Chườm ngải cứu có tác dụng gì? Cách chườm như thế nào hiệu quả?

Chườm ngải cứu có tác dụng gì? Có thể nói, ngải cứu là một vị thuốc quá đỗi quen thuộc với nhiều người từ xa xưa cho đến ngày nay. Với những đặc tính vốn có vốn có của nó, ngải cứu luôn là một bài thuốc quý để giúp chúng ta cải thiện sức khỏe đáng kể. Vì thế, hãy cùng mình tìm hiểu thực hư về tác dụng của loại cây này nhé!

Chường ngải cứu có tác dụng gì?

Tìm hiểu về ngải cứu

Để biết rõ hơn về tác dụng của chườm ngải cứu, bạn cũng cần phải biết những thông tin quan trọng sau đây về vị thuốc này. Ngải cứu còn được gọi với cái tên khác là thuốc cứu.Trong Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng và có một mùi thơm đặc trưng. Ngải cứu thường được các thầy thuốc Việt sử dụng để lưu thông khí huyết, trừ hàn, giảm đau xương khớp,…(1)

Tìm hiểu về cây ngải cứu
Tìm hiểu về cây ngải cứu

Tuy nhiên, theo nghiên cứu y học hiện đại, ngải cứu nhiều hoạt chất tự nhiên, quý hiếm như: adenine, flavonoid, choline,… có tác dụng chống sưng viêm, bài trừ phong thấp hiệu quả. Chính vì thế, ngải cứu được sử dụng như một vị thuốc riêng biệt, có thể đem sắc uống, nấu ăn hoặc giã nát đắp lên vùng đau, tùy theo bệnh lý của từng người. 

Chườm ngải cứu có tác dụng gì?

Chườm ngải cứu có tác dụng gì? Chườm nóng là một hình thức để làm giảm các cơn đau đến từ xương khớp. Ngoài ra, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cho một số loại bệnh thông thường khác. Hãy cùng Helloykhoa tìm hiểu tiếp công dụng của chúng ở phần dưới đây!

Tác dụng của việc chườm ngải cứu là gì?
Tác dụng của việc chườm ngải cứu là gì?

1. Chườm ngải cứu giải cảm, phong hàn

Như minh đã nói ở trên, trong đông y ngải cứu có tính ấm, vị đắng, là đặc tính có lợi trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì thế, việc ăn ngải cứu sống sẽ giúp bạn loại bỏ các độc tố đang tồn tại trong cơ thể, giải cảm, chống nhiễm trùng phong hàn hiệu quả. 

Ngoài ra, một số thầy thuốc khuyến khích chúng ta sử dụng ngải cứu với bạc hà, để trị cảm cúm, sốt và ngộ độc thức ăn cực kỳ hữu ích. Hơn thế nữa, nhờ đặc tính khử trùng của thuốc cứu, mà chúng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn bên trong dạ dày tốt nhất, hạn chế tối đa bệnh phong hàn.

2. Chườm ngải cứu chữa đau bụng

Chườm lá ngải cứu có tác dụng gì? Ai cũng viết ngải cứu có tính ấm, vì thế chúng có tác dụng điều hoà khí huyết và trị chứng đau bụng do kinh nguyệt không đều, rong kinh, thống kinh khá hiệu quả. 

Các hoạt chất có trong ngải cứu sẽ làm giảm các cơn đau khi hành kinh do: khí huyết ứ trệ, máu lưu thông không đều gây chèn ép lên các bộ phận khác, dẫn đến các cơn đau nhói ở bụng trước, trong và sau thời gian “đèn đỏ”. Do đó, sử dụng ngải cứu sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi và chữa đau bụng kinh hiệu quả.

Cách chườm ngải cứu chữa đau bụng: 

Chuẩn bị muối ăn, gừng đập dập và một ít rượu, cho vào chảo rang nóng. Sau khi đã đủ độ nóng, cần tắt lửa ngay và thêm 1 nắm lá ngải cứu vào, đảo nhanh và đều tay. Sau đó, đổ hỗn hợp ra một miếng vải dày, để cho nguội bớt thì đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới. Lưu ý, không nên bỏ lá ngải cứu sớm vì có thể làm mất dược tính, và nên chườm ngải cứu qua nhiều lớp khăn để tránh bị bỏng.

Chườm ngải cứu chữa đau bụng
Chườm ngải cứu chữa đau bụng

3. Điều trị đau nhức xương khớp

Chườm ngải cứu có tác dụng gì? Trong Đông y, cây thuốc cứu chứa khá nhiều hàm lượng tinh dầu và các chất có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Điều này sẽ giúp ngải cứu phát huy hết công dụng chống viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả. Các thành phần chính trong ngải cứu giúp làm dịu các cơn đau thần kinh, như: cineol, thuyon, dehydro, tetradecatrilin, dehydro matricaria este, tricosanol và chất kháng khuẩn tự nhiên,…

Cùng với đó là sự nghiên cứu của y học hiện đại, rong ngải cứu có chứa rất nhiều chất tanin, có công dụng giảm đau, giãn cơ gân cốt, tăng cường sự đàn hồi của các dây chằng ở xương, để chúng vận động linh hoạt hơn. Vì thế, bạn có thể sử dụng ngải cứu để đắp lên một số chỗ viêm, đau xương khớp, để làm các cơn đau thuyên giảm rõ rệt. 

Cách chườm ngải cứu nóng chữa đau nhức xương khớp:

Cũng như cách điều trị đau bụng kinh ở trên, bạn có thể sử dụng công thức đó để làm giảm các cơn đau xương khớp, giảm viêm một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có một cách làm đơn giản hơn, đó là bạn hãy dùng ngải cứu đảo sơ qua với rượu và đắp hỗn hợp này lên vùng xương khớp đang bị đau. 

4. Điều trị nổi mề đay

Chườm ngải cứu có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu ngải cứu có chứa một số hợp chất hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh tự nhiên và thuốc giảm đau. Chính vì vậy, có khá nhiều người đã dùng ngải cứu để chữa mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…

Tuy nhiên, trên thực tế, bài thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu và thử nghiệm. Vì vậy, nếu cần thiết phải sử dụng, hãy cẩn thận, thông báo kỹ lưỡng cho người thân và trao đổi ý kiến ​​với các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn 

5. Điều trị dị ứng do lạnh 

Công dụng của chườm ngải cứu là gì? Dị ứng do lạnh hay còn được gọi là dị ứng do thời tiết, là tình trạng da nổi mẩn ngứa đỏ, bị viêm mũi,… Chính vì thế, ngải cứu là vị thuốc mà mọi người có thể nhớ đến lúc này. Như mình đã nói, trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, vì thế người xưa thường dùng lá thuốc cứu để chữa dị ứng do thời tiết mang lại.

Trên đây là 5 công dụng điển hình nhất để trả lời cho câu hỏi “chườm ngải cứu có tác dụng gì?”, để bạn đọc nắm rõ thông tin hơn về vị thuốc này. Có thể nói, ngải cứu mang lại tác dụng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe chúng ta, vì thế hãy tận dụng chúng một cách triệt để và tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm muối rang ngải cứu

Cách chườm lá ngải cứu nóng chữa bệnh

Để áp dụng cách chườm lá ngải cứu nóng đúng cách, mà không gây ra các tình trạng nóng rát, bỏng da. Hãy cùng mình theo dõi quy trình chườm nóng lá ngải cứu lên da nhé!

Cách chườm ngải cứu chữa bệnh
Cách chườm ngải cứu chữa bệnh

Chuẩn bị:

  • Người thực hiện: Bác sĩ, bác sĩ, chuyên viên tẩm quất, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. 
  • Nguyên liệu: 200 – 300gr tươi hoặc khô, 20 – 30gr muối ăn.
  • Dụng cụ: Nồi, hoặc chảo, đũa, bếp, giường điều trị, khăn bông hoặc túi vải, thuốc điều trị bỏng da. 
  • Thầy thuốc và người bệnh: Bác sĩ sẽ khám và lập hồ sơ bệnh án theo chỉ định, giải thích mục đích và cách dùng ngải cứu cho bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm hợp tác. Trong khi đó, người bệnh có thể nằm, ngồi ở tư thế thoải mái phù hợp với quá trình điều trị, mặc quần áo rộng rãi để lộ vị trí băng ép, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Các bước thực hiện:

  • Thủ thuật: Bắc chảo lên bếp, cho ngải cứu và muối vào sao đều cho nóng. Sau đó, cho thành phẩm ngải cứu và muối vào túi vải haowjc khăn vải, để nguội còn khoảng 40-50 độ C. Tiếp đến, xác định khu vực cần điều trị, đặt túi chườm lên vùng trị liệu. Dùng khăn bông quấn kín hoặc giữ im trong khoảng 10 – 20 phút. Sau khi kết lúc, lấy ngải cứu ra và dùng khăn lau sạch vùng điều trị. 
  • Liệu trình: Chườm 10 -20 phút/ lần, ngày chườm 1-2 lần vào vị trí cần điều trị. Một liệu trình cần thực hiện phải kéo dài từ 5 – 10 ngày, tuỳ vào mức độ và diễn biến của từng loại bệnh. Có thể tiến hành áp dụng 2-3 liệu trình liên tục. 

Theo dõi và xử trí kịp thời khi người bệnh gặp tai biến:

Cần theo dõi biểu cảm, cảm giác của người bệnh để tránh gây bỏng da. Nếu gặp phải trường hợp bỏng, hãy ngừng chườm ngải cứu và chữa trị theo phác đồ của trị bỏng.

Lưu ý nhỏ khi chườm lá ngải cứu

Sau khi đã tìm hiểu chườm ngải cứu có tác dụng gì? để giúp người bệnh sử dụng ngải cứu đúng cách và an toàn. Bạn cần phải lưu ý đến một số điểm sau đây, để giúp thuốc cứu phát huy tác dụng một cách tốt nhất. 

Lưu ý khi chườm lá ngải cứu
Lưu ý khi chườm lá ngải cứu
  • Cần tìm mua ngải cứu sạch, không thuốc trừ sâu, không ẩm mốc, để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 
  • Trước khi sử dụng đắp ngải cứu lên da, cần kiểm tra nhiệt độ xem có phù hợp hay chưa.
  • Khi đắp ngải cứu lên da, không đắp trực tiếp mà hãy đắp thông qua túi vải hoặc một lớp khăn bông, để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Ngải cứu là một vị thảo dược có dược tính cao, vì thế khi thực hiện chườm ngải, người bệnh cần chườm nóng đúng cách và đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng chườm nóng quá nhiều lần một ngày.
  • Trước khi sử dụng phương pháp chườm ngải cứu, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện. 
  • Người bệnh có tiền sử bệnh lý về gan, rối loạn tiêu hoá, phụ nữ đang mang thai,… thì không nên sử dụng ngải cứu để chữa đau lưng. 
  • Về công dụng của biện pháp chườm ngải cứu sẽ khác nhau, tùy vào thể trạng mỗi người. Do đó, khi quyết định thực hiện phương pháp này, bạn cần kiên trì thực hiện.
  • Trong quá trình chườm nóng, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hoặc bị bỏng da, cần đưa đến trung tâm y tế để chữa trị. Không vì chủ quan việc chườm nóng mà ngó lơ các biểu hiện của người bệnh. 

Một lưu ý cực kỳ quan trọng khác mà bạn cần biết, đó là cách chườm ngải cứu này sẽ chống chỉ định với:

  • Vùng da bị mất cảm giác
  • Vùng da đang bị tổn thương, có vết thương, chấn thương, mụn nhọt, chàm,…
  • Người bệnh đang bị sốt cao, đang nhiễm trùng hoặc nhiễm độc
  • Các bệnh lý đang được cấp cứu
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị gia giảm cảm giác ở vùng da, người say rượu hoặc người có bệnh lý tâm thần

Hy vọng với những thông tin về chườm ngải cứu có tác dụng gì? sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và tận dụng chúng tốt hơn. Ngải cứu là một vị thuốc quý trong dân gian, thường được các thầy thuốc dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, cảm lạnh, nổi mề đay,… Vì thế, bạn có thể áp dụng cách chườm lá ngải cứu này, để nâng cao sức khỏe bản thân nhé!

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận