Cây ngải cứu có tác dụng gì? 14 Cách dùng chữa bệnh như thế nào?

Cây ngải cứu là loại cây gì và liệu nó có thể đem đến những lợi ích gì về mặt sức khỏe cho con người. Đây là những thắc mắc mà rất nhiều quan tâm bởi lẽ họ muốn tìm ra một loại thảo dược thiên nhiên nào đó để trị bệnh cũng như tăng cường thêm sức đề kháng. Để biết được cây ngải cứu có tác dụng gì thì mời bạn đọc tham khảo qua bài biết sau nhé!

Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Tìm hiểu tổng quan về cây ngải cứu

Trong nền y học Việt Nam, có rất nhiều cây thảo dược quý với công dụng hết sức tuyệt vời, nó không những là những món ăn tinh thần cho nhiều người mà còn là phương thuốc chữa bệnh vô cùng tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng. Trong đó, cây ngải cứu chính là một trường hợp đặc biệt vì những giá trị nó mang lại cho cuộc sống là vô cùng to lớn.

Dựa theo những tài liệu mà Helloykhoa.com tham khảo, cây ngải cứu còn có những tên gọi khác là ngải diệp, cây thuốc cao, thuốc cứu và hoàn toàn là một loại rau ăn được. Tên gọi khoa học của nó là Artemisia vulgaris và đây là cây thân thảo thuộc họ nhà Cúc với bộ là Asterales, chi là Artemisia. 

Ở Việt Nam, loại cây ngải cứu này thường mọc nhiều ở các khu vực phía Bắc như là các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang… đây chính là nguồn dược liệu trọng yếu trị bách bệnh cho người dân nơi đây. Chính vì vậy, họ thường xuyên khai thác nó theo mùa và sản xuất ra để làm thuốc. 

Đương nhiên, loài cây này còn được trồng nhiều trong vườn của các gia đình, bạn không cần phải chăm bón nó quá cầu kỳ vì cây ngải cứu rất dễ sống. Tinh dầu được chiết xuất từ lá ngải cứu có vị đắng nồng rất đặc trưng, nhưng nó rất lợi tiêu và được sử dụng để giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau và giảm sưng cho các bộ phận quan trọng của cơ thể. (1)

1. Dấu hiệu nhận dạng và hình ảnh cây ngải cứu

Để có thể phân biệt nó với các loài thảo dược thuộc họ Cúc khác thì bạn cần phải căn cứ vào hình dạng của nó. Theo đó, cây ngải cứu là loại thân cây có nhiều rãnh nhỏ, lá của nó cũng mọc so le với nhau và thường đâm từ thân ra chứ không hề có cuống, mặt trên lá có màu xanh thẫm còn mặt dưới lại có màu trắng ngà.

Hình ảnh cây ngải cứu
Hình ảnh cây ngải cứu

Khi chạm tay vào phần lá bạn sẽ thấy có cảm giác nhám tay nhẹ. Mùi hương của ngải cứu cũng vô cùng đặc trưng, nó sẽ không có mùi như của lá quế, lá xô thơm mà pha chút mùi hơi hăng nếu ai không quen thì sẽ thấy nó rất khó ngửi. Nhưng có nhiều người vẫn dùng nó để bài trí thức ăn nhằm làm dậy mùi hương.

Về chiều cao của cây ngải cứu, nó sẽ cao khoảng 0.4 – 1m và có thể mọc dài hoặc là được trồng ở nhiều nơi. Do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao nên có rất nhiều nơi đã tiến hành trồng trọt cây ngải cứu rồi đưa nó vào cuộc sống thực tiễn nhằm nâng cao đời sống tinh thần. 

Loại thảo dược này thường sẽ được thu hoạch vào khoảng giữa tháng 6, đây là thời điểm vô cùng tuyệt vời chứ nếu bạn để nó sang những tháng sau thì chất lượng của cây sẽ giảm hẳn và không đảm bảo trong việc điều trị bệnh. Chưa kể đến trường hợp cây có thể chết nếu như mùa mưa kéo đến bất chợt.

2. Bộ phận sử dụng và cách thu hái, bảo quản

Về bộ phận được sử dụng thì chủ yếu người ta sẽ sử dụng lá ngải cứu, khi này người ta sẽ hái lá ngải cứu tươi đem về rửa sạch và phơi nó ở ngoài nắng. Ngải cứu khi được phơi khô sẽ có tên gọi là ngải điệp. Còn phần cành bạn có trồng lại nó bằng cách giâm cành hoặc cây con xuống mặt đất và chờ lần thu hoạch tiếp theo.

Ngải cứu phơi khô
Ngải cứu phơi khô

Mặc dù cây có cho ra hoa, quả và hạt nhưng những bộ phận này người ta sẽ không sử dụng mà dùng nó để gieo trồng. Bạn có thể bảo quản nó bằng cách cho vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín lại, đặt ngải cứu ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh để cho ánh nắng chiếu vào. Với cách này bạn có thể sử dụng lá ngải cứu trong khoảng thời gian khá lâu mà không sợ nó bị hư hỏng.

3. Thành phần dinh dưỡng và dược lý

Về thành phần dinh dưỡng thì lá ngải cứu có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu, các hợp chất như là amino acid, flavonoid, choline, adenin…giúp kích hoạt các tế bào não bộ hoạt động tốt hơn, gia tăng thêm sức đề kháng cho người bệnh. Đồng thời nó cũng ngăn cản sự tấn công của các tác nhân xấu đến từ môi trường bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn.

Bên cạnh đó, về tính dược lý thì ngải cứu có hợp chất monoterpen và sesquiterpene nó sẽ giúp điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt…nên là bạn cần phải cân nhắc về liều lượng và cách thức sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mặc dù nó mang tới lợi ích là thế, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo là nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thujone một chất dẫn truyền xung thần kinh có trong ngải cứu thì nó sẽ gây ra tình trạng co giật và thậm chí là tử vong.

Một số tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

Lý do mà nhiều người chọn tin vào các bài thuốc dân gian nhờ vào việc dùng các thảo dược tự nhiên như là lá ngải cứu vì công hiệu nó đem đến thật sự gây bất ngờ. Vừa được khỏi bệnh mà chi phí lại không hề tốn kém, hơn nữa nó còn trị được nhiều căn bệnh lý khác nhau và bạn có thể tìm mua nó ở bất cứ đâu. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây ngải cứu bao gồm:

1. Ngải cứu trị ho, cảm cúm

Nếu như bạn đột nhiên bị họ hay là bị một cơn cảm cúm thông thường làm cho phát bệnh, bạn có thể dùng lá ngải cứu đăm nhuyễn ra và trực tiếp uống phần nước cốt của nó. Cơn ho sẽ nhanh chóng thuyên giảm dần, cơ thể bạn cũng dần khỏe hơn nhiều so với trước. 

Ngải cứu trị ho cảm cúm
Ngải cứu trị ho cảm cúm

Trong trường hợp không có thuốc tây bạn có thể dùng ngải cứu xem như là một phương pháp để thay thế. Bên cạnh đó, các hợp chất có trong loại thảo dược này cũng giúp làm tăng kháng thể, những căn bệnh cảm vặt thông thường sẽ khó mà xảy ra nếu như bạn chịu khó bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng vào trong cơ thể.

2. Dùng ngải cứu chữa rôm sảy ở trẻ

Trẻ em rất dễ nổi rôm sảy do mặc đồ quá hầm hoặc là bị dị ứng bởi các thành phần có trong sữa tắm. Theo đó, các mụn nước dưới da sẽ dần mọc lên gây mẩn đỏ và nổi ngứa khắp cơ thể của bé. Thậm chí nếu tình trạng này diễn ra nặng hơn thì rất có khả năng những vết đốm đỏ này sẽ tụ mủ do bị nhiễm khuẩn.  

Để có thể giải quyết những rắc rối này trên làn da mẫn cảm của trẻ nhỏ thì việc lựa chọn dùng cây ngải cứu sẽ khiến cho tình trạng này thuyên giảm đi đáng kể. Bạn có thể yên tâm là các thành phần này đều có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên da của bé sẽ không hề bị kích ứng hoặc xảy ra những tổn thương nào.

Tiếp đó, bạn xay lá ngải cứu rồi lấy phần nước đó pha vào nước tắm. Chỉ cần kiên trì tắm cho bé mỗi ngày thì những nốt đỏ ấy sẽ dần biến mất. Bạn nhớ là phải vệ sinh thật kỹ cho bé, không dùng các sản phẩm tắm gội có chứa độ pH quá cao và tránh mặc quần áo quá kín cho trẻ khi trời nóng.  

3. Ngải cứu chữa rối loạn tiền đình

Ít ai biết được rằng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình là phương pháp khoa hoc và hiệu qảu rất cao. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này luôn ở trong trạng thái mệt mỏi vì hệ thần kinh của họ đang trong tình trạng rối loạn và mất cân bằng. Họ sẽ phải trải qua một loạt những triệu chứng như là chóng mặt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt…nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và khả năng sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể dùng ngải cứu làm thành trà để mà dùng mỗi ngày. Trà ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như là xua tan đi cảm giác mệt mỏi, giảm stress, chống lo âu, giảm căng thẳng và hơn hết là cải thiện giấc ngủ.

Ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Ngải cứu chữa rối loạn tiền đình

Việc sử dụng trà ngải cứu được xem là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời vì cách làm của nó vô cùng đơn giản, hơn hết triệu chứng này cũng có thể được trị dứt điểm chỉ trong một thời gian ngắn. 

Người lớn tuổi thường sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến thần kinh, họ sẽ có xu hướng mau quên nhưng khi dùng ngải cứu thì chức năng của não bộ sẽ được tăng cường đáng kể. Ngoài việc giúp phục hồi chức năng tiền đình ra thì loại thảo dược này còn làm  tăng sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa mọi bệnh tật hiệu quả.

4. Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là ám chỉ tình trạng đau nhức dọc từ phần lưng xuống đến phần chân dưới, nguyên nhân là do dây thần kinh bị chèn ép hoặc là gặp tổn thương. Người bị phải căn bệnh này thường thường xuyên cảm thấy khó chịu do cơ thể luôn trong tình trạng nhức mỏi, tê cứng. 

Cơn đau sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm trừ khi bạn dùng thuốc, còn không thì nó sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng đi và kể cả trong lúc bạn ngủ. Nhiều người tư vấn là bạn nên dùng ngải cứu vì nó có chứa các hoạt chất giảm đau, chống viêm, nên cơn đau có thể lập tức được xoa dịu vô cùng dễ dàng. 

Bạn có thể xem bài thuốc dùng ngải cứu chữa đau thần kinh tọa: Tại Đây

5. Giúp điều hòa kinh nguyệt

Các chị em phụ nữ thường xuyên bị chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ thấy là kinh nguyệt của mình diễn ra không đều, tháng có, tháng không. Hơn hết, tình trạng đau bụng cứ thế diễn ra liên hồi. Đến nỗi mà tâm trạng của bạn dần trở nên stress, tâm tính cũng bất thường tất cả đều là cơn đau bụng kinh hành hạ.

Nhờ một vài mẹo dân gian bạn có thể dùng lá ngải cứu để làm cho kinh nguyệt của mình hoạt động lại như bình thường, thành phần dược tính của nó cũng rất ôn hòa, vừa giúp làm ấm bụng cũng như khiến cơn đau được thuyên giảm. Nhìn chung thì cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng lá ngải cứu cũng tương đối đơn giản, nó sẽ giúp giảm đau nhanh mà không hề gây tác dụng phụ nào.

6. Ăn ngải cứu giúp an thai, thai động

Trong dân gian, ngải cứu được xem là bài thuốc vô cùng hữu hiệu vì nó có thể hỗ trợ điều trị những trường hợp phụ nữ mang thai bị dọa sảy thai, đồng thời còn giúp an thai hiệu quả. Nhiều người vẫn bán tín bán nghi về độ hiệu quả của bài thuốc này nhưng nó đã được chứng thực thông qua lời chia sẻ của những người sử dụng trước đó.

Đây cũng là bài thuốc áp dụng cho những chị em mắc chứng tử cung lạnh hoặc là người đang gặp khó khăn trong việc mang thai. Tuy nhiên, bài thuốc này cũng có một vài khuyến cáo là nó chỉ có tác dụng khi được sử dụng với liều lượng hợp lý và việc kết hợp ngải cứu cùng với một số loại thảo dược khác sẽ giúp làm tăng thêm mức độ chữa bệnh.

7. Điều trị suy nhược

Những ai bị chứng biếng ăn do suy nhược cơ thể thì có thể tham khảo việc sử dụng lá để chữa bệnh. Nó sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn trở lại, tinh thần và sức khỏe dần trở nên phấn chấn nhiều hơn so với trước. Do đó, bạn có thể chế biến lá ngải cứu thành nhiều món ăn ngon để tăng cường việc hấp thụ dinh dưỡng. 

Lá của cây sẽ được kết hợp cùng với hạt sen, táo đỏ, trong trường hợp bạn dùng gà ác để hầm thuốc bắc. Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng vì nó sẽ giúp khai thông khí huyết, trị dứt điểm chứng chán ăn kể cả là suy nhược cơ thể ở những người đã bị ốm lâu ngày. 

8. Cây ngải cứu trị mụn

Tác dụng của ngải cứu ngoài việc là chữa trị các căn bệnh lý nguy hiểm ra thì nó còn được ứng dụng trong ngành làm đẹp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá ngải cứu có chứa thành phần flavonoid đây là một chất kháng viêm, có tính sát khuẩn cao thường được thấy trong các sản phẩm chuyên trị mụn. 

Ngoài ra, nó còn chứa một hợp chất khác là tanin. Chất này sẽ giúp ngăn ngừa các vết chàm hoặc là những hạt mụn nước nhỏ li ti, đồng thời nó còn trị một số chứng viêm da khác. Nốt mụn đỏ sẽ nhanh chóng se cồi lại nếu như bạn chịu khó đắp nó lên da vào buổi tối, chẳng mấy chốc gương mặt của bạn sẽ mềm mịn và không có lấy một nốt mụn. 

Ngải cứu trị mụn
Ngải cứu trị mụn

9. Dùng ngải cứu dưỡng đẹp da

Ngoài công dụng là giúp trị mụn ra thì ngải cứu có thể khiến cho da bạn trở nên trắng sáng hơn nhờ các hoạt chất vô cùng lành tính. Trong đó, acid malic hay còn được gọi là AHA, đây là một dạng thường thấy trong các sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học. Thành phần này sẽ giúp loại bỏ những lớp sừng cũng như sợi bã nhờn trên da. Nếu bạn chịu khó 1 tuần tẩy tế bào chết 1 – 2 lần bằng ngải cứu thì lỗ chân lông sẽ thu nhỏ lại và màu da trông cũng đều hơn.

Điểm đặc biệt ở ngải cứu là nó có chứa hàm lượng lớn các tinh dầu, loại dầu này sẽ giúp thư giãn toàn thân, làn da ngăm của bạn trông sẽ bật tone và được cấp ẩm một cách tối đa. Chính vì vậy bạn nên cho ngải cứu vào trong liệu trình chăm sóc da mỗi ngày để đảm ban làn da ấy luôn khỏe và tràn trề sức sống. 

10. Cầm máu

Nhờ vào tính kháng viêm, sát khuẩn cao mà những vết thương do rắn cắn, đứt tay, chảy máu đều có thể được cầm lại một cách dễ dàng mà không gây ra hiện tượng nhiễm trùng. 

Những lúc bị chảy máu như này, bạn chỉ cần giã nát lá ngải cứu tươi sau đó bỏ thêm một chút muối vào và đắp lên vết thương đang rỉ máu. Tuy có hơi rát nhưng bạn cũng nên cố cầm chừng để vết thương mau chóng lành lại.

11. Giúp lưu thông máu

Những ai thường xuyên bị choáng váng, đau đầu, còn không là hoa mắt, buồn ngủ thì đây có thể là những dấu hiệu nhận biết cho thấy bạn đang trong tình trạng thiếu máu hoặc là việc lưu thông máu đang bị kém. 

Bạn có thể khắc phục những điều này bằng cách bổ sung lá ngải cứu vào trong thực đơn món ăn thường ngày của mình. Lý do tại sao phải thêm lá ngải cứu là vì trong ngải cứu có chứa hoạt chất α-thuyon, chất này sẽ giúp làm tăng sự hưng phấn của các dây thần kinh nên và đồng thời nó cũng lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể. 

12.  Ngải cứu trị rong kinh

Bệnh rong kinh là một trong những triệu chứng thường thấy ở các chị em phụ nữ, nó sẽ gây nên những ảnh hưởng không chỉ là về sức khỏe mà còn khiến tâm sinh lý của họ có sự biến đổi khác biệt. Khi này, việc chữa rong kinh bằng các bài thuốc dân gian thường sẽ khiến cho họ an tâm hơn về độ an toàn cũng như là mặt tiện lợi của  phương pháp này mang lại. 

Cây thuốc cứu hay còn gọi là ngải cứu sẽ là một loại thảo dược vô cùng quan trọng trong việc trị dứt điểm tình trạng trong kinh. Theo đó, ngày kinh nguyệt của họ dần sẽ ổn định hơn. Nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ được giữ ở mức cân bằng và tình trạng đau bụng sẽ không còn diễn ra, máu huyết cũng lưu thông tốt hơn.

13. Nước ngải cứu hỗ trợ tiêu hóa

Các chuyên gia cho biết nước ngải cứu sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa cho những ai luôn cảm thấy cho thấy đau bụng dữ dội, mỗi lần đi ngoài thì đều bị tiêu chảy và tinh thần vì thế luôn trong tình trạng mệt mỏi. 

Ngải cứu sau khi làm sạch đem ra giã nhuyễn, bạn sẽ lấy phần nước cốt nguyên chất đó để uống và nó sẽ giảm sự co thắt ở đường ruột và dạ dày. Ngoài ra, lá ngải cứu cũng còn có thể thúc đẩy sự thèm ăn, nó sẽ giúp sản xuất ra nước bọt và đẩy nhanh tiến độ tiêu hóa và trao đổi chất theo một chiều hướng tích cực hơn.  

14. Hỗ trợ hệ miễn dịch và viêm khớp

Những ai bị các vấn đề về xương khớp và hệ miễn dịch thì nhờ tính ấm đặc trưng của ngải cứu mà nó giúp lưu thông khí huyết, khiến cho máu được tăng cường và lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ những chất độc hại bên trong cơ thể, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng hơn và không hề cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, lá ngải cứu còn được dùng phổ biến cho việc chữa bệnh xương khớp, nó sẽ giúp giảm đau, kháng viêm và làm dịu lại những vị trí đau nhức trên cơ thể. Nhất là đối với những người bị chứng gai cột sống, thấp khớp nặng thì bạn có thể giã ngải cứu cho thật nhuyễn rồi lấy nước cốt đó pha với mật ong rồi uống trực tiếp hoặc là đâm nhuyễn làm thành thuốc đắp.  

Một số món ăn chế biến từ ngải cứu

Cây ngải cứu ngoài chữa bệnh ra thì nó cũng khiến cho món ăn trông ngon lành và hấp dẫn hơn nhiều nếu như bạn biết cách chế biến sao cho hợp lý. Nhờ mùi thơm đặc trưng mà ngải cứu cũng không thua kém gì các nguyên liệu được dùng cho thuốc bắc. Nếu như đã ngán món gà ác hầm thuốc bắc thì bạn có thể thay thế nó bằng lá ngải cứu.

Chế biến món ăn từ ngải cứu
Chế biến món ăn từ ngải cứu

Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị 1 con gà ác nặng khoảng 350g, thêm 10g đương quy, 15g câu kỷ tử, 1 củ sắn 10g hạt sen và 250g ngải cứu. Trước tiên, bạn làm sạch gà xong rồi hầm nó cùng với những nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn. 

Nấu với khoảng nửa lít nước là được và đun với lửa vừa trong khoảng 30 – 45 phút đến khi gà mềm hẳn. Khi gà đã chín và mềm thì bạn chia món này thành 5 phần ăn trong ngày. Kiên trì ăn trong 1-2 tuần sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, các chất độc trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài. 

Tiếp đến, để có thể thay đổi khẩu vị bạn có thể làm món trứng rán ngải cứu. Đây là món ăn đơn giản, dễ làm và hàm lượng dinh dưỡng của nó cũng rất cao. Bạn chỉ mất khoảng 15 – 20 phút trong khâu vừa chuẩn bị nguyên liệu đến khi nấu xong. Món ăn này sẽ khiến cho máu huyết lưu thông tốt hơn, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra dễ dàng.

Do đó, bạn nên cho lá ngải cứu vào thực đơn ăn uống của mình hàng ngày. Đảm bảo cơ thể bạn có thể được cung cấp đầy đủ năng lượng, khả năng kháng bệnh cũng sẽ được tăng lên đáng kể. Những căn bệnh cảm vặt thông thường cho đến những bệnh lý nguy hiểm hơn cũng ít khi nào xảy ra.

Một số lưu ý cần nhớ khi dùng ngải cứu chữa bệnh

Dù đúng là cây ngải cứu thật sự đem đến những tác dụng tuyệt vời cho người bệnh nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau đây trước khi sử dụng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh cụ thể là:

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa bệnh
Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa bệnh
  • Không nên dùng quá số lượng ngải cứu trong một lần, bạn chỉ nên chia nó ra theo từng gam nhỏ ứng với số lần uống hoặc là ăn trong ngày, mỗi tuần không dùng quá 10g.
  • Bạn không nên tự tiện kết hợp ngải cứu cùng với các loại thảo dược khác nếu như bạn không chắc ăn về hiệu quả mà nó sẽ mang lại. Có những loại thành phần của nó sẽ triệt tiêu hoặc là đối chọi lẫn nhau. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không may cơ thể bạn có bất kỳ phản ứng nào.
  • Những ai có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong lá ngải cứu thì tuyệt đối không nên sử dụng, để cho chắc ăn bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước rồi mới quyết định vẫn chưa muộn. người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược. 
  • Lựa mua lá ngải cứu khô ở những nơi uy tín, chất lượng để phòng ngừa tình trạng hàng giả.
  • Khi dùng lá ngải cứu tươi bạn nên rửa nó với nước muối pha loãng, vì có thể loại thảo dược này có dính phải các hoạt chất từ phân bón. Các chất này khi ngấm vào cơ thể sẽ gây ra nhiều căn bệnh lý nguy hiểm khác nhau.

Những ai không nên dùng ngải cứu

Tuy lá ngải cứu thật sự đem đến những mặt lợi vô cùng tốt cho cơ thể nhưng nó vẫn chứa một số dược tính vật lý cao mà những ai dị ứng thì sẽ không sử dụng được. Nếu như bạn thuộc nhóm đối tượng sau đây thì bạn tuyệt đối không được sử dụng, không tự ý dùng ngải cứu chữa bệnh khi nghe lời khuyên từ người khác hoặc chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Người mắc chứng viêm gan, xơ gan nặng: Thành phần tinh dầu có trong cây ngải cứu thật sự mang đến những tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh. Thế nhưng, nó cũng chứa những hợp chất có nồng độ tương đối mạnh đủ để biến thành chất độc đối với người bị suy gan nặng.
  • Phụ nữ đang ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ: Tuy cây ngải cứu sẽ không gây ra những phản ứng phụ nào ảnh hưởng đến bào thai trong bụng mẹ bầu. Nhưng để cho an toàn thì phụ nữ mang thai nên tránh không sử dụng tất cả các loại dược liệu – trong đó có cả ngải cứu. Từ tháng thứ 4 trở đi, khi mà thai kỳ đã ổn định hơn thì mẹ bầu mới có thể bồi bổ cho bản thân bằng ngải cứu theo dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Những ai bị rối loạn đường ruột cấp tính: Bệnh đường ruột cấp tính có thể sẽ nặng thêm nếu như bạn sử dụng một thành nào đó có dược tính mạnh. Tốt nhất là không sử dụng vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn hấp thu.

Bài viết trên cũng đã đưa ra những thông tin quan trọng liên quan đến cây ngải cứu nói chung và tác dụng của lá ngải cứu nói riêng. Qua đó, bạn cũng có thể nhìn nó dưới một góc nhìn khách quan hơn về những ưu điểm mà nó đã mang lại. Không những được dùng để chế biến thành các món ăn ngon mà lá ngải cứu còn có thể chữa bệnh và ngăn ngừa những tác nhân xấu gây hại đến cơ thể. 

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận