Cây nhọ nồi còn được biết đến là một trong những loại thảo dược dân gian có thể trị được nhiều bệnh lý khác nhau và thường được dùng trong Đông y rất nhiều. Để có thể hiểu hơn về những tác dụng của cây nhọ nồi cũng như là những giá trị nó mang lợi cho sức của con người thì mời bạn cùng đọc tham khảo qua bài viết sau nhé!
Cây nhọ nồi là gì?
Cây nhọ nồi là một loại thực vật liên nhiệt đới thường mọc hoang dại khắp nơi nhất là ở những chỗ ẩm ướt. Nó còn có tên gọi khác là hàn liên thảo, kim lăng thảo, cỏ mực và thuộc họ nhà cúc Asteraceae nên sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi bạn nhìn nó giống các loại hoa cúc ngày nay. Theo Hello Y Khoa tham khảo thì cỏ nhọ nồi có tên gọi khoa học là Eclipta alba Hassk.
Sở dĩ nó được gọi với cái tên độc đáo như vậy là do khi vò nát màu của nước cây có một màu đen đặc trưng như màu mực. Một số các nước khác như là Ấn Độ và Java cũng dùng loại dược liệu này để chế ra thành một hợp chất nhuộm đen tóc còn không thì làm mỹ phẩm bôi lên da.
Do đặc trưng của cây nhọ nồi có tính hàn, chua và lợi tiêu nên nó được vận dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa được các bệnh khác nhau. Thời xưa, khi mà nền y học chưa tiên tiến và hiện đại như bây giờ thì người xưa thường hái cỏ nhọ nồi để làm thuốc. Bằng nhiều phương thức điều chế mà bệnh tình của họ đã thuyên giảm và điều đó chứng tỏ một điều là loại thảo dược này thật sự mang đến nhiều điều thần kỳ. (1)
Đặc điểm và hình ảnh cây cỏ nhọ nồi
Nếu chỉ nhìn qua dáng vẻ bên ngoài thì bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn cây nhọ nồi cùng nhiều loại cây khác. Sau đây là những mô tả chi tiết cụ thể về hình dáng cây cũng như là thành phần hóa học của nó bao gồm:
1. Mô tả hình ảnh cây nhọ nồi
Hình ảnh cây nhọ nồi theo như trong nhiều tài liệu cũng như sách mô tả thì đây là loại cỏ có dáng mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình khoảng từ 0.2 – 0.4m. Thậm chí có nhiều cây phát triển tốt thì nó cũng có thể cao đến 0.8m. Bề ngoài thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác nhám ở ngay đầu ngón tay.
Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy phần thân của nó có màu tím nhạt hoặc nâu, hơi pha lẫn màu đỏ tía và có lá mọc đối xứng ở cả hai mặt. Phần lá dường như không có cuống, các phiến lá khá lá hẹp và dài khoảng 2 – 8cm, rộng tầm 5 – 15mm. Khi đến thời điểm cho ra hoa thì phần cụm hoa màu trắng sẽ mọc ở đầu lá hoặc đầu cành, loại hoa này đặc biệt ở chỗ là gồm có hoa lưỡng tính mọc ở giữa và hoa cái thì nằm ở phía ngoài.
Về phần quả thì nó có dạng hình dẹt, có cánh và 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm. Phiến lá có răng cưa hai bên và trên mỗi vân lá đều được bao phủ bởi lớp lông tơ bên ngoài. Do loại thực vật này ưa ẩm nên nó sẽ dễ thích nghi với những nơi có khí hậu mát mẻ và dễ dàng phát triển thành từng cụm nhanh chóng.
2. Nơi phân bố cây nhọ nồi
Về nguồn gốc xuất xứ thì cây nhọ nồi được tìm thấy nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và nhiều quốc gia khác thuộc khu vực Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây thân mềm này có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Điển hình như là ở Việt Nam người bệnh sẽ dùng cây cỏ mực để chữa các bệnh có liên quan đến đường ruột, mụn nhọt, chảy máu…hơn hết nó cũng giúp xương mau liền nhanh chóng khi bị va chạm, tổn thương.
Còn ở Ấn Độ người dân ở đây sẽ dùng nó để trị bệnh vàng da, chữa những vết thương do côn trùng cắn và đặc biệt các thành phần có trong loại cây này đều hoàn toàn lành tính. Bên cạnh đó, cây nhọ nồi thường được phân bố ở những nơi có nhiệt độ thấp chủ yếu là hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và ven miền núi ở độ cao khoảng 1500m.
3. Bộ phận sử dụng chính
Đa phần người ta sẽ sử dụng toàn bộ cây nhọ nồi bao gồm phần thân và lá của nó. Các thành phần này đều chứa những hoạt chất cực kỳ bổ dưỡng vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như là không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
4. Cách thu hái và bảo quản cỏ nhọ nồi
Khi đến thời điểm cần thu hoạch cây nhọ nồi người ta sẽ lựa những cây đã phát triển hoàn toàn để đem về chế biến. Về cách hái thì bạn có thể nhổ cả rễ cây lên rồi đem về rửa cho sạch xong rồi đem kết hợp cùng các nguyên liệu khác để làm thuốc. Còn nếu bạn muốn phơi khô nó để dùng lâu dài thì nhớ ngâm cùng với nước xong rồi đem phơi dưới ánh mặt trời.
Phần lá và hoa bạn có thể cắt ra rồi phơi khô riêng nếu muốn, sau khi đã phơi xong thì nhớ bảo quản bằng cách cho vào lọ thủy tinh rồi đậy nắp lại. Cách làm này vừa đảm bảo chất lượng thảo dược cũng như không làm mất đi các thành phần hóa học có chứa trong thực vật.
Bạn nên bảo quản cây nhọ nồi ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh để những nơi ẩm ướt hoặc để ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì như thế sẽ khiến thực vật nhanh chóng bị oxy hóa hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể sắc nó thành nước để uống hoặc là sao vàng qua với lửa để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.
5. Thành phần hóa học và dược tính của cây nhọ nồi
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cây nhọ nồi có chứa những hợp chất như vitamin A, E, caroten, ancaloit, saponin, tanin, một ít tinh dầu cùng chất đắng. Những thành phần này vô cùng tốt cho sức khỏe của người bệnh, nó cũng góp phần làm ức chế tế bào ung thư và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Theo như trong đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua giúp làm bổ thận âm dương, làm mát gan, cầm máu và khiến tóc mọc nhanh hơn bình thường. Nếu bạn áp dụng nó với liều lượng dùng cần thiết thì đảm bảo không hề có tác dụng phụ nào xảy ra, những chị em nào bị chứng rong kinh thì cũng có thể tham khảo sử dụng vì thảo dược này trị được cả các bệnh liên quan đến phụ khoa. (2)
Cây nhọ nồi có tác dụng gì?
Dưới đây là một loạt những liệt kê cho thấy những tác dụng tuyệt vời của cây nhọ nồi mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày của mình. Qua đó bạn có thể tiết kiệm chi phí khám bệnh mà độ hiệu quả của cỏ nhọ nồi còn vượt trội hơn so với các loại thuốc chữa bệnh thông thường khác như là:
1. Công dụng trị mụn của nhọ nồi
Mụn được xem là “kẻ thù” của nhiều chị em phụ nữ vì nó không những gây mất thẩm mỹ cho vẻ bên ngoài mà còn khiến ta cảm thấy tự ti hơn khi phải đối diện và giao tiếp với nhiều người khác nhau.
Một trong những nguyên nhân điển hình khiến cho mụn dễ xuất hiện đó là việc ta vệ sinh da chưa đúng cách dẫn đến hiện tượng dầu thừa đổ quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông từ đó dễ sinh ra mụn. Hơn nữa, với những ai đang bước vào lứa tuổi dậy thì thường dễ nổi mụn nhiều hơn do sự thay đổi của hormone lẫn nội tiết tố bên trong cơ thể.
Nếu như không có cách chữa kịp thời thì đương nhiên những nốt mụn đỏ sẽ thi nhau nổi lên khắp da mặt bạn, dần dần chúng sẽ để lại thâm và khiến da bạn dần sần sùi đi trông thấy. Ngoài những cách khắc phục bằng các sản phẩm trị mụn được bán trên thị trường hiện nay thì có nhiều người vẫn lựa chọn hình thức dùng cỏ nhọ nồi đăm nhuyễn ra và đắp lên những vị trí đang có mụn.
Đương nhiên là với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như này thì khả năng da mặt bạn bị dị ứng hầu như là sẽ không xảy ra, đặc biệt hơn là các nốt mụn sưng cũng nhanh chóng xẹp lại, có những nốt thì được gom cồi lại và bạn có thể nặn chúng dễ dàng hơn.
2. Tác dụng của cỏ nhọ nồi đối với tóc
Người xưa thường có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” do đó mà mái tóc đã trở thành một đặc điểm không thể nào thiếu đối với mỗi người. Một mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh và óng mượt luôn là mục tiêu mà các chị em phụ nữ luôn đặt ra để tự khích lệ cũng như là làm đẹp cho bản thân mỗi ngày.
Ngoài ra, một mái tóc được chăm sóc kỹ lưỡng cũng có thể giúp bạn tự tin hơn trong mắt những người xung quanh. Còn trong trường hợp tóc bạn đã bị hư tổn do lạm dụng quá nhiều thuốc nhuộm cũng như các sản phẩm làm đẹp tóc khác thì rất nhanh chúng sẽ bị xơ rối và gãy rụng theo đó.
Để có thể khắc phục được khuyết điểm này thì ngoài việc dùng các loại dầu gội giúp phục hồi tóc hư tổn ra thì bạn cũng có thể tham khảo qua việc dùng cỏ nhọ nồi để thay thế. Nghe thì có vẻ lạ nhưng cây nhọ nồi cũng có tác dụng tương tự như bồ kết nó có thể giúp tóc mọc khỏe, chữa lành các tế bào tóc đã bị tổn thương và khiến màu tóc bạn được phục hồi nguyên vẹn như ban đầu.
3. Cây nhọ nồi chữa suy thận
Ngoài việc giúp trị mụn cũng như tăng khả năng phục hồi cho tóc bị gãy rụng ra thì cây nhọ nồi còn có một tác dụng khác đó là chữa được bệnh suy thận. Theo như số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) thì số người bị suy thận ở Việt Nam đã đạt ngưỡng khoảng 5 triệu người, đây là một con số đáng báo động và gây ra không ít khó khăn cho người bị bệnh.
Bệnh suy thận được hiểu nôm na là tình trạng thận bị mất đi chức năng và không còn có khả năng lọc được các chất thải từ máu cũng như các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm hay nói đúng hơn là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Nếu như không được chạy thận hoặc ghép thận thì người bệnh sẽ khó có thể duy trì được sự sống.
Để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng như là trị bệnh suy thận ngay từ giai đoạn đầu để tình trạng này không khởi phát xấu hơn, thì ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ thức ăn ra bạn cần phải uống thật nhiều nước sắc từ cây nhọ nồi mới mong thận mình hoạt động ổn định.
4. Cỏ nhọ nồi chữa bệnh trĩ
Tâm lý chung của mọi người khi nhắc đến bệnh trĩ đều cảm thấy lo ngại và e sợ rất nhiều đa phần những ai mắc bệnh này đều có nguy cơ bị táo bón hoặc do giảm cân, tăng cân quá nhanh. Vô tình áp lực này sẽ tác động một lực lớn tên tiểu động mạch và tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. (3)
Nếu như không chữa kịp thời thì những bất tiện bạn sẽ gặp phải trong sinh hoạt thường ngày như luôn cảm thấy đau rát vùng hậu môn, đi ngoài luôn trong tình trạng có máu hoặc năng hơn là ngồi xổm cũng bị chảy máu. Ngoài việc, dùng thuốc điều trị như bác sĩ đã kê toa ra thì bạn cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt thường ngày của mình thì may ra tình trạng bệnh mới khả quan hơn.
Trong đó, bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi kết hợp cùng những nguyên liệu khác hầm lấy nước để uống. Quá trình này không thể hết một ngày một hai được mà bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài, uống thật nhiều nước, ăn thật nhiều chất xơ chính là biện pháp tốt nhất để chữa bệnh trĩ.
5. Nhọ nồi chữa viêm xoang
Viêm xoang có thể được xem là một trong những căn bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Căn bệnh này không chỉ gây ra những đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh mà nó còn lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Khi này, tình trạng một bên xoang của bạn sẽ bị tắc nghẽn do nhiễm trùng. Những triệu chứng đi kèm theo đó đau đầu, sốt, mũi bị nghẹt, đau cổ họng…tất cả đều do các loài vi khuẩn, virus gây ra. Ban đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy cảm thấy mệt mỏi về tinh thần nhưng càng về sau họ có thể bị giảm khả năng cảm nhận mùi hoặc thậm chí là không thể ngửi thấy gì.
Việc điều trị bệnh viêm xoang cũng đều phụ thuộc vào thuốc là chủ yếu, nhưng để bệnh tình có thể thuyên giảm hơn và tránh trường hợp tái đi tái lại nhiều lần thì bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng cỏ nhọ nồi để xông hơ hoặc dùng nước sắc để uống hàng ngày.
6. Cây nhọ nồi chữa chảy máu cam
Chảy máu cam là tình trạng máu có thể chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi. Nhìn chung, các trường hợp chảy máu cam ở một bên mũi là xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn là ở 2 hai cánh mũi. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng gì quá đến sức khỏe mà nó chỉ đơn thuần là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân khác gây nên.
Ai cũng sẽ bị tình trạng này ít nhất một lần trong đời nó có thể xảy ra ở người lớn lẫn trẻ con và điều phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi bên trong cơ thể. Để có thể ngăn cho máu không chảy nhiều hơn thì bạn có thể ngửa cổ hướng mặt lên trời để máu có thể chảy ngược xuống, đây là phương pháp xử lý kịp thời và đúng cách nhất mà bạn có thể áp dụng.
Bạn có thể pha một chút cỏ nhọ nồi làm thành trà để uống nó vừa giúp ổn định cơ thể cũng như khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Khi cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng thì hiện tượng chảy máu cam sẽ ít khi xảy ra.
7. Cỏ nhọ nồi điều trị ho
Dựa theo nhiều kết luận từ các chuyên gia y khoa thì ho được xem là một trong những phản xạ hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng đồng thời đây cũng là dấu hiệu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.
Nếu bạn chỉ đơn giản ho một hai cái đơn thuần thì nó không có gì nguy hiểm cả vì điều này sẽ giúp làm sạch cổ họng cũng như là tống các dị vật ra ngoài. Nhưng khi thời tiết trở trời hoặc không vì bất kỳ nguyên nhân nào mà bạn đột nhiên ho nhiều hơn bình thường thì chứng tỏ bạn đang bị bệnh rồi đấy.
Trong trường hợp, cơn ho này cứ kéo dài dai dẳng và có dấu hiệu ho khan thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để xem cổ họng mình như nào. Đi kèm theo cơn ho là một loạt triệu chứng có thể xảy ra điển hình như là ho có đờm, cổ họng họng ngứa, rát người bệnh thậm chí có thể bị mất tiếng, cổ họng sưng viêm…
Ngoài việc dùng thuốc tây cũng như là ngậm kẹo giúp làm thông cổ để cơn ho có thể nguôi ngoai dần thì người xưa thường dùng cỏ nhọ nồi tươi đâm ra rồi chắt lấy nước để uống. Vị của nó sẽ khá đắng và khó uống nhưng nhờ vậy mà cơn ho mới thuyên giảm, bạn sẽ không còn cảm thấy tức ngực khi bị cơn ho hành hạ nữa.
Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cây cỏ mực trị ho
8. Tác dụng kháng khuẩn của cây cỏ nhọ nồi
Như đã nói về bảng thành phần của loại cây thảo dược này trước đó thì nó sẽ chứa một số loại tinh dầu nhất định để giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Đồng thời cây cỏ nhọ nồi còn có thể tăng khả năng kháng khuẩn, tự thiết lập một cơ chế bảo vệ bên ngoài để những tác nhân xấu đến từ môi trường không thể nào tác động được. Từ đó, sức đề kháng của bạn mới khỏe hơn và khả năng bạn bị bệnh là ít khi xảy ra.
9. Uống nước cỏ nhọ nồi tốt cho gan
Trong các loại thảo dược tự nhiên có thể giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan cũng như giúp giải độc gan hiệu quả thì nhiều người thường áp dụng cỏ nhọ nồi vào trong quá trình điều trị.
Do trong loại thực vật này có chứa một thành phần quan trọng là ancaloit, chất này có khả năng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải được các chất cặn bã và độc hại ra bên ngoài. Đồng thời, nó còn còn phòng ngừa các bệnh có liên quan và ảnh hưởng đến gan như gan nhiễm mỡ, vàng da, viêm gan…
10. Có tác dụng chữa viêm đường hô hấp
Những ai thường xuyên hay ho khan hoặc ho có đờm thì tỷ lệ bạn mắc phải bệnh viêm đường hô hấp là rất cao. Bên cạnh việc uống thuốc tây để chữa trị ra thì có nhiều chuyên gia dược sĩ khuyên bạn nên dùng cây nhọ nồi để trị bệnh, vì độ hiệu quả nó vượt trội và an toàn hơn nhiều so với những loại thuốc đặc trị thông thường khác.
11. Lợi ích của cỏ nhọ nồi với hệ tiêu hóa
Từ thời xưa, bên Ấn Độ đã lan truyền 1 bài thuốc liên quan đến cây cỏ mực có thể trị các bệnh khó chịu về dạ dày. Nó còn giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón và khó tiêu.
Ngoài ra, các thành phần có trong cỏ nhọ nồi còn có thể phục hồi chức năng tiêu hóa nhờ vào tính trung hoà axit từ đó các triệu chứng khó chịu như viêm loét dạ dày cũng giảm dần.
Carotene và Flavonozit được xem là 2 hợp chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị cũng như là vi khuẩn gây hại. Thêm nữa, nó còn giúp cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày nếu có.
12. Tác dụng trị sốt của cây nhọ nồi
Với những ai bị sốt thì ngoài việc uống cam giải cảm hay chanh nóng ra thì bạn có thể dùng cây nhọ nồi để trị sốt. Theo đó, thân nhiệt của bạn sẽ nhanh chóng giảm dần và trở nên cân bằng hơn. Do vị thuốc này có tính hàn, quy kinh nên nó cũng được sử dụng rộng rãi trong những trường hợp trẻ em sốt cao. Ngoài chữa sốt thông thường ra loại thảo dược này còn trị được cả sốt xuất huyết, trúng gió, sốt phát ban.
13. Nhọ nồi hỗ trợ chống ung thư
Cỏ nhọ nồi đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào ung thư gây hại, đồng thời nó cũng góp phần điều trị ung thư gan rất tích cực.
Một vài tài liệu cho rằng, các hoạt chất tồn tại trong cỏ mực sẽ làm mất kết nối các phân đoạn DNA từ đó loại bỏ được những tế bào ung thư ra khỏi cơ thể, nó sẽ không gây hại đến những tế bào đang hoạt động tốt nhằm duy trì sự sống cho toàn bộ cơ quan sống.
14. Dùng cỏ nhọ nồi tốt cho tim mạch
Cây nhọ nồi ngoài khả năng chống ung thư ra thì nó còn có thêm một tác dụng khác tốt hơn đó là giúp ổn định huyết áp tim mạch, làm giảm chỉ số cholesterol xấu bên trong cơ thể. Đây hoàn toàn là những điều kiện cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh nhất là với những ai mắc tiền sử về bệnh tim bẩm sinh, hở van tim.
Một số hợp chất nằm trong cỏ nhọ nồi sẽ làm hạ lipid trong máu, dịch chiết từ ethanol còn giúp bạn giảm cân, tăng khối lượng gan, giảm mỡ máu ở những bộ phận dễ bị tăng cân nhất như bắp chân, cánh tay.
15. Nước nhọ nồi rất tốt cho mắt
Ít ai biết được rằng cỏ nhọ nồi lại chứa thành phần carotene, đây là một chất chống oxy hóa rất cần thiết để có thể duy trì đôi mắt khỏe mạnh và nó thường được thấy nhiều trong các thực phẩm chức năng giúp bổ mắt. Nhiều quan điểm cho rằng cỏ mực sẽ giúp tăng cường được thị lực nhờ đó ngăn ngừa hình thành bệnh thoái hóa võng mạc và đục thủy tinh thể.
16.Chữa nhiễm trùng bàng quang
Cây nhọ nồi có tác dụng gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người rất thắc mắc khi nghe đến cái tên thảo dược lạ lẫm này. Do loại cây này ưa ẩm nên nó chỉ xuất hiện ở vùng cao, đồng bằng nên sẽ có ít người biết đến nó.
Theo đó, cây nhọ nồi giúp trị được nhiễm trùng bàng quang, một căn bệnh mà nguyên nhân đến từ các loại vi khuẩn E.coli gây hại. Nó sẽ giúp lợi tiểu, cầm máu và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở các trường hợp viêm đường tiết niệu.
17. Giảm đau hiệu quả bằng cây nhọ nồi
Những cơn đau có thể xuất phát từ ngoại lực bên ngoài cũng có khi là từ bên trong như đau răng, đau lưng, chuột rút…những lúc thế này thay vì uống thuốc giảm đau thì bạn có thể ứng dụng bài thuốc cổ truyền từ cây nhọ nồi để làm cơn đau thuyên giảm.
Nó cũng có tác dụng ngang ngửa với thuốc giảm đau codein và aspirin mà không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Hợp chất alkaloid của nó sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.
Gợi ý bài thuốc chữa bệnh bằng cây nhọ nồi
Một số bài thuốc chữa bệnh dân gian liên quan đến cây nhọ nồi sau đây đã được tổng hợp từ các chuyên gia cũng như là những ai đã từng thử qua thành công phương pháp này bao gồm:
1. Bài thuốc dùng nhọ nồi chữa suy thận
Nguyên liệu chuẩn bị: 25g cỏ nhọ nồi, 15g xa tiền thảo
Cách làm: Bạn cho cả hai nguyên liệu này vào trong ấm nước rồi đun sôi trong vòng 20 phút. Khi nước nguội bạn có thể đổ ra ly uống trực tiếp và phân ra thành 3 lần uống trong ngày khác nhau.
2. Bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cây nhọ nồi
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm cây nhọ nồi còn tươi
Cách làm: Trước tiên bạn lấy nắm nhọ nồi tươi đem rửa sạch với nước rồi để cho ráo. Tiếp tục lấy chày giã nhuyễn nguyên liệu ra rồi vắt lấy phần nước cốt. Sau đó, bạn pha nước của cây nhọ nồi với 1 ly rượu nhỏ. Thoa trực tiếp hỗn hợp này bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
3. Cách dùng nhọ nồi trị ho
Nguyên liệu chuẩn bị: 15g cỏ nhọ nồi, 20g bồ công anh, 15g kim ngân hoa, 15g củ rẻ quạt, 20g cam thảo đất
Cách làm: Bạn đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 500ml nước, sau khi nước cạn còn khoảng 250ml thì bạn tắt bếp và để cho nguội. Mỗi ngày cứ thế uống 1 thang thuốc thì chỉ vài ngày sau cổ họng của bạn sẽ thông trở lại và cơn ho sẽ dừng hẳn.
4. Chữa bệnh viêm xoang bằng cỏ nhọ nồi
Nguyên liệu chuẩn bị: 15g cỏ nhọ nồi, 100g cỏ mần trầu, 15g gừng khô
Cách làm: Bước đầu tiên là bạn đem đi rửa các loại thảo dược trên để giúp loại bỏ tạp chất, xong rồi cho tất cả những nguyên liệu đấy vào trong 1 cái nồi. Chế khoảng nửa nồi nước rồi đun sôi trên bếp, đun tầm 20 phút là ngưng. Bạn nên để nước nguội rồi hẳn uống.
5. Cách dùng cây nhọ nồi chữa chảy máu cam
Nguyên liệu chuẩn bị: 25g cây nhọ nồi, 15g cam thảo đất, 20g hoa hòe sao đen
Cách làm: Tương tự như những bài thuốc trước đó bạn chỉ cần đem các thảo dược rửa sạch với nước rồi để ráo. Đun chúng trong nước rồi cứ thế uống dần, đảm bảo cơ thể bạn sẽ luôn trong trạng thái cân bằng và không hề bị chảy máu cam.
6. Cách chữa tóc bạc bằng cây nhọ nồi
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm cây nhọ nồi, 2 thìa mật ong, 1 củ gừng
Cách làm: Làm sạch cỏ nhọ nồi trước rồi đem giã nhuyễn để chắt lấy nước. Sau đó bạn đem phần nước trộn chung với mật ong và gừng để uống. Bài thuốc này không những khiến cho đường tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn mà còn làm cho tóc mau mọc dài và đen nhanh chóng.
Lưu ý tác hại của cây nhọ nồi
Dù rằng cây nhọ nồi thật sự đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường mà ta cần phải lưu ý trước khi sử dụng.
Điển hình như là cây cỏ mực có thể giúp hạ huyết áp nên những ai bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo là phụ nữ có thai, đặc biệt những ai đang trong giai đoạn mang thai được 3 tháng đầu thì không nên sử dụng vì hoạt chất có tính hàn trong loại cây này có thể gây sảy thai.
Những cách chế biến cây nhọ nồi đơn giản
Một số cách chế biến cây nhọ nồi đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà vừa giúp bồi bổ sức khỏe cũng như là phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh khác nhau:
1. Cỏ nhọ nồi phơi khô nấu nước
Với những ai muốn dùng cỏ nhọ nồi lâu ngày và có thể tiện sử dụng để mỗi khi cần thì cách tốt nhất đó chính là bạn nên đem phơi khô cỏ nhọ nồi rồi bỏ vào lọ bảo quản. Về cách thức làm thì cũng đơn giản bạn chỉ cần rửa sạch loại thảo dược này với nước muối pha loãng, để cho nó ráo nước rồi đem phơi khô ngoài nắng. Sau khi nguyên liệu đã khô cả rồi thì đem nấu nước để uống.
2. Cây nhọ nồi uống với nước dừa
Bạn có thể đem cỏ nhọ nồi nấu chung với nước dừa thay vì nước lọc thông thường, bạn chỉ cần đun sôi trong 3 phút là được. Vị ngọt thanh của nước dừa sẽ trung hòa cùng với vị đắng của nhọ nồi nhằm giúp bạn thanh lọc cơ thể nhanh chóng. Những ai thường xuyên kén ăn hoặc ăn không ngon thì khi uống loại nước hỗn hợp này mỗi ngày thì đảm bảo cơn thèm ăn sẽ dần quay trở lại.
3. Cách nấu cao cỏ nhọ nồi
Nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng cây cỏ nhọ nồi để làm thuốc vì nhờ vào tính an toàn cũng như là các thành phần hết sức lành tính mà nó mang lại. Cỏ nhọ nồi khi được làm sạch rồi thì bạn có thể nấu cô đặc nó lại thành cao rồi dùng dần theo công thức mỗi ngày.
4. Dùng cỏ nhọ nồi với mật ong
Cỏ nhọ nồi nấu chung với mật ong được xem là phương thức giúp chữa bệnh viêm họng dành cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể ước chừng liều lượng và pha đủ dùng trong một ngày, vị ngọt của mật ong sẽ giúp cổ họng bạn bớt bị đau lại và khiến hỗn hợp trở nên dễ uống hơn nhiều.
5. Sắc đỗ đen và cỏ nhọ nồi
Trong danh sách những cây thuốc và vị thuốc dân gian tốt nhất Việt Nam có nhắc đến cách làm dùng cây nhọ nồi nấu chung với hạt đỗ đen. 2 loại thảo dược này không hề kỵ nhau mà chúng đều giúp bổ thận và làm mát gan, chỉ cần kiên trì sử dụng lâu dài theo tỷ lệ 1:1 thì đảm bảo bệnh tình của bạn cũng sẽ tốt lên nhanh chóng.
6. Cây nhọ nồi ngâm rượu
Những ai thuộc tạng người gầy, cơ thể bị suy dinh dưỡng thì để có thể cải thiện tình trạng này của bản thân và khiến mình lấy lại cảm giác thèm ăn nhanh hơn thì bạn có thể thử áp dụng cách ngâm cây nhọ nồi chung với rượu gạo.
Bạn lấy nhọ nồi đã được phơi khô ngâm chung với 500ml rượu gạo, để ủ trong vòng khoảng 2 tháng xong rồi hẵng lấy ra uống. Lúc này, hương vị của rượu đã trở nên thơm ngon hơn và nó cũng tăng kích thích vị giác khiến bạn thèm ăn hơn sau đó.
Nhìn chung thì cây nhọ nồi thật sự đem đến những tác dụng tuyệt vời cho nền y học hiện nay, nó không những trị được bách bệnh mà còn giúp tăng sức đề kháng của người bệnh lên đáng kể nếu dùng thường xuyên. Do đó, những nghi ngờ về công dụng của lá nhọ nồi đã được xác thật rõ ràng từ những chuyên gia cũng như là người sử dụng nên bạn có thể yên tâm dùng chúng để chữa bệnh nhé.