Cây xạ đen là dược liệu tự nhiên mang lại khá nhiều sức khoẻ, mà ông cha ta đã tận dụng từ xa xưa cho đến ngày nay. Vậy xạ đen có công dụng gì mà lại được “ưu ái” tận dụng cho đến ngày nay? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về loại cây này nhé.
Thông tin tổng quan về cây xạ đen
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, thuộc họ dây gối (tên khoa học là Celastraceae). Bên cạnh đó, loại cây này hay còn được gọi là cây ung thư (theo tiếng của dân tộc Mường), bách giải, bạch vạn hoa, cây quả nâu, dây gối, thanh giang đằng,…
1. Mô tả hình ảnh cây xạ đen
Xạ đen là loại cây dây leo có thân gỗ, bám trụ vào các cây lớn để leo lên khi mọc hoang, nhưng khi được trồng để làm dược liệu cành sẽ bám đan xen vào nhau tạo thành tự búi để lớn lên. Cây xạ đen có tròn, dài từ 3-10m, khi còn non sẽ có màu xám nhạt và không lông nhưng khi lớn lên sẽ chuyển sang màu nâu và có lông rồi dần chuyển sang màu xanh lục.
Phiến lá cây xạ đen có hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ nằm trên mỗi lá. Cả hai mặt lá đều có màu tương đồng nhau và không có lông, bìa lá có răng cưa thấp. Cuống lá ngắn, chỉ dài chưa tới 7mm và không rụng theo mùa.
Cây có hoa nhỏ và mọc thành từng chùm ở ngọn hay nách lá. Mỗi hoa có 5 cánh, màu trắng, hoa cái có bầu 3 ô. Cuống hoa dài khoảng 2-4mm. Quả nang có hình dạng trứng và dài khoảng 1cm, nở thành 3 mảnh. Trong mỗi quả sữa chứa hạt có áo màu hồng. Cây xạ đen thường ra hoa vào tháng 3-5 và ra quả vào tháng 8-12 mỗi năm.
2. Khu vực phân bố chính cây xạ đen
Ở nước ta xạ đen thường mọc hoang ở các khu vực rừng và vùng đồi núi phía Bắc có độ cao từ 1000 – 1500m, như: Hoà Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế,… nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và độ ẩm cao. Nhưng hiện nay loại cây này được trồng khá nhiều nơi để làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh.
3. Bộ phận sử dụng, cách thu hái và bảo quản cây xạ đen
- Bộ phận dùng: Toàn bộ thân, cành và lá của cây xạ đen
- Cách thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm
- Bảo quản: Sau khi thu hái cây xạ đen, đem về rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến cắt thành từng đoạn nhỏ đem đi phơi nắng hoặc sấy khô. Bảo quản thảo dược ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, khô ráo, thi thoảng nên lấy ra phơi nắng để tránh tình trạng ẩm mốc. Ngược lại đối với nguyên liệu tươi, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và không được quá 2 ngày.
4. Thành phần hóa học, dược tính của cây xạ đen
Thành phần hoá học của cây xạ đen, bao gồm:
- Polyphenol: rutin, axit lithospermic, axit rosmarinic, axit lithospermic B, kaempferol 3-rutinoside.
- Triterpene & Sesquiterpene: estar agarofuran sesquiterpene, axit glucosyringic, loranthol, emarginatine E, lupenone, 1b, 6a,…
- Một số nhóm hợp chất khác: tanin, axit amin, flavonoid, đường khử,…
Theo y học cổ truyền, cây xạ đen có vị đắng, chát, tính hàn, thường được ứng dụng trong một số tình trạng, như: điều trị các bệnh về ung bướu, mát gan, nổi mụn nhọt, vàng da,…
Cây xạ đen có tác dụng gì?
Xạ đen được xem như là “khắc tinh” của bệnh ung thư, vậy cây xạ đen có tác dụng gì? đối với sức khỏe chúng ta. Việc ứng dụng xạ đen vào y tế, y học sẽ hỗ trợ chữa trị được những bệnh lý nào, hãy cùng điểm qua một số công dụng sau:
1. Hỗ trợ điều trị khối u
Tên gọi khác của cây xạ đen là cây ung thư, có nghĩa là chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả, đặc biệt là các bệnh lý: ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… Nhờ vào hợp chất quinone, saponin, maytenfolone A, flavonoid có trong xạ đen, cụ thể chúng sẽ có tác dụng như sau: (1)
- Flavonoid: Chất này có tác dụng làm chậm và chống lại mạnh mẽ quá trình oxy hóa của các tế bào gốc tự do có thể gây ung thư, hoặc hình thành khối u. Nhờ đó, hợp chất này sẽ bảo vệ cơ thể trước các tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư và tổn thương do bức xạ gây ra.
- Quinone: Chất này có nhiệm vụ hoá lỏng các tế bào ung thư để dễ dàng đài thải chúng ra bên ngoài cơ thể. Cùng với flavonoid, bộ đôi này sẽ làm tăng tốc độ và hiệu quả đào thải các khối u.
- Saponin: Hoạt chất này có tác dụng gây ức chế các tế bào ung thư đang ở trong giai đoạn phát triển, đồng thời cũng tái tạo lại các cấu trúc của những tế bào đã bị tổn thương, ngăn ngừa khối u ác tính di căn.
2. Điều trị các bệnh lý về gan
Một số hoạt chất có trong cây xạ đen đóng vai trò kháng virus gây ra bệnh viêm gan khá mạnh mẽ, như: viêm gan A, B, C,… Ngoài ra, nhờ khả năng ức chế quá trình lipid, xạ đen đã được ứng dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, loại thảo dược quý này còn giúp làm thuyên giảm các bệnh viêm gan mãn tính đang có tiến triển thành xơ gan.
3. Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ
Nhờ vào công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, xạ đen được xem là liều thuốc để chữa những chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh khá tốt. Khi biết cách sử dụng, xạ đen còn làm giảm các triệu chứng của hoa mắt, chóng mặt và tăng cường khả năng vận chuyển máu đến não, phòng ngừa được chứng tai biến mạch máu não khá hiệu quả.
4. Chữa mụn nhọt
Tác dụng của cây xạ đen đối với làn da là gì? Với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và có tính hàn, nên xạ đen có tác dụng hỗ trợ trong việc trị mụn nhọt, các vết lở loét trên da khá hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất trong xạ đen còn làm giảm ngứa và làm lành vết thương nhanh chóng.
5. Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trong dân gian, xạ đen là một trong những thành phần luôn có mặt trong các bài thuốc dùng để chữa các bệnh về cột sống, xương khớp, như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp,…
Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp ổn định đường huyết và huyết áp, ngăn ngừa được chứng xơ vữa động mạch, điều hoà và lưu thông khí huyết, làm tăng sức đề kháng ở người cao tuổi để đề phòng bệnh tật.
6. Thanh nhiệt lợi tiểu
Theo y học cổ truyền, nhờ đặc tính hàn, vị đắng, nhạt nên thảo dược có thể giúp thông kinh, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc và giảm căng thẳng hiệu quả. Vì thế, bạn có thể sử dụng loại cây này để hãm trà uống mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác cơ thể nhẹ nhàng hơn.
7. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Đối với bệnh tiểu đường, xạ đen là vị thuốc được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị tiểu đường khá tốt. Nhờ vào khả năng ổn định đường huyết và giúp cơ thể thanh nhiệt hơn.
Có thể nói cây xạ đen mang lại khá nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe chúng ta, đó cũng là lý do vì sao chúng lại được ứng dụng từ dân gian cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, xạ đen còn là một vị thuốc Đông y khá lành tính, không mang lại nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây nên rất được ưa chuộng.
Cách dùng cây xạ đen chữa bệnh
Với những lợi ích mà lá xạ đen đã mang đến cho chúng ta, thì cách tận dụng loại dược liệu quý này trong các bài thuốc cũng khá được khá nhiều người quan tâm. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ một số cách dùng xạ đen dùng để điều trị bệnh cực đơn giản sau:
- Bài thuốc phòng chống ung thư: Chuẩn bị 100gr xạ đen, 100gr xạ vàng, 30gr cây B1, cây máu gà, nấu cùng 1,5 lít nước lọc để uống hằng ngày. Hoặc có thể nấu 70gr cây xạ đen (bao gồm cả lá và thân), rồi lọc ra để uống mỗi ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh gan: Chuẩn bị 50gr thân và lá xạ đen, 30gr cà gai leo, 10gr mật nhân, nấu cùng 2 lít nước sạch. Sau khi sôi được khoảng 15 phút thì tắt bếp, lọc nước qua rây và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc giúp thanh nhiệt, lợi tiểu: Phơi khô 15gr xạ đen tươi rồi đem đi sao vàng, chuẩn bị thêm 12gr kim ngân hoa. Tiếp đến cho tất cả nguyên liệu hãm thành trà để uống trong ngày.
- Bài thuốc tăng cường sức đề kháng: Chuẩn bị xạ đen, giảo cổ lam, nấm linh chi, mỗi vị 15gr rồi dùng để sắc nước uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa mụn nhọt, cầm máu: Trước hết hãy vệ sinh vùng da thật sạch sẽ, rồi lấy khoảng 3-5 lá xạ đen còn tươi giã nát rồi đắp lên vùng da cần cầm máu hoặc điều trị mụn nhọt, rồi băng lại để tránh bị nhiễm trùng.
Lưu ý khi sử dụng cây xạ đen
Phải công nhận xạ đen giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, bệnh lý khá hiệu quả nếu biết sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu tìm hiểu sẽ rất khó để có thể nắm được hết những lợi ích, tác hại của cây xạ đen, vì thế hãy hết sức lưu ý một số điều sau đây:
- Thuốc hoặc trà xạ đen nên dùng trong ngày, tuyệt đối không để qua đêm vì có thể tồn tại vi khuẩn bám vào, hoặc sẽ bị biến chất.
- Trước khi sử dụng xạ đen để điều trị bệnh nên hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ, bởi không phải ai cũng có thể sử dụng thảo dược quý này.
- Xạ đen là một loại thuốc Đông y, nên hiệu quả mà chúng mang lại sẽ khá chậm và cần nhiều thời gian để duy trì cũng như thu được kết quả tốt nhất.
- Khi lựa chọn xạ đen để điều trị bệnh, hãy cố gắng tìm mua thảo dược ở những nơi uy tín hoặc bạn có thể tự trồng tại nhà để đảm bảo thuốc không nhiễm hoá chất độc hại.
- Chú ý liều lượng trong các bài thuốc, bởi chỉ cần sai một lượng thuốc nào đó chắc chắn hiệu quả mà bài thuốc mang lại sẽ thay đổi, đôi khi còn có thể gây nên nhiều tác hại không mong muốn.
- Xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có khả năng trị dứt điểm căn bệnh. Do đó, bạn vẫn phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tăng cường luyện tập thể dục, thể thao hoặc thay đổi thói quen sống lành mạnh.
Một số tác dụng phụ của cây xạ đen
Thông thường khi nói về một loại thảo dược nào đó đều sẽ có hai mặt đối nghịch nhau và cây xạ đen cũng vậy. Bên cạnh những tác dụng cây xạ đen mà mình đã nêu trên, bạn cũng cần biết đến một số tác dụng phụ mà mình có thể gặp phải trong quá trình sử dụng loại cây này.
1. Cảm giác ngứa ngáy:
Mặc dù xạ đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhưng một số người sử dụng xạ đen lần đầu thường có biểu hiện ngứa ngáy, điều này được giải thích rằng: Khi cơ thể chúng ta đang bị nóng gan, trà xạ đen có tác dụng thanh nhiệt và phục hồi chức năng gan. Lúc này độc tố sẽ được đào thải qua da, khiến cơ thể có biểu hiện ngứa ngáy.
Do đó, nếu cảm thấy hết ngứa có nghĩa là gan của bạn cũng đã trở nên khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này cứ liên tục kéo dài hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
2. Có cảm giác đau bụng nhẹ, chướng bụng, đi ngoài:
Tác hại này xảy ra khi cơ thể bạn còn chưa kịp thích nghi với các hoạt chất có trong xạ đen. Do đó ở vài ngày đầu sử dụng, thuốc có thể khiến hệ tiêu hoá của bạn gặp phải một số vấn đề, như: chướng bụng, đau bụng kèm theo đi ngoài.
Để khắc phục được tác dụng phụ này, bạn có thể điều chỉnh liều lượng bài thuốc ít đi để cơ thể kịp làm quen. Cho đến khi cơ thể quen dần với sự có mặt của xạ đen, bạn có thể tăng dần liều lượng theo mức khuyến cáo.
3. Bụng trở nên cồn cào:
Đây tác dụng phụ mà ở một vài ngày đầu hầu như ai cũng có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì sử dụng chắc chắn tình trạng bụng trở nên cồn cào sẽ biến mất hoàn toàn.
4. Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật:
Đây có lẽ vừa được xem là tác dụng phụ, vừa được xem là tác hại mà cây xạ đen mang đến cho bạn. Với những người thường xuyên bị mất ngủ, nước xạ đen có tác dụng an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn nhưng cũng chính vì vậy mà lại khiến nhiều người dễ ngủ gật hơn. Vì vậy, nếu không muốn ảnh hưởng đến công việc vào ban ngày, bạn nên pha trà xạ đen nhạt lại.
5. Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng đầu nhẹ:
Khi aljm dụng xạ đen quá liều lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là tụt huyết áp, do cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi với lượng thành phần có trong xạ đen. Theo khuyến cáo của các chuyên gian, bạn chỉ nên sử dụng xạ đen từ 70-100gr mỗi ngày, không dùng nhiều hơn vì có thể bị say thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đối tượng không nên sử dụng lá xạ đen
Tuy công dụng của cây xạ đen khá nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Cũng giống như nhiều loại thảo dược khác, xạ đen cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cho các nhóm đối tượng sau đây:
1. Người bị huyết áp thấp:
Người có tiền sử hoặc đang bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen, vì có thể khiến huyết áp tụt xuống mức nguy hiểm. Do đó, trong trường hợp này nếu bệnh nhân vẫn muốn dùng xạ đen để điều trị, khi thuốc còn nóng hãy cho vào bát vài lát gừng để hạn chế tụt huyết áp.
2. Người bệnh bị suy thận:
Tuy cây xạ đen mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho gan, nhưng với người mắc bệnh suy thận thì hoàn toàn không nên sử dụng dược liệu này. Bởi hoạt động của thận đang rất yếu, nếu phải làm hết công suất để loại bỏ tạp chất độc hại (công dụng thanh lọc, mát gan của cây xạ đen), thì có thể khiến người bệnh suy thận thêm phần nghiêm trọng hơn.
3. Người đang đi ngoài phân lỏng:
Trong vài ngày đầu khi chưa quen với thuốc, cây xạ đen có thể làm bạn cảm thấy đau bụng và đi ngoài ra phân lỏng. Nếu ở thời điểm đó, bạn dùng thuốc vào thời điểm đang bị tiêu chảy nhưng chưa điều trị khỏi, sẽ khiến tình trạng bệnh thêm phần tệ hơn.
4. Phụ nữ đang có thai & trẻ em dưới 5 tuổi:
Trường hợp không nên dùng cây xạ đen mà bạn cần lưu ý nhất đó chính là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi. Bởi cơ thể của nhóm đối tượng này khá yếu nên chưa thể hấp thụ tốt các dưỡng chất có trong cây xạ đen, có thể gây nên những tác dụng phụ trên. Không những thế, nhờ vào đặc tính thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ đang mang thai.
Có thể nói, cây xạ đen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta, do đó thảo dược này luôn được các thầy thuốc tận dụng tối đa vào việc điều trị bệnh. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về công dụng của xạ đen hay các loại thảo dược khác, bạn có thể tham khảo thêm chủ đề thảo dược tại Helloykhoa nhé.