.

Đối tượng không nên sử dụng cà dưa leo

Những đối tượng không được phép sử dụng cà gai leo trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa gồm có:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh.
  • Người có tiền sử bị huyết áp thấp, dễ lên máu và rối loạn tiền đình.
  • Những ai bị thận yếu, suy thận cũng không được tự tiện dùng cà dưa leo khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi sẽ dễ bị ngộ độc khi uống phải nước sắc từ cà gai leo vì thành phần dược tính của nó khá mạnh.

Nhìn chung, mọi thông tin tổng quan về cà gai leo đã được phổ biến thông qua bài viết trên. Những ai đang có nhu cầu sử dụng cây cà gai leo để chữa bệnh thì có thể tham khảo qua một vài công thức cũng như là thành phần dược tính của nó. Ưu điểm của loại thảo dược này là nó vô cùng lành tính, đảm bảo hồi phục lại chức năng gan và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn cứ kiên trì sử dụng thì bệnh sớm khỏi mà thôi.

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận