Cây xấu hổ ( mắc cỡ ) có tác dụng gì? Cách dùng cây trinh nữ để chữa bệnh

Cây xấu hổ ắt hẳn là loại cây đã quá quen thuộc với nhiều người, không chỉ vì tên gọi đặc biệt của chúng mà còn là vì đặc điểm hay cụp lại mỗi khi có người chạm vào. Có một vài ý kiến cho rằng loại thảo dược này có khả năng chữa bệnh cũng như là giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Muốn biết rõ thật hư cây xấu hổ có tác dụng gì thì mời bạn cùng đọc tham khảo qua bài viết sau.

Cây mắc cỡ có tác dụng gì

Cây xấu hổ là gì?

Cây xấu hổ là một loại thảo dược mọc phổ biến ở khắp nơi, nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo và có chu kỳ sống khá dài. Ngoài ra, các chuyên gia còn gọi nó bằng cái tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu Fabaceae.

Dựa vào một số tư liệu mà Hello Y Khoa có đọc qua, loại cây thân thảo này đem đến nhiều giá trị tuyệt vời về mặt sức khỏe trong Đông y. Đã có rất nhiều bài thuốc dân gian về cây xấu hổ được ra đời, nhiều người vẫn lưu truyền các mẹo này vào trong công cuộc phòng ngừa và chữa bệnh. Đối với những ai đã từng sử dụng qua loại cây này, họ cũng đề cao những tác dụng mà nó mang lại vừa giúp cải thiện sức khỏe mà còn tăng cường thêm sinh lực.

Đặc điểm của cây xấu hổ

Tuy rằng loại cây này rất phổ biến trong cuộc sống nhưng vẫn không loại trừ khả năng có một số người vẫn chưa biết hình dáng cụ thể của nó, đó là chưa nói đến việc phân biệt cây xấu hổ với các loại cây khác. Hiện nay, tất cả các thông tin bao gồm hình dáng cây, nó có bao nhiêu loại, thành phần hóa học…đều được liệt kê chi tiết ở trên mạng.

Dưới đây là những tư liệu quan trọng mà bên Hello Y Khoa đã đúc kết ra và giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thảo dược tự nhiên này. Nếu có nhu cầu sử dụng bạn cứ căn cứ vào những đặc điểm như này để tránh nhầm lẫn, thảo dược ở Việt Nam vô cùng nhiều và cây xấu hổ chính là một trong số chúng bao gồm: 

1. Hình ảnh cây xấu hổ

Đầu tiên, về hình dáng bên ngoài thì cây xấu hổ là một loại thân thảo nhỏ, nó có thời gian sống quanh năm và lúc mới sinh trưởng chúng sẽ có xu hướng mọc thẳng, hướng lên trên. Nhưng đến khi trưởng thành loại cây này lại bò trườn trên mặt đất nhất là những nơi có đất ẩm. 

Bên cạnh đó, cây xấu hổ có phần thân với chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm, nếu cây nào mọc ở những nơi có nhiều nắng và khí hậu ôn hòa thì nó còn có thể phát triển tốt ở chiều cao 1.5m. Loại thảo dược này sẽ bắt đầu phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau với dáng vẻ lòa xòa, cong queo uốn éo, bên ngoài thân còn được phủ bởi nhiều lớp gai mắc cỡ nhỏ hình móc sắc nhọn.

Hình ảnh cây xấu hổ

Hơn nữa, nhờ vào một đặc điểm hết sức thú vị mà người ta có thể nhận biết dễ dàng cây xấu hổ là do sự e ngại, nữ tính của chúng khi phải chịu một tác động ngoại lực nào đó đến từ bên ngoài. Lập tức lá của cây sẽ tự động cụp lại giống như đang e ấp, vô cùng ngại ngùng khi có ai đó chạm vào. 

Rất khó để tìm ra loại thảo dược nào đó lại có bản năng nhạy cảm như này nên là việc đặt tên chúng là “xấu hổ” cũng là một điều dễ hiểu mà thôi. Khi nhìn cây trực diện bạn sẽ thấy phần lá của nó có dạng kép hình lông chim với phần cuống phụ trông giống với hình chân vịt. 

Theo phân tích, cuống lá cây xấu hổ có chiều dài khoảng 4cm, trên mặt lá có phủ nhiều lông nhám bên ngoài và khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác bị nhám ở tay. Mỗi lá có từ 15 – 20 đôi lá chét và đến thời điểm cho ra hoa, các bông sẽ mọc thành từng cụm ở những nách lá.

Hoa nhỏ có phần cuống dài, nó có màu tím đỏ hơi pha hồng và có hình dạng giống như quả cầu. Thông thường, chúng sẽ được thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng và làn gió thổi qua tự nhiên. Còn về phần quả của cây xấu hổ thì chúng dài khoảng 2mm, rộng khoảng 3mm, có cấu tạo thuôn dài, luôn mọc thành chùm với nhau và có màu nâu vàng đậm.

2. Phân bố chính

Cây xấu hổ là loại dược liệu có nguồn gốc xuất xứ từ Nam và Trung Mỹ. Sau một khoảng thời gian giống cây này còn lan rộng sang một số nước trong khu vực ở châu Á như là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,…Khi du nhập về nước ta, nó thường mọc hoang dại ở ven đường hai bên, ở bờ sông còn không là bãi đất trống. 

Ước tính số lượng cây mắc cỡ mọc và phát triển ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc. Nó là loài thực vật sống lâu năm, cực kỳ ưa sáng rồi mọc ở nơi bóng râm, yên tĩnh, ít người sinh sống. Thậm chí cây xấu hổ còn tự sinh tự diệt mà không cần ai phải chăm sóc, nó còn chịu được nơi có khí hậu khô hạn và nắng nóng. 

3. Cây xấu hổ có bao nhiêu loại

Có rất ít các loại cây thảo dược có nhiều giống khác nhau, đa phần nó chỉ có 1 cây cơ bản mà ai nhìn vào cũng có thể nhận biết dễ dàng. Nhưng với cây xấu hổ thì lại khác, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra được cây mắc cỡ có 2 loại chính đó là loại có hoa mắc cỡ màu tím đỏ ( ở phần thân giữa của nó sẽ có một vài vết rạch tím đặc trưng) và tiếp theo là hoa mắc cỡ màu trắng hay còn được gọi là cây xấu hổ trắng. 

Tuy nhiên, để nói về mức độ sử dụng phổ biến thì các chuyên gia Đông y chỉ sử dụng cây xấu hổ có bông màu tím đỏ, hầu như là không có ai dùng cây xấu hổ trắng cả một phần là do nó không mang lại tác dụng chữa bệnh. Chưa kể đến là thành phần dược tính của nó có giá trị tương đối thấp, do đó loại này thường không được ưa chuộng.

4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái và bảo quản cây mắc cỡ

Theo chia sẻ của những người đi trước, thời điểm thích hợp nhất để thu hái cây xấu hổ cho ra sản lượng và giá trị cao đó là vào mùa khô. Bộ phận chủ yếu được dùng để làm thuốc đó là cành và lá của cây xấu hổ, nó có thể được dùng ở dạng tươi hay là khô đều được cả đó là tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.

Giá trị của loại cây này ở trạng thái khô hay tươi đều không có sự khác biệt gì quá nhiều. Vì thế trong quá trình đi thu hái, người nông dân sẽ mang chúng đi rửa sạch nhằm loại bỏ bùn đất, tiếp đó là đem phơi khô ngoài nắng xong rồi sấy khô lại một lần nữa. 

Cây thuốc cây mắc cỡ
Cây thuốc cây mắc cỡ

Về cách thức đóng gói và bảo quản thì người ta sẽ cho những nguyên liệu này vào trong túi zip hoặc là lọ thủy tinh để đảm bảo không cho không khí bên ngoài lọt vào. Tiếp đó, đặt tất cả các thành phần của cây mắc cỡ ở nơi khô thoáng, mát mẻ tránh để những nơi có nhiệt độ phòng quá cao hoặc để cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Điều này sẽ khiến cho các thành phần dược tính mau chóng bị oxy hóa và bay hơi.

Trong trường hợp bạn không thể tìm thấy cây xấu hổ gần nơi mình ở thì bạn có thể tìm mua chúng trên các sàn thương mại điện tử như là tiki, shopee, lazada còn không là tới các cửa hàng chuyên bán các loại thảo dược hoặc là thuốc Đông y. Hãy cân nhắc chọn lọc và mua nguyên liệu tốt nhất cho chính mình.

5. Thành phần hóa học, dược tính chủ yếu của của cây mắc cỡ

Đối với thành phần hóa học, dược tính của cây xấu hổ thì các chuyên gia đã tìm thấy hoạt chất đặc trưng trong đó là Alcaloid, đây chất được tạo thành bởi axit amin và thường thì nó chỉ có ở các loại thực vật có nguồn gốc xuất phát từ tự nhiên. Do nền y học ngày càng phát triển vượt bậc, các bác sĩ y tế đã ứng dụng hoạt chất này vào trong quá trình điều trị và chúng có tác dụng là gây tê, giảm đau tức thời.

Bên cạnh đó, Flavonoid còn là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa dường như bạn sẽ thấy nó rất quen trong một số loại thuốc hoặc các thực phẩm chức năng. Nó sẽ ngăn cản không cho các gốc tự do tấn công đến các tế bào bên trong cơ thể đồng thời gia tăng kháng thể một cách nhanh chóng. 

Nói một cách đơn giản thì cơ thể mỗi người sẽ được bảo vệ tối ưu từ trong ra ngoài nhằm loại bỏ các chất độc hại vô cùng hiệu quả. Tất nhiên bạn sẽ không dễ dàng mắc một số bệnh mãn tính do cơ thể lúc này đang vô cùng khỏe mạnh. Còn với axit amin, chất này sẽ tạo nên một loạt protein nhằm cân bằng nội tiết tố.

Mặt khác, nó còn có tác dụng là dẫn truyền xung thần kinh cải thiện tình trạng mất ngủ và khiến cho bạn không cảm thấy bị stress. Thêm nữa, hoạt chất này còn đem lại khả năng giảm đau nhức, kích thích quá trình trao đổi chất, giảm béo và ngăn chặn sự phân hủy của cơ bắp.

Ngoài những chất quan trọng được kể tên như trên thì cây xấu hổ còn có những thành phần khác đi kèm như là Crocetin, Minosin, cùng với các loại alcol và axit hữu cơ tất cả chúng cũng đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho người bệnh. Ở lá cây mắc cỡ người ta còn tìm thấy Selen và chất nhầy, nó sẽ tăng cường vận chuyển máu về tim.

Cây xấu hổ có tác dụng gì?

Nhờ vào những thông tin liệt kê chi tiết như trên thì ta có thể thấy tác dụng của cây xấu hổ thật sự tuyệt vời hơn cả mong đợi. Dù rằng đây chỉ là loại thảo dược mọc tự nhiên nhưng khả năng phòng ngừa và chữa bệnh của nó đã khiến tình trạng bệnh của một số người có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Do đó, cây xấu hổ có khả năng chữa các bệnh như là:

Tác dụng của cây mắc cỡ
Tác dụng của cây mắc cỡ
  • Điều trị chứng mất ngủ: Cũng như bao loại thảo dược khác, cây xấu hổ cũng có khả năng chữa chứng mất ngủ ở một số người. Do vị của nó có tính ngọt, hàn nên nhiệt độ cơ thể sẽ luôn trong trạng thái cân bằng, bạn sẽ không cảm thấy nóng bức, khó chịu trong lúc ngủ nữa. Bạn sẽ nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn bao giờ hết.
  • Hỗ trợ, chống lại nọc độc của rắn: Một số nghiên cứu từ trường đại học ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, chất dịch tiết ra từ rễ của cây mắc cỡ có chứa hoạt chất Mimosa. Chất này có khả năng là ngăn cản,ức chế hoạt động của Hyaluronidase và Protease đây là các chất độc cực mạnh thường được tìm thấy trong nọc độc rắn. Các cơ quan hô hấp của bạn sẽ mau chóng bình thường lại khi đắp trực tiếp thành phần này vào chỗ vết thương bị cắn.
  • Làm giảm chứng co giật: Hiện tượng cơ thể đột nhiên co giật không rõ nguyên nhân có thể là do bệnh động kinh gây ra, khi này một luồng sóng điện sẽ chạy qua não bất thường. Nếu không có sự chuẩn bị và phòng ngừa trước đó bạn rất có thể bị đột quỵ nhanh chóng. Do đó, việc dùng thử cây xấu hổ sẽ giảm thiểu tình trạng này xảy ra.
  • Ngăn ngừa suy nhược thần kinh: Do nhịp sống ngày càng gấp gáp, vội vàng nên không một ai có thể tránh được việc bản thân mình sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài đến mức gây ra suy nhược thần kinh. Lúc này, não bộ của bạn bị quá tải và cần tìm cách nghỉ ngơi. Liệu pháp trị liệu an toàn nhất đó là dùng cây mắc cỡ, chỉ cần bạn chuyên tâm uống khoảng 3-4 lần trong tuần thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
  • Trị các bệnh về gan: Một số bệnh lý nguy hiểm về gan như là xơ gan, ung thư gan, áp xe gan…chúng đều gây ra những tổn thương ở gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Thay vì dùng các loại thuốc tây chuyên dụng gây nóng người, bạn có thể tham khảo đến lá cây xấu hổ. Nó được xem là thần dược vì có tính năng làm mát gan nhanh chóng. 
  • Chống bệnh trầm cảm: Căn bệnh trầm cảm thường xuyên xuất hiện ở người trẻ, dấu hiệu của bệnh sẽ càng nặng hơn nếu như bạn không nhờ đến các bác sĩ tâm lý tư vấn. Để có thể khiến bệnh tình của bệnh nhân thuyên giảm, ngoài việc thay đổi cách nhìn về các mối quan hệ xã hội người bệnh còn được khuyên dùng cả nước uống được sắc từ lá cây xấu hổ. Hiệu quả của nó cũng tương tự như là Diazepam.
Có thể bạn quan tâm: Tác hại cây xấu hổ

Cách sử dụng cây trinh nữ chữa bệnh

Trong quá trình tìm hiểu về cây trinh nữ không ít người đã đặt ra những câu hỏi như là Cây xấu hổ trị bệnh gì? Cách sử dụng nó là như thế nào? Để có thể làm rõ vấn đề này bạn nên xem kỹ từng bước hướng dẫn dùng thảo nhược và các bài thuốc có liên quan đến nó bao gồm:

Cả lá, cành và rễ của cây xấu hổ bạn có thể thái chúng thành từng lát mỏng rồi phơi khô đem sắc thành nước uống cũng được còn không là để dưới dạng tươi nhưng nhớ là phải rửa cho thật sạch. Liều dùng cơ bản mà các chuyên gia Đông y đã quy định là bạn nên dùng khoảng 6 – 20g thảo dược (ở dạng sắc nấu nước uống), đặc biệt là không dùng quá 120g nếu có ý định tăng thêm thì hãy cân nhắc đến tình trạng của bản thân và hỏi rõ ý kiến của bác sĩ.

Cách dùng cây mắc cỡ chữa bệnh
Cách dùng cây mắc cỡ chữa bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây trinh nữ:

  • Chữa viêm phế quản mãn tính: 20g cây xấu hổ, 16g rễ lá cẩm. Bạn đem tất cả nguyên liệu này rửa sạch và cho vào nồi, chế khoảng 200ml nước vào đó và đun sôi trong khoảng 30 phút. Đợi cho tới khi nào các hoạt chất tan ra rồi tắt bếp. Khi nước đã nguội bạn có thể uống trực tiếp, nếu dùng không hết thì bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 2 ngày.
  • Trị đau nhức xương khớp: Dùng 1 nắm cây xấu hổ rửa sạch rồi phơi khô. Đem chúng đi ngâm với rượu trắng có nồng độ cồn là 35 – 40 độ. Ủ trong khoảng 1 tháng xong rồi bạn lấy ra một lượng vừa phải xoa bóp lên các vùng xương khớp đau nhức của mình, không quên massage nhiều lần để máu huyết được lưu thông. 
  • Điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ: Chuẩn bị 15g cây trinh nữ, 15g cúc tần, 20g chua me đất. Đem tất cả nấu với nước và chia ra thành 2 lần uống trong ngày. Uống trước khi đi ngủ điều này sẽ khiến cho tinh thần của bạn trở nên ổn định hơn, cơn buồn ngủ cũng sẽ đến nhanh chóng.
  • Hỗ trợ làm mát gan: Trong Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn nên nó rất thích hợp để giúp cân bằng cơ thể cũng như chữa các chứng nóng về gan. Chỉ dùng 12g xấu hổ sắc uống, nó sẽ ngăn cản không cho các vấn đề liên quan như là xơ gan, ung thư gan diễn ra. Ngay khi uống bạn sẽ thấy cơ thể mình như được thanh lọc, các chức năng và quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. 
  • Trị huyết áp cao: Với người có tiền sử huyết áp cao hoặc là dễ làm mệt vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh việc dùng thuốc bạn có thể chăm uống nước sắc từ cây xấu hổ. Dùng 6g cây xấu hổ, cùi bông sứ, cau đắng, hạt muồng nu mỗi thứ 8g và mang đi sắc với 250ml rồi dùng nó để uống hàng ngày. 
  • Chống lại nọc độc từ vết rắn cắn: Các vết rắn cắn có thể khiến vết thương của bạn bị nhiễm trùng nếu ở mức độ nhẹ, nặng thì nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng do lượng độc tố trong nọc quá cao. Chỉ cần dùng 1 nắm trinh nữ rồi đem đi rửa sạch, sau đó giã nát nó ra và đắp lên vết thương. Giữ yên tầm 20 – 30 phút xong rồi đem đi rửa sạch rồi băng bó vết thương với băng gạt. Không quên dùng thuốc kháng sinh sau đó.
Có thể bạn quan tâm: Rễ cây xấu hổ ngâm rượu

Cẩn trọng khi dùng cây mắc cỡ

Một vài điều mà bạn cần cẩn trọng khi dùng cây mắc cỡ đó là:

  • Trong lá, cành và rễ của cây xấu hổ có chứa độc tố, tuy nó khá nhẹ nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng trên cơ thể của mình.
  • Không được dùng quá số lượng cây trinh nữ, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến mặt sức khỏe nói chung.
  • Những ai có tiền sử huyết áp thấp thì không nên dùng cây trinh nữ, tính hàn của nó có thể làm cho cơ thể trở nên mát tức thì và điều đó sẽ khiến tay, chân bạn bị bủn rủn.
  • Cần rửa sạch cây trinh nữ, ngâm với nước muối pha loãng và rửa với nước nhiều lần trước khi đem nó đi nấu thành nước để uống.
  • Nếu bạn cảm thấy không chắc ăn về những tác dụng mà cây xấu hổ đem lại thì có thể hỏi ý kiến từ các chuyên gia bác sĩ trước khi tự tiện dùng.

Đối tượng không nên sử dụng cây trinh nữ

Dù là cây trinh nữ có đem đến nhiều tác dụng tối ưu nào trong việc chữa bệnh đi chăng nữa thì nó chỉ hợp cho một số đối tượng nhất định. Những ai thuộc diện không được phép sử dụng cây xấu hổ thì bắt buộc phải tuân theo, dù là bệnh tình của bạn đang ở trong giai đoạn nào thì điều này cũng chỉ khiến cho tình trạng của bạn không nặng thêm mà thôi. Các đối tượng không được phép dùng cây mắc cỡ gồm có: 

  • Các chị em phụ nữ nhất là những ai đang mang thai, sau sinh hoặc là đang trong giai đoạn cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng cây xấu hổ. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cơ thể của trẻ nhỏ gặp nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên dùng cây xấu hổ chữa bệnh vì thành phần dược tính của nó đều có chứa một lượng độc tố nhẹ trong đó đặc biệt là ở các bộ phận như rễ, lá và cành.
  • Những ai không quen dùng các loại thảo dược tự nhiên hay là bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây trinh nữ cũng không được dùng. Muốn biết rõ mình dị ứng với những gì thì bạn có thể đi xét nghiệm làm rõ.

Qua bài viết trên, bạn cũng biết được những thông tin tổng quan về cây xấu hổ từ hình dáng cho đến cách phân bố, thu hái như nào. Đương nhiên là loại thảo dược có tên gọi kỳ lạ như này lại đem đến nhiều tác dụng vô cùng tuyệt vời, nó không những chữa được bệnh mà còn ngăn ngừa các nhân tố xấu gây hại cơ thể. Do đó, bạn có thể tham khảo sử dụng cây trinh nữ để tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận