40+ loại cây thảo dược Đông y tốt cho sức khỏe mà dễ tìm ít ai biết tới

Từ hàng nghìn năm trước đây, cây thảo dược tồn tại như một vị thuốc quý giữa thiên nhiên. Và đóng góp một vai trò quan trọng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì thế, ngày nay càng nhiều người muốn tìm kiếm, sử dụng nhiều loại dược thảo hơn nữa, bởi đa số chúng sẽ không mang lại quá nhiều tác dụng phụ cho người dùng. 

Cây thảo dược quanh ta
Cây thảo dược quanh ta

Thảo dược là gì?

Thảo dược là loại thực vật được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, chúng ở 3 trạng thái bạn thường thấy, đó là: nguyên bản, sơ chế và bào chế. Và bạn có thể sẽ dễ dàng bắt gặp một số loại cây thảo dược ngay xung quanh mình, hoặc với những loại quý hiếm hơn sẽ mọc ở vùng núi cao. 

Hiện nay, với ngành thuốc Đông Y đang dần phát triển trở lại. Theo như trong thảo dược học (1), cây thảo dược cũng được chia thành 5 loại chính, bao gồm:

  • Thảo dược thiên nhiên: Thảo dược được phát triển theo điều kiện tự nhiên, không qua sự can thiệp của con người. Thảo dược thiên nhiên đa phần sẽ thuộc loại quý hiếm, và có hàm lượng tinh chất cao trong việc chữa bệnh. 
  • Thảo dược được nuôi trồng: Là thảo dược có sự can thiệp từ bàn tay con người, có năng suất thu hoạch cao, nhưng hàm lượng tinh chất không nhiều như dược thảo tự nhiên. Bên cạnh đó, thảo dược nuôi trồng cũng có thể chứa hóa chất trong quá tình trồng trọt. 
  • Theo dược nguyên bản: Đây là loại thảo dược được thu hoạch tươi và có thể ăn sống, đem sắc thành thuốc hoặc đắp để chữa bệnh, mà không qua phương pháp chế biến này. Ở loại thảo dược này, chúng sẽ giữ được trọn vẹn tinh chất của nó. 
  • Thảo dược bào chế: Khi bào chế, các tính chất có trong thảo dược sẽ tách rời khỏi các chất khác trong chúng. Cơ bản, thảo dược bào chế sẽ cho hàm lượng tinh chất khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình bào chế sẽ làm thay đổi các thành phần hoá học vốn có của cây thảo dược.
  • Thảo dược sơ chế: Sau khi đã thu hoạch, thảo dược sẽ được làm khô, cắt nhỏ, rồi xay thành bột mịn, hoặc có thể sử dụng làm cao để uống, xông, đắp. 

Danh sách các loại cây thảo dược Đông Y tốt cho sức khỏe

Không phải ai cũng có thể nhận dạng được hết tất cả các loại thảo dược đông y, và không khó để chúng ta có thể bắt gặp được nhiều loại thảo dược xung quanh chúng ta. Vậy làm cách nào để nhận biết, phân biệt cũng như phân loại được chúng? Hãy cùng Hello Y Khoa khám phá 40 loại cây thảo dược tốt cho sức khoẻ sau đây nhé!

1. Cây cỏ mực

Cỏ mực là loại cây cỏ mọc hoang ở khắp nước ta, vậy tại sao nó được gọi là cỏ mực? Lý do là loại thảo dược này được gọi là cây cỏ mực, vì khi vò nát sẽ có nước màu đen như mực chảy ra. Loại cây này thường được dùng để chữa bệnh, chủ yếu là đến từ kinh nghiệm dân gian của ông bà ta để lại. (2)

Thảo dược cây cỏ mực
Thảo dược cây cỏ mực
  • Tên gọi khác: nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo,… thuộc họ Cúc. 
  • Hình dáng: Cỏ mực có dáng mọc thẳng đứng có thể lên tới 80cm, thân có lông cứng bao phủ. Lá mọc đối xứng có lông đều 2 mặt, dài từ 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa mọc ở đầu kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng, cánh hoa thon dài 5-6mm, có lông. Quả bế hoặc dẹt, có 3 cạnh, có cánh dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. 
  • Bộ phận dùng: Cả thân và lá.
  • Tác dụng chữa bệnh: giảm đau, hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm nhiễm trùng bàng quang, tốt cho sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan,…
  • Cách dùng cơ bản: Phơi khô để nấu nước uống, sắc thành thuốc, hoặc có thể dùng cỏ mực tươi để nấu nước tắm. 

2. Cây hẹ

Cây hẹ không chỉ là loại gia vị giúp gia tăng hương vị trong bữa ăn hằng ngày, mà loại dược thảo này còn có tác dụng nhiều hơn thế nữa. Trong dân gian, cây hẹ được lưu truyền rộng rãi là một loại cây có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau, và hỗ trợ sức khỏe cho nhiều người.

Cây hẹ
Cây hẹ
  • Tên gọi khác: Cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,… thuộc họ hành. 
  • Hình dáng: Hẹ mọc thành từng khóm, thường sẽ có 4-5 lá, cao 20-25cm. Lá hẹ mọc ở gốc thân, hình dài, phẳng hẹp, dài từ 15-30cm, rộng 2,5-7mm và có rãnh. Hoa hẹ mọc thành tán, màu trắng, mỗi tán sẽ gồm 20-40 hoa, gồm nhiều phiến thuôn dài có hình mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược được chia ra làm 3 mảnh. 
  • Bộ phận dùng: Sử dụng lá, hạt, rễ.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa cảm lạnh, ho, đái tháo đường, táo bón, đau răng, chữa ghẻ, hen suyễn, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ sinh lý nam giới, chữa bí kinh, kinh nguyệt không đều,…
  • Cách dùng cơ bản: Ăn sống hoặc nấu chín, có thể dùng để sắc thuốc. 

3. Cây ngải cứu

Theo y học cổ truyền, cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, vì thế chúng thường được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý dân gian hiệu quả. Bên cạnh đó, một số hoạt chất được tìm thấy trong thảo dược này như: cineol, dehydro matricaria este, tricosanol,… có lợi cho hệ thần não bộ. (3)

  • Tên gọi khác: thuốc cứu, nhả ngãi, quả sú, có linh ly, thuộc họ Cúc. 
  • Hình dáng: Cây cao từ 0,4-1m, cành non có phủ lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ như lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng xám, có lông. Cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt, thường mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông. 
  • Bộ phận dùng: Thân và lá là bộ phận thường dùng để làm thuốc. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị ho, cảm cúm, đau đầu, rong kinh, giúp mau lưu thông, hồi phục sức khỏe, sơ cứu vết thương,…
  • Cách dùng cơ bản: Sao khô, hoặc có thể dùng ngải tươi giã nát lấy nước cốt, và có thể sắc thành thuốc uống. 

4. Cây mã đề

Theo Đông Y, cây mã đề có tính hàn, vị ngọt, tốt cho gan, thận và bàng quang. Nhờ đó, chúng có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể. Và luôn được các thầy thuốc ngày xưa ứng dụng vào các bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. 

  • Tên gọi khác: Cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề,… thuộc họ Mã đề
  • Hình dáng: Kích thước nhỏ, thân ngắn, cao khoảng 60cm, thường mọc thành cụm. Lá cây có cuống dài, mọc từ gốc cây, hình dáng giống bông hoa thị, hình trứng hoặc hình cái thìa, dài khoảng 5-12cm, rộng 3,5-8cm. Phiến lá có nhiều gân, chạy dọc theo sống lưng, gặp nhau ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề mọc từ nách, có cuống dài hướng thẳng lên trên với các đài hoa xếp chéo nhau. 
  • Bộ phận dùng: lá, hạt hoặc toàn bộ cây mã đề (trừ rễ) để làm thuốc uống. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa bệnh thận, đường tiết niệu, tiêu chảy cấp, tiêu đờm, trị ho, viêm phế quản, trị máu cam, cao huyết áp, các bệnh về tóc và da,…
  • Cách dùng cơ bản: Sấy hoặc phơi khô để dùng dần, riêng lá mã đề có thể ăn tươi. 

5. Cây vòi voi

Theo ghi chép của sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, thì cây thuốc vòi voi có tính mát, vị đắng nhẹ, hơi the. Có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm sưng, giảm đau. Và cây dược thảo này cũng được nhiều thầy thuốc ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh lý ngoài da. 

Cây vòi voi
Cây vòi voi
  • Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Đại vĩ đao, Cấu vĩ trùng, Nam độc hoạt, thuộc họ vòi voi. 
  • Hình dáng: Vòi voi là cây thảo dược mọc hoang, cao khoảng 25-40cm, thân cây cứng, khoẻ, có nhiều lông nhám. Lá cây có hình bầu dục, nhăn nheo, phần mép lá có hình răng cưa. Hoa có màu trắng hoặc tím, không có cuống lá, thường mọc xếp liền nhanh thành hai hành dài. Hoa mọc thành từng cụm, có hình dạng giống vòi voi. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa viêm xoang, phong thấp, chống viêm, giảm đau, sưng tấy, trị viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm tinh hoàn,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng ở dạng thuốc sắc, dạng cao hoặc có thể giã nát đắp lên da. 

6. Cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tính mát, vị chua, hơi chát nhẹ và đắng, không chứa độc tố, tốt cho gan và thận. Trong dân gian, cây thường được ứng dụng vào các bài thuốc để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu hiệu quả. Ngày nay, dược thảo này càng được biết đến rộng rãi và được ứng dụng để phục hồi sức khoẻ, theo lời truyền miệng của dân gian. 

Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh cây cỏ xước
  • Tên gọi khác: Cây nam ngưu tất, cây thổ ngưu tất, cây bách hội, ngưu kinh,… thuộc họ Dền. 
  • Hình dáng: Cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 50 – 100cm, thân cây có lông mềm bao phủ. Lá cây mọc đối xứng, có hình tròn dẹt, mép lá gợn sóng. Hoa mọc thành bông ở ngọn, có chiều dài giao động từ 20-30cm. Khi cây trưởng thành, sẽ có quả phát triển, hai thành mỏng. Sau khi quá trình thụ phấn xảy ra, hạt cây sẽ hình thành trứng dài. 
  • Bộ phận dùng: Toàn thân cây cỏ xước, trong đó rễ được sử dụng nhiều nhất để chế biến thuốc. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Điều trị viêm gan, nhiễm trùng thận, tăng huyết áp, sốt, bệnh gút, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng sắc thuốc uống hoặc có thể giã nát để đắp ngoài da. 
Có thể bạn quan tâm: Rễ cỏ xước ngâm rượu

7. Cây sài đất

Với những ai đã theo dõi loại thảo dược này thì đã biết, sài đất có tính mát, thanh nhiệt. Vì thế, đa số ông bà ta thường sử dụng chúng để giải độc cơ thể, điều trị mụn hiệu quả. Theo kết quả của nghiên cứu lâm sàng, cây sài đất sẽ thể hiện rõ 2 tác dụng, đó chính là giảm đau, giảm sốt và kháng khuẩn. 

Cây sài đất
Cây sài đất
  • Tên gọi khác: Cúc nhám, ngổ núi, sơn cúc bò, thuộc họ Cúc.
  • Hình dáng: Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc bò trên mặt đất, thân lan tới đâu, rễ lan đến đó, thân màu xanh có lông cứng nhỏ. Lá sài đất không có cuống, mọc đối xứng, hình bầu dục thuôn, gốc và đầu hơi nhọn. Hai mặt lá có lông thô, cứng, có răng cưa to và nông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, có màu vàng, quả bế. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ phần trên của cây sài đất đều được dùng để làm thuốc. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trị rôm sảy, viêm bàng quang, mụn nhọt ngoài da, trị mẩn ngứa da ngoài, viêm cơ bắp chuối,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng tươi, hoặc phơi, sấy khô 

8. Cây cúc dại

Cây cúc dại là một vị thuốc được dân gian truyền lại, rằng có khả năng trị được rất nhiều bệnh. Hiện nay, bạn có thể thấy loại dược thảo này mọc hoang ở khắp nơi hoặc có thể dùng để làm cây cảnh, nhưng ít ai biết được về công dụng thực tại của nó.

Cây cúc daij
Cây cúc dại
  • Tên gọi khác: Đơn kim, lưỡi chó, đơn buốt, cúc áo, quỉ châm thảo, thuộc họ Cúc.
  • Hình dáng: Cây cúc dại cao khoảng 0,4 – 1m, thân thảo sống lâu năm Lá và cành đều có các đường rãnh chạy dọc, có lông. Phần cuống lá dày, ngắn, có dạng hình mũi mác, phía đáy hơi tròn, hai bên mép lá có răng cưa to, nông. Hoa mọc ở đầu cành, hoặc gần nách lá, có hai màu đặc trưng là vàng và trắng.
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ thân cây, kể cả rễ.
  • Tác dụng chữa bệnh: hỗ trợ điều trị ung thư, đau bụng kinh, trị táo bón, đau cơ khớp, thanh lọc cơ thể, giải độc,…
  • Cách dùng cơ bản: Đem phơi hoặc sấy khô rồi cho vào túi nilon, bảo quản , dùng dần.

9. Cây mắc cỡ ( cây trinh nữ )

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã một lần trong đời được nhìn thấy loại thảo dược đông y này rồi đúng không! Đúng vậy, đây chính là loại thảo dược thường co cụm lá lại mỗi khi bạn chạm tay vào đấy. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền, cây mắc cỡ còn được biết đến là một vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả.

Thảo dược - cây mắc cỡ
Thảo dược – cây mắc cỡ
  • Tên gọi khác: Cây trinh nữ, xấu hổ, cây thẹn, hàm tu thảo, cỏ trinh nữ, thuộc họ Đậu. 
  • Hình dáng: Thân cây có thể dài đến 1,5m, bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất. Vỏ thân cây có chứa gai biểu bì, thưa hoặc dày. Lá cây kép hình lông chim, 2 lần chẵn, có từ 1-2 cặp lá thứ cấp, mỗi bậc lá thứ cấp sẽ có từ 5-13 cặp lá chét, cuống lá sơ cấp có gai. Bông hoa có màu tím hoặc hồng, mọc ở đầu cuống đi lên từ nách lá. 
  • Bộ phận dùng: Tất cả bộ phận trên cây trinh nữ đều có thể dùng để làm thuốc trị bệnh. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Vết rắn cắn, hỗ trợ chống co giật, chữa rối loạn kinh nguyệt, các bệnh lý về gan, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, hen suyễn,..
  • Cách dùng cơ bản: Có thể dùng tươi, hoặc sấy, phơi khô để hãm thành nước uống. 

10. Cây rau tàu bay

Cây rau tàu bay tưởng chừng như chỉ là một loại cây mọc hoang vô tri, nhưng trên thực tế, đây là loại cây dược thảo được các ông cha ta thường sử dụng để điều trị các bệnh lý hiệu quả. Do đó, trong thời gian gần đây, số người tìm kiếm cây tàu bay ngày càng nhiều lên, bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

Cây rau tàu bay
Cây rau tàu bay
  • Tên gọi khác: Kim thất, bông đỏ, ngải rét, thuộc họ Cúc.
  • Hình dáng: Cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 0,4-1m, thân cây khá mập, mềm, có gân, trên đỉnh có lông ngắn, dày, phía dưới thân có lông tơ. Lá mọc theo hình xoắn ốc, không cuống, hình elip, lá thuôn dài hoặc có hình trứng, dao động từ 3-10cm. Mép lá có răng cưa, nông. Đầu ở đỉnh trên cùng, có hình trứng khá nhỏ, chia thành 2-8 thuỳ, xếp đồng nhất với nhau, và cho ra nhiều hoa. 
  • Bộ phận dùng: Chỉ được sử dụng phần lá và ngọn.
  • Tác dụng chữa bệnh: Giải độc cho gan, trị bướu cổ, cầm máu, u xơ tuyến tiền liệt, trị sốt, tiêu chảy, phòng ngừa ung thư, phòng ngừa bệnh đái tháo đường,…
  • Cách dùng cơ bản: Sấy hoặc phơi khô ở nhiệt độ phòng, dưới bóng râm mát, ăn sống, hoặc có thể nghiền thành bột mịn hoặc chưng cất dưới dạng chiết xuất. 

11. Cây cải trời

Cây cải trời là loại rau chúng ta thường thấy dùng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, đối với ông bà ta ngày xưa, cải trời chính là vị thuốc quý có thể trị bệnh hiệu quả. Chính vì thế, ngày nay có càng nhiều người săn đón loại thảo dược này hơn nhiều hơn, và bạn đã thực sự biết được công dụng mà nó đem lại cho sức khỏe chúng ta chưa?

Hoa rau cải trời
Hoa rau cải trời
  • Tên gọi khác: Cải ma, cỏ hôi, hạ khô thảo nam, kim đầu tuyến, thuộc họ Cúc.
  • Hình dáng: Cây thuộc thân thảo nhỏ, có chiều cao dao động từ 30-50cm. Thân có nhiều rãnh khía, có màu tím đỏ hoặc xanh lục, được phủ một lớp lông trắng, dày. Phiến lá có hình trái xoan, mọc so le, rộng 4cm, dài 9cm, mép lá có hình răng cưa, hơi sắc, không đều. Lá phái trên tiêu giảm và hầu như không tồn tại cuống. Hoa mọc thành cụm, có màu vàng hoặc trắng, rộng 5mm. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều được sử dụng để làm thuốc. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị viêm phế quản, hạch cổ, băng huyết, sổ mũi, chảy máu cam, lở ngứa, mất ngủ, táo bón, giải độc, tiêu viêm,…
  • Cách dùng cơ bản: Thái nhỏ, phơi trong bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn.

12. Cây xạ đen

Trong những năm trở lại đây, có một loại dược thảo luôn được ngành y học cổ truyền Việt Nam nghiên cứu trong lĩnh vực trị ung thư, đó là cây xạ đen. Và trên thực tế, loại thảo dược này có đủ khả năng để ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả (kể cả những khối u ác tính).

Cây xạ đen
Cây xạ đen
  • Tên gọi khác: Cây bách giải, bạch vạn hoa, đồng triều, cây ung thư, thuộc họ Dây gối. 
  • Hình dáng: Thuộc cây dây leo, thân gỗ, nhánh cây buông ra leo bám dài, mọc thành búi. Thân cây dài từ 3-10cm, cành tròn, khi non có màu xám nhạt, trưởng thành thì có màu nâu, có lông, về sau chuyển sang màu xanh. Phiến lá có hình bầu dục ngược, mép có răng thấp. Cuống lá dài 5-7mm. Hoa mọc ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cánh hoa trắng. Quả nang hình trứng, hạt áo có màu hồng. 
  • Bộ phận dùng: Có thể sử dụng toàn bộ cây (trừ rễ) để làm thuốc. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Thông kinh, lợi tiểu, chữa u nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan, giải độc, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng,…
  • Cách dùng cơ bản: Có thể sử dụng xạ đen tươi sắc nước uống, hoặc có thể đem phơi khô. 

13. Cây cà gai leo

Với những ai đã mắc phải các vấn đề về gan, thì cây cà gai leo chính là một trong những loại dược thảo quen thuộc trong việc điều trị bệnh lý trên. Hiện nay, loại thảo dược này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc, và miền Trung Việt Nam, bởi chúng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Cây thảo dược cà gai leo
Cây thảo dược cà gai leo
  • Tên gọi khác: gai leo, cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà lù,… thuộc họ Cà.
  • Hình dáng: Cây thuộc thân leo dài tới 6cm hoặc có thể hơn. Một số trường hợp cây lâu năm, thân hóa gỗ, nhẵn, phân thành nhiều cành, có phủ lông hình sao và nhiều gai. Lá mọc sole, có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có gai, mặt dưới có lông mềm, trắng. Hoa nhỏ mọc ở nách lá, màu tím nhạt. Qủa mọng, hình cầu, màu đỏ khi chín. 
  • Bộ phận dùng: Chỉ dùng rễ và phân dây, có tên gọi trong đông y là gia căn và thích gia đằng.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa viêm gan, xơ gan, phòng chống các bệnh về gan, chữa vết rắn cắn, phong thấp, tê thấp, ho gà, giải rượu,…
  • Cách dùng cơ bản: Cắt thành từng phần nhỏ, đem phơi hoặc sấy thật khô.

14. Lá ổi

Hầu như mọi người đều biết lá ổi thông qua những cách trị rụng tóc, mà không thực sự biết được loại cây này còn có tác dụng nhiều hơn thế cho sức khỏe. Trong Đông y, lá ổi có tính ấm nên thường được sử dụng như một liều thuốc chống viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn hiệu quả.

Lá ổi
Lá ổi
  • Hình dáng: Phiến lá ổi có hình dạng bầu dục, mọc đối xứng nhau, cuống ngắn. Trên hai bề mặt đều có lông, chiều dài dao động từ 10-16cm, chiều rộng từ 5-7cm. Mặt trên có màu xanh đậm, bóng loáng hơn ở mặt dưới.
  • Bộ phận dùng:
  • Tác dụng chữa bệnh: Hỗ trợ các vấn đề về tóc, kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, giảm cân, trị dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Cách dùng cơ bản: Có thể ăn như rau sống, hoặc đem nấu nước để tắm.

15. Lá cây sầu đâu

Sầu đâucây thảo dược được biết đến có thể trị được khá nhiều bệnh lý, tùy thuộc vào từng bộ phận của cây mà sẽ có công dụng khác nhau. Vì thế thời xa xưa, tại Ấn Độ, người ta thường dùng lá sầu đâu để làm thuốc phòng ngừa và chữa bệnh rất hiệu quả.

Cây sầu đâu
Cây sầu đâu
  • Tên gọi khác: Sầu đông, xoan Ấn Độ, thuộc họ Xoan. 
  • Hình dáng: Cây có thể đạt chiều cao dao động từ 15-19m. Nhánh cây toả rộng, có tán lá rậm, hơi tròn hoặc hình ô van, có thể đạt đường kính từ 15-10m. Lá cây có màu xanh, khi gặp hạn hán sẽ thường rụng hết lá. 
  • Bộ phận dùng: Lá cây sầu đâu.
  • Tác dụng chữa bệnh: Giúp hạ đường huyết, chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư, chữa sốt rét, chống oxy hoa,…
  • Cách dùng cơ bản: Có thể rụng rồi làm gỏi ăn bình thường. 

16. Rau má

Rau má thường được biết đến với công dụng nổi bật nhất đó là tiêu nhiệt, giải độc, thanh nhiệt. Ngoài tác dụng trên, loại dược thảo này còn mang lại nhiều tác dụng hơn thế nữa, vì thế, các ông bà ta thường sử dụng chúng với mục đích đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh. 

Thảo dược - cây rau má
Thảo dược – cây rau má
  • Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo, thuộc họ hoa Tán. 
  • Hình dáng: Là cây thân thảo, bò lan,, thân cây gầy, nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình quả thận hoặc giống bèo, cuống dài có màu xanh. Phần đỉnh lá tròn, có kết cấu trơn nhẵn, gân lá dạng lưới hình chân vịt. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3mm,với 5-6 thuỳ tràng hoa. Quả có hình dạng mắt lưới, dày đặc. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây, bao gồm cả rễ. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị rôm sảy, thổ huyết, bệnh phong, lao, chữa trị ung thư, giảm căng thẳng, bảo vệ hệ tim mạch,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng rau má tươi để nấu nước uống, ép lấy nước, hoặc phơi khô, rồi nghiền thành bột mịn. 

17. Rau diếp cá

Trong Đông y, rau diếp cá là loại thảo dược đông y có tính mát, vị cay chua, mùi tanh giống cá, nên một số người sẽ không ăn được loại rau này. Tuy nhiên, thực sự rau diếp cá còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chúng ta hơn bạn nghĩ đấy! Ở Việt Nam, loại rau này khá phổ biến và mọc hoang ở nhiều tỉnh thành, sau này chúng được đưa về trồng ở vườn, để làm thực phẩm hoặc thuốc hằng ngày.

Thảo dược cây rau diếp cá
Thảo dược cây rau diếp cá
  • Tên gọi khác: Rau dấp cá, cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn,… thuộc họ Giấp cá.
  • Hình dáng: Lá diếp cá mọc cách, có hình trái tim, nhọn ở phía đầu, rễ nhỏ mọc ở các đốt. Hoa nhỏ, có màu vàng hơi nhạt nhưng không có bao hoa phía bên ngoài. 
  • Bộ phận dùng: Chỉ dùng phần lá, hoặc thân.
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị mụn, tiểu đường, bệnh viêm phổi, lợi tiểu, kiểm soát cân nặng, thanh lọc, giải độc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng để ăn như rau sống, hoặc có thể dùng để sắc thuốc cùng một số thảo dược khác. 

18. Rau tía tô

Cũng là một loại rau khá quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta, nhưng lại là một vị thảo dược trị được khá nhiều bệnh trong dân gian. Tía tô có vị cay, tính ấm, và có mùi thơm đặc trưng, và được trồng nhiều ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. 

Cây rau tía tô
Cây rau tía tô
  • Tên gọi khác: Tô ngạnh, tử tô, é tia, xích tô, thuộc họ Hoa môi.
  • Hình dáng: Thân cây thảo, mọc thẳng đứng, có chiều cao từ 0,5-1m, có lông mềm ngắn bao phủ xung quanh. Lá có màu tím hoặc xanh tím, mọc cân xứng, phía trên có lớp lông trải đều màu tím. Lá có hình quả trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa lớn. Phiến lá dài 4-12cm, rộng 2,5-10cm, cuống lá ngắn. Hoa nhỏ màu trắng, hoặc tím nhạt mọc thành chùm ở kẽ cuống. 
  • Bộ phận dùng: Lá, cành hoặc hạt (tùy theo nhu cầu sử dụng).
  • Tác dụng chữa bệnh: Chống dị ứng, hỗ trợ thần kinh, hệ tiêu hoá, bảo vệ hệ tim mạch, giảm căng thẳng, phòng chống ung thư,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng ăn sống, có thể dùng để nấu nước hoặc sắc thuốc cùng 1 số loại dược thảo khác. 

19. Cây nha đam

Nha đam có tính mát, vì thế thường được dùng để chăm sóc da mặt, hoặc thanh lọc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Hiện nay trên nước ta, nha đam được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ miền Bắc cho đến miền Nam. Đặc biệt, bạn sẽ thường bắt gặp nha đam xuất hiện ở các vùng như Phan Rang, Phan Thiết và Phan Rí.

Cây nha đam
Cây nha đam
  • Tên gọi khác: Lô hội, long tu, lưu hội, long thủ,… thuộc họ Lan nhật quang. 
  • Hình dáng: Lô hội là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Cây có lá màu xanh lục, mọc san sát nhau đi tuwf gốc lên, không có cuống lá. Lá có hình mũi mác dày khoảng 1-2cm, mọng nước, mép có răng cưa hơi sắc. Hoa nha đam có màu vàng lục hoặc hồng, thường mọc ở giữa cụm lá. Hoa sẽ mọc thành chùm dài, quả lúc đầu có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng. 
  • Bộ phận dùng: lá nha đam.
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị ho đờm, ho khạc ra máu, tiểu đường, chóng mặt, đau đầu, tiêu hoá kém, viêm loét tá tràng, chữa bệnh viêm da, chàm, dị ứng, mụn nhọt,…
  • Cách dùng cơ bản: gọt vỏ, nạo lấy phần thịt bên trong, để sử dụng hoặc có thể bảo quản. 

20. Cây bạc hà

Bạc hà là một loại cây thảo dược khá phổ biến, được nhiều người biết đến bởi mùi vị đặc trưng của nó. Vì thế, chúng thường được sử dụng trong các món ăn, vật dụng vệ sinh cá nhân hằng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng,… Loại cây này xuất phát đầu tiên từ Châu Âu, nhưng hiện nay đã được trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới.

Cây bạc hà
Cây bạc hà
  • Tên gọi khác: Bà hà, bạt đài, băng hầu uý, anh sinh, thanh bạc hà,… thuộc họ Hoa môi. 
  • Hình dáng: Bạc hà là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây vuông, mọc thẳng đứng hoặc bò, cao khoảng 30-50cm, hoặc có thể lên đến 1m. Lá bạc hà mọc đối xứng, hình trứng, mép có khía răng, có màu xanh đậm và có lông bao phủ ở cả hai mặt. Hoa bạc hà có màu trắng, hồng hoặc tím hồng, thường mọc ở kẽ lá, thành những vòng nhiều hoa. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ thân cây và lá.
  • Tác dụng chữa bệnh: Kháng khuẩn, hạn chế các cơn đau, giảm ho, giảm sốt, tăng cường hệ miễn dịch, chữa chứng trầm cảm, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hoạt động của não bộ,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng để nấu cùng trà, hoặc có thể phơi khô nghiền thành bột mịn. 

21. Linh chi

Nấm linh chi là loại thảo dược đã có từ lâu đời, với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời, và được các thầy thuốc nhiệt tình săn đón. Có thể bạn chưa biết trong các loại thảo dược đông y , nấm linh chi còn được xếp vào loại thượng phẩm, hơn cả nhân sâm. Vì thế, đây có thể được coi là vị thuốc quý trong ngành Đông y Việt Nam.

Dược thảo nấm linh chi
Dược thảo nấm linh chi
  • Tên gọi khác: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, thuộc họ Nấm lim.  
  • Hình dáng: Khi nấm mới mọc, chúng sẽ có màu trắng sữa, trong quá trình trưởng thành, chúng sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, hay đôi khi là đỏ vàng. Và khi về già chúng lại chuyển sang màu trắng. Bên ngoài, nấm linh chi giống với cái loại nấm khác, với một cây mũ nấm hình tròn méo, cộng với bề mặt nhăn nheo. Đôi khi mũ nấm còn có hình quả thận, hoặc sừng hươu. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây nấm.
  • Tác dụng chữa bệnh: Điều trị tim mạch, suy nhược thần kinh, bệnh gan, ức chế sự phát triển của bệnh ung thư,…
  • Cách dùng cơ bản: Có thể dùng nấm để xào ăn, hoặc dùng mũ và cuống nấm đem phơi khô thành dược liệu. 

22. Đông trùng hạ thảo

Trong Đông y, đông trùng hạ thảo là vị thuốc nổi tiếng, đặc biệt là với nam giới. Vị thuốc quý này thực chất phát triển từ ấu trùng nằm sâu dưới mặt đất vào mùa đông và khi đến mùa hè, phần đầu của ấu trùng mọc chồi, rồi nhô lên khỏi mặt đất như một loại thảo mộc. Đây chính là một trong những thảo dược tốt cho sức khỏe chúng ta, được nhiều người săn đón hiện nay. 

Dược thảo đông trùng hạ thạo
Dược thảo đông trùng hạ thạo
  • Tên gọi khác: Đông trùng, trùng thảo, thuộc họ Ophiocordycipitaceae.
  • Hình dáng: Ban đầu nhìn đông trùng hạ thảo khá giống con sâu, đuôi là một cành nhỏ, có mọc lá. Phần “lá” có hình dạng giống ngón tay, dài 4-11cm. Đầu sâu như một con tằm, dài khoảng 3-5cm. Bên ngoài có màu vàng sâm, nâu vàng với 20-30 vằn khứa, vần khứa càng gần đầu thì càng nhỏ. Phần đầu có màu nâu đỏ, có tất cả 8 cặp chân. Chồi mọc ra từ đầu sâu có kích dài hơn sâu. 
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ đông trùng hạ thảo.
  • Tác dụng chữa bệnh: Phục hồi sức khoẻ sau khi ốm, bồi bổ sinh lực nam giới, tăng cường sức đề kháng, chữa các tổn thương về gan, thận, bệnh lý về đường hô hấp,…
  • Cách dùng cơ bản: Tùy theo bệnh lý mà sẽ có nhiều cách sử dụng khác nhau, phổ biến nhất là ngâm rượu. 

23. Nấm hương

Nấm hương là loại nấm ăn giàu dinh dưỡng và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Dược thảo này có nguồn gốc bản địa ở khu vực Đông Nam Á, chúng sẽ thường mọc hoang ở vùng quê hay ký sinh trên thân cây Sồi, cây Dẻ, hay cây Phong,…

Hình ảnh cây nấm hương
Hình ảnh cây nấm hương
  • Tên gọi khác: Nấm đông cô, nấm hương cô,… thuộc họ Marasmiaceae.
  • Hình dáng: Nấm hương có hình dạng như chiếc ô, đường kính khoảng 4-10cm, có màu nâu nhạt và khi chín, nấm sẽ chuyển sang màu nâu sẫm hơn. Ở giữa tai nấm có đính một chân vào đó, mặt bên trên màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại thành vòng tròn. Thịt nấm bên trong màu trắng, cuống có hình trụ. Trên mặt nấm sẽ có những vảy nhỏ màu trắng.
  • Bộ phận dùng: Toàn bộ thân và mũ nấm.
  • Tác dụng chữa bệnh: Giúp bổ thận tráng dương, chữa viêm gan, viêm dạ dày, suy giảm bạch hầu, ung thư cổ tử cung, cải thiện bệnh xơ vữa động mạch, đau lưng mãn tính, phòng ngừa ung thư,…
  • Cách dùng cơ bản: Bạn có thể dùng nấm hương để xào, nấu trong các bữa ăn hằng ngày. 

24. Củ dền

Củ dền là loại nguyên liệu quen thuộc trong những bữa cơm hằng ngày. Chúng thường được trồng nhiều tại vùng Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Anh Quốc. Hiện nay, giống củ dền nãy cũng đã trồng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là Đà Lạt – nơi nổi tiếng với nhiều loại nông sản tươi mới.

Củ dền
Củ dền
  • Tên gọi khác: Củ dền đỏ, thuộc họ Dền.
  • Hình dáng: Củ dền thông thường sẽ có hai màu: tím than, hoặc đỏ thẫm. Hình dáng củ cũng sẽ có củ dài, hoặc củ tròn đều, Khi cắt ra sẽ thấy ruột có nhiều khoang đậm nhạt khác nhau tạo thành các đường tròn đồng tâm. Củ dền có cuống lá dài, chia thành nhiều cọng nhỏ, màu sắc tuỳ vào củ dền. 
  • Bộ phận dùng: Chỉ sử dụng phần củ dền.
  • Tác dụng chữa bệnh: Hỗ trợ trị tiểu đường, cao huyết áp, tăng cường thể lực, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá, tốt cho máu, điều trị loãng xương,…
  • Cách dùng cơ bản: Củ dền rửa sạch, đem đi nấu canh trong bữa ăn hằng ngày, hoặc có thể ép nước để uống. 

25. Đẳng sâm

Đẳng sâm là loại thực vật xuất phát từ Trung Quốc, nhưng hiện nay cây dược thảo này cũng đã được trồng ở một số tỉnh thành Việt Nam, như: Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam, Lai Châu, Cao Bằng,… Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình Quy vào kinh Phế, Tỳ, kinh thủ và túc thái âm.

Đẳng sâm
Đẳng sâm
  • Tên gọi khác: Đảng sâm, lộ đảng sâm, điều đảng sâm, bạch đảng sâm, đông đảng sâm, cây mầm cáy, thuộc họ Hoa chuông. 
  • Hình dáng: Đảng sâm là thảo dược thân cỏ, dây leo và sống nhiều năm. Thân cây màu tím sẫm, được phủ một lớp lông nhỏ, thưa, nhưng phần ngọn lại không có lông. Cây thường mọc bò trên đất hoặc mọc leo nhờ các loại thực vật khác. Lá có màu xanh hơi vàng, hình dáng trứng tròn, đuôi nhọn. Lông phủ đều cả hai mặt, mặt dưới có màu xám. 
  • Bộ phận dùng: Rễ của cây.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chống suy nhược cơ thể, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường khả năng co bóp, lưu thông máu của tim, giảm lượng mỡ trong máu, phòng người bệnh tim,…
  • Cách dùng cơ bản: Thường được sử dụng để làm thuốc, hoặc ngâm rượu. 

26. Rau cần tây

Cần tây được trồng khá nhiều ở Việt Nam, và cũng là món ăn quen thuộc hằng ngày của gia đình Việt. Với mùi vị đặc biệt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế cần tây thường được sử dụng dưới dạng tươi sống. Ngoài ra, thảo dược này cũng thường được sử dụng để làm thuốc trong Đông Y. 

Cây rau cần tây
Cây rau cần tây
  • Tên gọi khác: Cần tây, cầu tàu,… thuộc họ Hoa tán.
  • Hình dáng: Thân cây cao, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5m. Thân có nhiều rãnh dọc, chia thành nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, thuôn dài, hình mắt chim. Hoa bao gồm nhiều tan, các tán ở đầu cành sẽ có cuống dài hơn các tán hai bên. Hoa nhỏ màu trắng nhạt, quả dạng trứng, hình cầu và có vạch lồi chạy dọc. 
  • Bộ phận dùng: toàn bộ cây cần tây.
  • Tác dụng chữa bệnh: ngăn ngừa ung thư, điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các chứng tai biến, lợi tiểu, tăng cao độ chắc khỏe cho xương, giảm cân, trị mỡ trong máu,…
  • Cách dùng cơ bản: Thông thường, rễ và củ sẽ được dùng để làm thuốc. Phần thân, lá dùng để ăn như rau sống, hoặc ép lấy nước uống. 

27. Củ gừng

Gừng là một loại gia vị đến từ dân gian, vì thế nó cũng được xem là một vị thuốc dược thảo trị bách bệnh. Củ gừng thường được phát triển và phân bố ở các vùng quê Việt Nam. Và hiện nay, chúng cũng được phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới như: vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc,…

Củ gừng
Củ gừng
  • Tên gọi khác: Sinh khương, bào khương, can khương,… thuộc họ Gừng
  • Hình dáng: Cây gừng có chiều cao khoảng 50-100cm, thân cây được các bẹ lá xếp thành lớp lên nhau và tạo thành dạng cây hình ống. Lá gừng mọc đơn biệt, sole với nhau và có hình dáng thon dài như ngọn giáo. Thân rễ của gừng mập và phồng lên thành củ gừng. Củ gừng sẽ mọc dưới đất, có nhiều đốt, mỗi đốt có những mầm non nhỏ mọc lên. 
  • Bộ phận dùng: Củ gừng.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chống say tàu xe, giải cảm, chống ho, viêm họng, trị chứng ốm nghén khi mang thai, tăng cường sinh lý, giảm đau bụng kinh, giảm stress, căng thẳng,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng gừng giã nát để lấy nước uống, dùng để pha trà hoặc làm thuốc. 

28. Củ nghệ

Ban đầu, củ nghệ được sử dụng để làm thuốc nhuộm, nhưng một thời gian sau đó nhờ những dưỡng chất quý giá, chúng đã trở thành những vị thuốc quý hiếm cho ngành Đông y. Tại Việt Nam, người ta đang trồng nghệ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng, một số địa điểm trồng và xuất khẩu nghệ, như: Nghệ An, Hưng Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông,…

Củ nghệ
Củ nghệ
  • Tên gọi khác: Khương hoàng, nghệ nhà, nghệ ta,… thuộc họ Gừng.
  • Hình dáng: Là loại thực vật thân thảo lâu năm, có thể đạt chiều cao đến 1m. Cây tạo nhiều nhánh cao, màu vàng cam, hình trụ. Các lá mọc sole, xếp thành hai hàng. Thân giả được hình thành từ các bẹ lá. Củ nghệ cũng có hình dáng tương tự củ gừng, nhưng bên trong lại có màu cam sẫm. 
  • Bộ phận dùng: Củ nghệ.
  • Tác dụng chữa bệnh: Kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày, viêm gan, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa, trị bệnh Alzheimer, chống trầm cảm, làm đẹp da,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng nghệ xay thành bột, để pha với nước uống hoặc thêm vào món ăn hằng ngày. 

29. Củ cải đường

Trong dân gian, củ cải đường được biết đến như nhân sâm mùa đông, chính vì thế khi nói về lợi ích của nó đối với sức khỏe chúng ta là không thể bàn cãi. Củ cải đường được trồng nhiều ở các nước: Ba Lan, Hoa Kỳ, Pháp. Hiện nay, của cải đường cũng đã được trồng tại Việt Nam, nhưng đó chỉ là giống lai chịu nhiệt. 

Củ cải đường
Củ cải đường
  • Tên gọi khác: Không có và thuộc họ Dền. 
  • Hình dáng: Củ cải đường có hình tròn, thuôn dài, da thô và vỏ ngoài màu nâu kem, rắn chắc, cầm sẽ thấy nặng tay. Đường kính trung bình của củ cải sẽ rơi vào khoảng 10-12cm (tuỳ vào điều kiện trồng trọt). Gắn liền trên phần củ, chính là các ngọn lá mảnh mai, có màu xanh lục, chiều dài trung bình sẽ rơi vào khoảng 35cm, và có thể ăn sống được. 
  • Bộ phận dùng: thân củ cải.
  • Tác dụng chữa bệnh: Tăng cường sinh lý nam giới, ngăn chặn quá trình lão hoá, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, thanh lọc cơ thể, phòng ngừa bệnh ung thư, tiểu đường, giảm béo,…
  • Cách dùng cơ bản: Củ cải đường ăn sống, hoặc có thể dùng để nấu canh.

30. Dâu tằm

Ngày xưa, người ta thường dùng dâu để lấy lá nuôi tằm. Nhưng ngày nay, quả dâu tằm thường được dùng để làm thuốc trị bệnh, tăng cường sức khỏe rất hiệu quả. Dâu tằm được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng quê, vùng núi. Giá của loại dâu tằm hiện nay khá phù hợp với túi tiền của nhiều người, vì thế ai ai cũng có thể thử qua cây thảo dược này. 

Quả dâu tầm
Quả dâu tầm
  • Tên gọi khác: Mạy môn, tầm tang, dâu cang,… thuộc họ Dâu tằm.
  • Hình dáng: Quả bế dâu tằm được bao bọc trong các lá dài, mọng nước thành 1 quả phức màu đỏ. Khi chín, quả này sẽ có màu đen sẫm, hương vị của quả nhạt, không đậm đà như những giống dâu khác. 
  • Bộ phận dùng: Quả dâu tằm. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư, tốt cho thị lực, xây dựng các mô xương, khớp chắc khỏe, giúp hạ đường huyết,…
  • Cách dùng cơ bản: Sử dụng dâu tằm để làm nước ép, ngâm rượu, hoặc có thể ăn sống.

31. Cây đinh lăng

Từ xa xưa, cây đinh lăng được truyền tai nhau như một loại thảo dược đông y – “nhân sâm dành cho người nghèo”. Bởi những tác dụng quý giá của nó cũng không thua kém gì nhân sâm thực sự. Ban đầu, cây đinh lăng có nguồn gốc từ Quốc đảo Polynesia. Nhưng hiện nay, chúng đã được nhân giống và trồng ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Cây đinh lăng
Cây đinh lăng
  • Tên gọi khác: Đinh lăng lá nhỏ, nam sương sâm, gỏi cá,… thuộc họ Ngũ gia bì.
  • Hình dáng: Cây có chiều cao trung bình từ 1-1,5m, lá có hình lông chim, hai bên mép có hình răng cưa. Cuống lá nhỏ, dài khoảng 3-10mm, có màu nâu nhạt. Lá đinh lăng có mùi thơm, rễ cây sẽ có vị ngọt, thanh mát. Khi trưởng thành, hoa có màu trắng nhạt, bao gồm nhiều tán hoa. Quả dẹt, dày 1mm có vòi bạc màu trắng. 
  • Bộ phận dùng: Tất cả bộ phận trên cây đinh lăng. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Tăng nguồn sữa mẹ, chữa mệt mỏi, ho mãn tính, thấp khớp, viêm gan, nâng cao sức khoẻ sinh lý cho nam, bổ sung sức khoẻ, hỗ trợ cho người thiếu máu,…
  • Cách dùng cơ bản: Thường được dùng để làm dược liệu, hoặc có thể đem ngâm với rượu.

32. Cây húng chanh

Húng chanh là một loại gia vị nổi tiếng từ xa xưa, và cũng là vị thuốc được các thầy thuốc trọng dụng. Húng chanh có tính ấm, vị cay và đặc biệt là không có tính độc. Chính vì thế, lá húng chanh thường được dùng để trị một số bệnh lý đặc trưng. Ban đầu, húng chanh được trồng nhiều ở các quốc gia Malaysia, Trung Quốc,… nhưng hiện tại, chúng đã được trồng khắp các tỉnh thành miền Nam.

Cây húng chanh
Cây húng chanh
  • Tên gọi khác: Rau thơm lùn, rau tần, tần dày lá, rau thơm lông,… thuộc họ Hoa mồi.
  • Hình dáng: Húng chanh là cây thân thảo, mập, cao từ 20-50 cm, phần thân sát với gốc hoá gỗ. Lá mọc đối xứng, dày, cứng, giòn, mọng nước, mép có khía răng tròn, không sắc. Hai mặt lá có màu xanh lục nhạt, được lông mịn bao phủ. Hoa nhỏ, mọc ở đầu cành, màu tím đỏ. Quả nhỏ, tròn, có màu nâu. Toàn thân cây có lông rất nhỏ và có hương thơm như mùi chanh. 
  • Bộ phận dùng: Lá cây.
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị viêm họng, khàn tiếng, cảm sốt, hôi miệng, chữa các vết dị ứng, trị vết bọ cạp, rắn cắn hoặc ong đốt, điều trị ho đờm mãn tính, chảy máu cam,… 
  • Cách dùng cơ bản: Thường được dùng để bào chế thành thuốc, hoặc nấu nước uống. 

33. Cây ké đầu ngựa

Trong Đông y, ké đầu ngựa có tính ấm, vị đắng thường được dùng để chữa bệnh. Hiện nay, thảo dược này mọc khắp nơi trên nước ta, đặc biệt là vùng núi phía Bắc. Vị thuốc này thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Vì thế, việc trồng và thu hái ké đầu ngựa để làm dược liệu không quá phức tạp. 

Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa
  • Tên gọi khác: Mac nháng, thương nhĩ tử, phắc ma, xương nhĩ,… thuộc họ Cúc.
  • Hình dáng: Cây thuộc dạng thân thảo, cao từ 50-80cm, thân cây hình trụ, màu lục, có lông cứng. Lá mọc sole, hình tam giác, mép khía răng không đều, lông ngắn và cứng ở hai mặt. Cụm hoa thường mọc ở cành hoặc kẽ lá, có màu lục nhạt. Quả bế đôi có hình quả trứng, ở đầu có hai sừng nhọn, xung quanh được phủ đầy gai móc. Chiều dài quả từ 12-15mm, rộng 7mm.
  • Bộ phận dùng: Quả và thân cây.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa bệnh bướu cổ, viêm, thấp khớp, trị đau răng, mụn nhọt,mề đay, viêm đường tiết niệu, chữa sỏi thận, phù thũng, bí tiểu, chữa côn trùng, các loại rắn độc cắn,…
  • Cách dùng cơ bản: Ké ngựa thường được phơi khô để làm thuốc uống, hoặc trộn bột để làm thành viên uống. 

34. Rau kinh giới

Rau kinh giới là dược liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày, và đặc biệt là trong các loại cây thảo dược. Loại rau này thường mọc ở những vùng đồi núi, nơi có nhiều ánh nắng, trong rừng hoặc bờ sông. Kinh giới được phân bố rộng rãi trên nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Mông Cổ, Campuchia,…Riêng Việt Nam, loại cây này được phát triển rộng rãi và dễ trồng.

Rau kinh giới
Rau kinh giới
  • Tên gọi khác: Kinh giới trồng, kinh giới rìa,… thuộc họ Hoa mồi. 
  • Hình dáng: Kinh giới là cây thân cỏ, cao trung bình từ 0,6 – 0,8m, có mùi thơm đặc trưng. Cây có thân vuông, được bọc bởi một lớp lông mềm mỏng, phần gốc có màu hơi tía. Lá rau kinh giới xẻ sâu, mọc đối xứng nhau. Hoa có màu tím nhạt, mọc riêng lẻ với nhau, có chiều dài từ 3-8cm. Quả hình trái xoan, có màu nâu, mặt bóng, dài khoảng 1mm.
  • Bộ phận dùng: Tất cả bộ phận rau kinh giới.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa các chứng đau đầu, nhức người nhưng không ra mồ hôi, trị mụn nhọt, dị ứng, cảm hàn, ho, điều trị bệnh trĩ, rôm sảy ở trẻ nhỏ,…
  • Cách dùng cơ bản: Phơi khô, rồi làm thành dược liệu để sắc uống, hoặc có thể ăn sống. 

35. Lá lốt

Lá lốt tưởng chừng như chỉ là một gia vị trong các bữa ăn, nhưng hơn thế nữa chúng còn là một vị thuốc Đông y, được sử dụng rộng rãi từ thời xa xưa. Lá lốt có tính ấm, vị nồng và chống hàn, nên dùng để trị cảm rất tốt. Cây thảo dược này thường mọc hoang ở nhiều các tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. 

Cây lá lốt
Cây lá lốt
  • Tên gọi khác: Lá nốt, lá lốp (người miền nam hay dùng), thuộc họ Hồ tiêu.
  • Hình dáng: Lá lốt là cây thân thảo, có độ cao trung bình từ 30 – 40cm. Phần thân nhìn yếu ớt, nhiều đốt nhỏ. Phần lá dạng lá đơn, có tán rộng, xoè to, trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên, mặt trên thường có màu nhạt hơn. Phần hoa mọc theo từng cụm ở nách lá, màu trắng. Quả thường là quả mọng, bên trong có chứa hạt. 
  • Bộ phận dùng: Tất cả bộ phận của cây lá tốt. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị đau bụng, giải cảm, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, đổ nhiều mồ hôi tay, mồ hôi chân, trị mụn nhọt, viêm nhiễm âm đạo, điều trị suy thận, viêm tinh hoàn,…
  • Cách dùng cơ bản: Có thể dùng để ăn sống hoặc phơi khô bào chế thành thuốc uống. 

36. Lá sung

Lá sung thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày của người Việt, và cũng là gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Trong Đông y, lá sung có tính mát, vị ngọt hơi chát, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt, lá sung rất giàu chất xơ, vì thế những người béo phì sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt, khi sử dụng chúng để giảm cân.

Lá sung
Lá sung
  • Tên gọi khác: Lá tụ quả dong, ưu đàm thụ, thuộc họ Dâu tằm.
  • Hình dáng: Các lá hình trứng hoặc mũi mác, dài khoảng 1,5 – 2cm, có màng và lông tơ nhỏ. Các lá mọc sole, cuống dài từ 2 – 3cm, phiến lá có hình elip, hoặc hình trứng ngược, dai như da. Mép lá nguyên, đỉnh nhọn nhưng hơi cùn. Gân lá có màu xanh nhạt, bao gồm 1 gân chính và nhiều gân phụ, toả đều ra hai bên. 
  • Bộ phận dùng: Lá sung.
  • Tác dụng chữa bệnh: Giúp kiểm soát đường huyết tốt, giảm huyết áp, phòng ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm co búi trĩ,…
  • Cách dùng cơ bản: Phơi khô để làm thuốc uống, hoặc nấu nước uống. 

37. Cây sả

Cây sả là một loại nguyên liệu khá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trong mùa dịch vừa rồi đúng không nào! Cây sả (sả chanh) có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó chúng đã được du nhập và trồng ở các tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sả có tính ấm, vị cay, vì thế đây được xem là thảo dược tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là giúp cơ thể giải độc khá hiệu quả.

Cây sả
Cây sả
  • Tên gọi khác: Hương mao, cỏ sả, lá sả, sả chanh, thuộc họ Lúa.
  • Hình dáng: Đây là một loại cây bụi lâu năm, thân cao từ 1 đến 1,5 m. Cây có thân rễ màu trắng xanh hoặc trắng tía. Phiến lá dài khoảng 1m, hẹp và có các bẹ lá cuộn chặt. Mép lá khi sờ vào  hơi nhám và có mùi hương rất dễ chịu. Các bẹ lá  có màu sáng nhưng có sọc theo chiều dọc. Hoa mọc thành chùm với nhiều hoa nhưng không có cành.
  • Bộ phận dùng: Thân và lá cây sả. 
  • Tác dụng chữa bệnh: Giải độc cơ thể, sát trùng các vết thương, chống viêm, ngăn ngừa ung thư, làm đẹp làn da, chữa rối loạn kinh nguyệt, chống trầm cảm, hạn chế căng thẳng, giảm cân, có lợi cho hệ tiêu hoá,…
  • Cách dùng cơ bản: Nấu nướng sả để uống, hoặc có thể làm gia vị để thêm vào các món ăn hằng ngày. 

38. Cây hoa hòe

Hoa hoè có thể là cái tên khá xa lạ đối với chúng ta, nhưng từ xa xưa đây là loại thảo dược quen thuộc của các thầy thuốc Đông y. Hoa hoè có vị đắng, tính bình, không có độc được quy vào kinh can và đại tràng. Trước kia hoa hoè là loại cây mọc hoang, nhưng hiện nay chúng được nuôi trồng ở khắp các tỉnh thành nước ta, để phục vụ cho nhu cầu mua dược.

Cây hoa hòe
Cây hoa hòe
  • Tên gọi khác: Hoè hoa mễ, hoè hoa, hoè mễ,… thuộc họ Cánh bướm.
  • Hình dáng: Một cây gỗ lớn cao  đến 15m với thân thẳng và đầu lá tròn. cành cong. Lá kép, hình lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đầu nhọn, nguyên dài 3cm, rộng 1,5 cm. -2,5 cm. Cụm hoa dạng cành ở đỉnh thân, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Vỏ quả không mở, chúng dày và co lại  giữa các hạt.
  • Bộ phận dùng: Phần hoa hoè mới nở (nụ hoa hoè).
  • Tác dụng chữa bệnh: Trị chứng chảy máu cam, thổ huyết không cầm được, khạc ra máu, lưỡi chảy máu, đại tiện, hoặc tiểu ra máu, chữa ngộ độc rượu, trúng phong mất tiếng,…
  • Cách dùng cơ bản: Tuốt lấy phần hoa, phơi nắng rồi dùng để làm dược liệu thuốc.

39. Trinh nữ hoàng cung

Sẽ có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa cây trinh nữ hoàng cung với cây trinh nữ (xấu hổ), nhưng đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc ban đầu ở Ấn Độ, sau này chúng đã được trồng ở nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, và đặc biệt là Việt Nam. Theo Y học Cổ truyền, cây có vị đắng, chát, có tác dụng kháng u, kháng khuẩn hiệu quả.

Cây thảo dược trinh nữa hoàng cung
Cây thảo dược trinh nữa hoàng cung
  • Tên gọi khác: Tây nam văn châu lan, vạn châu lan, thập bác học sĩ, náng lá rộng,… thuộc họ Thuỷ tiên. 
  • Hình dáng: Cây có thân tương tự như thân của hành tây. Đường kính của cây Trinh nữ hoàng cung khoảng 10-15 cm, các bẹ lá úp vào nhau trên thân giả cao 10-15 cm. Lá mỏng hơn, dài, rộng khoảng 80-100cm, rộng 5-8cm, mép lá lượn sóng, gân lá chạy song song với nhau. Ở mặt trên của lá, các gân lá xếp thành hàng lõm, mặt dưới của lá có một mấu to và phần trên của lá, các cuống lá gần cuống có màu đỏ thẫm. 
  • Bộ phận dùng: Lá và phần thân của cây trinh nữ.
  • Tác dụng chữa bệnh: Chữa ho, viêm phế quản, đau khớp, tụ máu, u xơ tuyến tiền liệt, trị mụn nhọt, dị ứng da và mẩn ngứa,…
  • Cách dùng cơ bản: Phơi khô để dùng làm thuốc sắc uống. 

40. Cây hương thảo

Hương thảo không chỉ là cây thảo dược mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn được sử dụng như như một tinh dầu xông tự nhiên. Cây hương thảo có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu, Tây Âu và Bắc Phi. Nhưng hiện nay, chúng đã được du nhập về Việt Nam, và trồng ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam. 

Thảo dược câu hương thảo
Thảo dược câu hương thảo
  • Tên gọi khác: Hương thảo để bàn, mê diệt hương, hương thảo đuổi muỗi,… thuộc họ Hoa mồi.
  • Hình dáng: Một thân cây hương thảo nhỏ, phân nhánh, cao từ 1 đến 2 m, thường rậm rạp. Lá có sọc, phẳng, màu xanh đậm, mép gấp xuống, vòng ở  trên và có lông trắng ở dưới. Cây hương thảo dài khoảng 1 cm. , nó có nhiều màu như xanh, trắng, tím, hồng, lá kim. 
  • Bộ phận dùng: Ngọn cây với lá.
  • Tác dụng chữa bệnh: Hỗ trợ phát triển tư duy, trí não, xua đuổi côn trùng, giúp làm đẹp da, cung cấp chất dinh dưỡng, giảm đau đầu, kích thích mọc tóc, hỗ trợ chữa trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày,…
  • Cách dùng cơ bản: Dùng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, hoặc làm tinh dầu để xông. 

41. Củ tỏi

Tỏi là gia vị quen thuộc hằng ngày, chính vì thế rất nhiều người có thể đã biết được những công dụng mà củ tỏi mang lại rồi đúng không nào. Trong dân gian, tỏi không chỉ dùng để làm gia tăng hương vị, mà thảo dược đông y này còn được sử dụng như một vị thuốc quý để chữa bệnh.

Củ tỏi
Củ tỏi
  • Tên gọi khác: không có tên gọi khác, thuộc họ Hành.
  • Hình dáng: Tỏi thuộc nhóm cây thân thảo. Bó rễ, là nơi hút chất dinh dưỡng từ đất. Củ tỏi mọc dưới đất, có nhiều tép tỏi nhỏ. Thân cây  màu xanh lục, hoa mọc ở đầu ngọn. Cuống hay còn  gọi là cuống hoa, mọc trực tiếp từ mặt dưới của củ và hướng lên trên. Cuống hoa thường  cao 55 cm. Lá của cây tỏi có màu xanh lục. Hoa xếp thành tán màu trắng.
  • Bộ phận dùng: củ tỏi.
  • Tác dụng chữa bệnh: Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới, chữa cảm cúm, huyết áp thấp, đầy bụng, khó tiêu, đau răng, giảm cholesterol trong máu, chữa sưng tấy, vết thương do muỗi đốt. 
  • Cách dùng cơ bản: Ăn sống, phơi khô dùng để làm thuốc, hoặc làm gia vị thêm vào bữa ăn hằng ngày. 

Với những đặc điểm thú vị và công dụng thực tế của 40 loại cây thảo dược trong ngành Đông y trên. Hy vọng, bạn đã có được những thông tin cần thiết, cách sử dụng để chữa trị những bệnh lý ngay tại nhà nhé!

Lưu ý khi sử dụng thảo dược tự nhiên

Để nói về tác dụng của các cây thảo mộc Đông y thì không thể nào bàn cãi. Mặc dù chúng đều là nguyên liệu tự nhiên, an toàn, nhưng chúng ta cũng cần phải có những lưu ý nhất định. Không phải loại thảo dược đông y nào cũng có thể kết hợp với nhau đâu nhé!

Lưu ý khi sử dụng cây thảo dược
Lưu ý khi sử dụng cây thảo dược
  • Bạn có thể dùng lá  để sắc  uống hàng ngày nhưng không nên quá lạm dụng hoặc dùng cô đặc. 
  • Giải độc bằng thảo dược  cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ẩm, mốc, nấm, vi khuẩn, v.v. Nếu có vi khuẩn, nấm mốc khi sử dụng các sản phẩm thảo dược, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng hơn như viêm gan,  nhiễm độc gan,… 
  • Đối với trẻ nhỏ, cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ để lựa chọn loại thảo dược mát gan phù hợp, vì có những loại thảo dược  vị đắng, trẻ  khó uống 
  • Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bước nào để cải thiện chất lượng gan, giải độc gan bằng  thuốc hoặc hỗ trợ dinh dưỡng. 

Tóm lại, với hơn 40 cây thảo dược dân gian kể trên, Hello Y Khoa hy vọng bạn đã có được những thông tin, cách nhận biết cũng như tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe chúng ta. Hiện nay, ngành thuốc Đông y dần phát triển trở lại, việc tìm hiểu các loại thảo dược, là điều cần thiết trong mỗi gia đình Việt.

(5 bình chọn) - 4.8/5
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận