Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta, luôn là câu hỏi được nhiều người nhắc đến. Có thể nói lá hẹ đã được xem là một vị thuốc quý từ xa xưa, thường được dùng để chữa cảm mạo. Nhưng hiện nay, với những thành phần có trong hẹ, chúng còn mang lại nhiều tác dụng hơn thế nữa, Vì thế, hãy cùng mình tìm hiểu về loại cây này nhé!
Lá hẹ là gì?
Lá hẹ là một loại rau được sử dụng nhiều trong các món ăn gia đình để làm gia vị hoặc rau ăn kèm, như: hủ tiếu, tôm xào hẹ, cháo hẹ, trứng hấp hẹ,… Chúng không chỉ giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn. Mà còn là một bài thuốc chữa bệnh cảm lạnh, được dân gian truyền lại khá hiệu quả.
Hiện nay, loại cây này rất dễ trồng, bạn chỉ cần trồng bằng cây con một lần, chờ chúng phát triển và thu hoạch được rất nhiều lứa tiếp theo, trong nhiều năm mà không cần phải chăm sóc nhiều. Có thể nói, khi trồng cây hẹ chúng sẽ sinh trưởng tốt quanh năm, vừa có thể dùng để chế biến món ăn, vừa có thể chữa bệnh khi cần thiết.
Đặc điểm của cây hẹ như thế nào?
Là một vị thuốc quý trong dân gian, cây hẹ luôn được tận dụng vào các phương thuốc chữa bệnh. Chính vì thế, việc nhận biết những đặc điểm của loại thảo dược này cũng cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Helloykhoa khám phá những đặc điểm về vị thuốc – lá hẹ này nhé! (1)
- Tên gọi khác: Hẹ thường, khởi dương thảo, cửu thái.
- Tên khoa học: Allium ramosum L., 1753.
- Phân loại: Cây thuộc bộ Măng tay, họ Hành, chi Hành, Loài Allium ramosum
- Phân bố: Ban đầu cây hẹ có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung Á và Bắc Á. Hiện tại, chúng đã được phát triển rộng rãi sang các vùng Đông và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây hẹ được trồng ở khắp đất nước, từ vùng đồng bằng cho đến vùng núi.
- Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn bộ cây hẹ, bao gồm: thân, lá, rễ, hoa
- Mô tả hình ảnh cây hẹ: Cây hẹ là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20-25cm, mọc thẳng đứng, hình trụ hay có góc ở đầu. Đặc biệt, thân chỉ cao khi lá hẹ đã già, cuối ngọn thân mọc một chùm hoa. Lá dài khoảng 15-60cm, hình dài hẹp, nửa hình trụ và thường mọc ở gốc hoa. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa. Quả nang, có hạt nhỏ nằm bên trong.
- Thành phần dược liệu: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá hẹ có chứa một số thành phần tốt cho sức khoẻ sau: vitamin A, vitamin C, Chất xơ, phốt pho, canxi, đường, chất đạm.
Cách dùng và liều lượng sử dụng
Lá hẹ có thể được sử dụng để chế biến bằng nhiều cách khác nhau, như:
- Chế biến thành các món ăn cùng lá hẹ (xào, nấu,…)
- Dùng lá hẹ tươi, giã thành nước rồi đắp lên vết thương, các chỗ đang bị viêm nhiêm
- Dùng để kết hợp, chế biến thành các bài thuốc nam để chữa trị bệnh
Trong Đông y, các thầy thuốc sẽ khuyến khích thường xuyên dùng thêm lá hẹ để trị bệnh. Tuy nhiên, liều lượng khi sử dụng sẽ được gia giảm vừa đủ, tùy theo mỗi cách dùng.
Lá hẹ có tác dụng gì?
Lá hẹ có tác dụng gì? mà được nhiều người sử dụng đến thế! Có thể nói, với những thành phần dưỡng chất trên, đã cho chúng ta thấy được lá hẹ có tác dụng tốt như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta rồi đúng không nào! Vì thế, hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích của lá hẹ đối với sức khỏe con người sau đây nhé! (2)
Theo y học cổ truyền, lá hẹ thường được dùng để chữa trị các bệnh lý từ thông thường cho đến phức tạp như:
- Mát gan, giải độc
- Táo bón
- Bổ thận
- Cầm máu
- Tan máu
- Tiêu đờm
- Đau lưng
- Đái tháo đường
- Ho khan, ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Nhưng hiện nay, theo nhiều tác dụng của lá hẹ còn nhiều hơn thế, như:
- Giảm cholesterol có trong máu, mỡ trong máu
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Chống đông máu, tụ cầu
- Kháng các loại vi khuẩn gây hại
- Bảo vệ tuyến tụy
- Giảm đường huyết
Bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ
Có thể nói, sức khỏe là một điều vô giá của mỗi con người, vì thế bạn cần chăm sóc và bảo vệ điều “vô giá” này như thế nào cũng là một trong những bài toán khó. Hiểu được điều đó, mình xin chia sẻ một số bài thuốc hữu ích từ cây lá hẹ sau đây, mà mọi người có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Trị côn trùng chui vào tai
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ
Thực hiện: Rửa sạch lá hẹ, giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho vào tai, để dụ côn trùng ra bên ngoài.
2. Chữa ho cho trẻ em
Nguyên liệu: lá hẹ tươi, đường phèn
Thực hiện: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ, rồi cho ra chén có thêm cả đường phèn. Sau đó, cho chén vào nồi cơm điện hấp chín là được. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
3. Chữa cảm mạo, ho do trời lạnh
Nguyên liệu: 250gr lá hẹ, 25gr gừng tươi, đường phèn
Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, cắt nhỏ cho vào chén, thêm một chút đường phèn. Tiếp đến, cho chén vào nồi hấp chín, để nguội, ăn cái, uống nước là cơ thể sẽ dần bình phục.
4. Chữa mộng tinh, di tinh, yếu sinh lý
Nguyên liệu: 500gr lá hẹ tươi
Thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, để ráo rồi giã vắt lấy nước cốt uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày, và uống liên tục trong vòng 1 tuần để thấy được kết quả tốt nhất.
5. Chữa chứng táo bón
Nguyên liệu: Hạt hẹ
Thực hiện: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, cho vào hũ thuỷ tinh để dùng dần. Mỗi lần uống thì dùng hoảng 5gr pha với nước sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày.
6. Chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ
Nguyên liệu: 25gr rễ lá hẹ, nấu 50gr cháo gạo, đường
Thực hiện: Rễ hẹ rửa sạch, vắt lấy nước cho vào nồi cháo đang sôi. Sau đó, thêm một ít đường, rồi thưởng thức, ăn khi còn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
7. Chữa đau răng
Nguyên liệu: Lấy một nắm lá hẹ, lấy luôn cả rễ
Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, sau đó giã thật nhuyễn, dùng bã đắp vào chỗ đau, đắp liên tục cho đến khi khỏi.
8. Chữa trĩ sưng đau
Nguyên liệu: lá hẹ, lá chuối
Thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cho vào nồi đất cùng một ít nước, tiếp đến dùng lá chuối bịt kín miệng nồi. Sau đó, đun cho thiệt sôi rồi nhắc xuống, chọc thủng 1 lỗ nhỏ để hơi bay ra, sau đó tiến hành xong trĩ. Nếu thấy hết hơi, bạn hãy đổ hẹ ra chậu ngâm, dùng để rửa hậu môn nhé!
9. Chữa đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
Nguyên liệu: Lá hẹ, ngũ vị tử, dây tơ hồng xanh, phúc bồn tử, nữ trinh tử, cẩu kỷ tử, mỗi vị 40gr.
Thực hiện: Đem phơi khô tất cả các nguyên liệu, rồi tán thành bột mịn. Khi dùng, lấy khoảng 6gr bột hoà cùng nước ấm để uống, ngày uống 2 lần là đủ.
10. Chữa ra mồ hôi trộm
Nguyên liệu: 300gr lá hẹ tươi, 100gr thịt rắn
Thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu thật sạch sẽ, rồi cho hai thứ vào cùng hấp thật chín, nêm nếm gia vị để vừa ăn và thưởng thức.
11. Chữa hen suyễn
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ
Thực hiện: Rửa sạch sau đó giã nát, chắt lấy nước cốt uống. Hoặc bạn có thể sắc thành thuốc uống trong ngày.
12. Chữa bí tắc kinh nguyệt, kinh không đều
Nguyên liệu: 10gr hạt hẹ, 10gr hạt dành dành
Thực hiện: Đem hai nguyên liệu cho vào ấm cùng một ít nước. Sau đó, sắc thành thuốc uống trong ngày, chia làm 2 lần uống.
13. Chữa ghẻ
Nguyên liệu: 50gr lá hẹ, 30gr rau cần
Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó giã nát, rồi dùng bã chà xát lên phần bị ghẻ, chà 2 lần mỗi ngày để thấy được kết quả tốt nhất.
14. Bài thuốc giúp bổ mắt, mắt sáng
Nguyên liệu: lá hẹ, gan dễ, mỗi thứ 150gr
Thực hiện: Rửa sạch hai nguyên liệu, rồi thái nhỏ. Tiếp đến, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bắt lên bếp xào chín. Sử dụng ngay trong ngày và liên tục trong 10 ngày.
Bên trên là một số bài thuốc để giúp bạn trả lời cho câu hỏi hẹ trị bệnh gì? Hy vọng với những kiến thức cơ bản này, sẽ giúp bạn bảo vệ và nâng cao sức khoẻ hơn.
Lưu ý khi dùng cây hẹ chữa bệnh
Khi đã biết lá hẹ có tác dụng gì, thì trong quá trình sử dụng cây rau hẹ để chữa trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau, để tránh lá hẹ có tác dụng trực tiếp đến với sức khỏe của bản thân. (3)
- Không sử dụng cây hẹ héo, úng hoặc để trong một thời gian quá lâu.
- Không sử dụng hẹ để làm dược liệu thuốc, nấu ăn cho các đối tượng bị dị ứng, hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong chúng.
- Hẹ chống chỉ đỉnh với những đối tượng đang bị âm suy, bốc hỏa.
- Tuyệt đối, không nên sử dụng cây hẹ cùng với thịt trâu và mật ong. Bởi đây là những nguyên liệu đại kỵ với cây hẹ, dễ gây ra độc tố khi kết hợp chung, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
- Hạn chế sử dụng, tốt nhất là không nên sử dụng lá hẹ vào mùa nắng nóng.
- Khi sử dụng cây hẹ để chữa bệnh, cần lưu ý liều lượng để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các món ăn chế biến từ lá hẹ
Bên cạnh những tác dụng của lá hẹ đối với bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể chữa trị hoặc nâng cao sức khỏe, bằng cách chế biến chúng thành các món ăn khác nhau. Điều này, không chỉ giúp bạn dễ dàng cung cấp các dưỡng chất từ hẹ để chữa bệnh, mà còn giúp gia tăng hương vị cho món ăn nhiều hơn.
1. Lá hẹ ăn sống
Khi ăn sống lá hẹ còn mang lại nhiều dưỡng chất hơn khi nấu chín. Bạn có thể ăn sống lá hẹ bằng cách ăn chung với gỏi cuốn, hoặc có thể sử dụng như rau sống thông thường.
Cách làm gỏi cuốn lá hẹ:
Nguyên liệu: bánh tráng, thịt heo, tôm, bún, rau xà lách, hẹ
Thực hiện:
- Bước 1: Thịt heo và tôm rửa sơ với nước, rồi cho vào nồi luộc chín. Sau khi chín, vớt thịt ra, cắt thành từng miếng dài mỏng, tôm cắt đôi (theo hình con tôm).
- Bước 2: Rửa sạch rau xà lách, hẹ với nước muối pha loãng, rồi để ráo.
- Bước 3: Trải đều bánh tráng, thoa một lớp nước mỏng để bánh mềm, dễ cuộn. Tiếp đến cho rau xà lách, bún, lá hẹ, thịt và cuối cùng là tôm, trải đều nguyên liệu thành một đường dài, rồi bắt đầu cuộn giống chả giò.
- Bước 4: Trình bày ra dĩa, rồi thưởng thức.
2. Làm món hẹ luộc
So với hẹ sống, thì hẹ luộc lại có mùi đỡ hăng và dễ ăn hơn rất nhiều lần. Bạn có thể luộc hẹ ăn như rau luộc hàng ngày, để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Cách làm món luộc chấm kho quẹt:
Nguyên liệu: lá hẹ, bí đao, cà rốt, bông cải xanh, ngó sen, thịt ba chỉ, gia vị
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước.
- Bước 2: Cho tất cả vào luộc cho đến khi chín thì tắt bếp, vớt ra để ráo.
- Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu kho quẹt: Rửa sạch thịt ba chỉ, để ráo rồi thái thành hạt lựu. Hành tỏi, bóc vỏ, băm nhỏ cùng với ớt. Hành lá tươi, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ 4-5cm.
- Bước 4: Pha nước để kho quẹt: Cho 5 muỗng đường, cùng 7 muỗng canh nước lọc vào chén nhỏ, khuấy đều cho đến khi tan đường. Sau đó, đổ thêm 10 muỗng nước mắm vào hỗn hợp vừa pha, khuấy đều.
- Bước 5: Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho thịt vào đảo đều khoảng 1 phút, rồi mới cho tiếp 1 muỗng canh dầu ăn vào đảo tiếp. Đảo đều cho đến khi phần mỡ bị tóp ở mức vừa phải, phần thịt cũng hơi teo lại, thì đổ nước pha kho quẹt vào. Sau cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm khoảng 10-15 phút, thì tắt bếp chờ hỗn hợp sánh lại.
- Bước 6: Bày thành phầm ra dĩa và thưởng thức.
3. Hẹ xào cùng tôm, mực
Có thể nói hẹ xào cùng tôm, mực sẽ trở thành một món ăn lý tưởng trong bữa cơm hằng ngày của bạn. Không chỉ vì ngon, mà nó còn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho 1 bữa ăn tiêu chuẩn.
Cách làm hẹ xào tôm, mực:
Nguyên liệu: 1 bó hẹ nhỏ, 150gr tôm, 100gr mực, ¼ củ hành tây, gia vị nêm nếm
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch tôm và mực, rồi cắt mực thành từng khoanh tròn.
- Bước 2: Tiếp đến, bắc chảo lên bếp, phi tỏi cho thơm rồi cho tôm, mực vào xào sơ. Nêm nếm các gia vị vừa ăn như: muối, mắm, hạt tiêu.
- Bước 3: Xào thêm một lúc thì cho ớt xanh vào xào tiếp. Khi tất cả các nguyên liệu đều chín, thì cho hẹ và hành lá vào đảo đều, rồi tắt bếp.
- Bước 4: Trình bày món ăn ra dĩa và thưởng thức khi còn nóng.
4. Nấu canh hẹ
Một bữa cơm hoàn chỉnh sẽ có đủ 3 món chính đúng không nào! Chính vì thế, khi đã có hẹ luộc và hẹ xào tôm, mực, thì đâu thể nào bỏ qua món canh hẹ này được chứ!
Cách nấu canh hẹ
Nguyên liệu: lá hẹ, thịt heo băm nhỏ hoặc sườn thăn, đậu hũ, gia vị nêm nếm
Thực hiện:
- Bước 1: Bắc chảo lên bếp, xào sơ thịt heo băm hoặc sườn, trong lúc này nhớ nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 2: Khi thịt vừa chín tới thì cho thêm hẹ vào đảo đều, nhanh tay.
- Bước 3: Sau đó, đổ thịt và hẹ vừa xào qua nồi nấu canh cùng một lượng nước vừa đủ, nêm nếm gia vị đầy đủ, vừa ăn. Nấu cho đến khi gần sôi, thì cắt đậu phụ cho vào.
- Bước 4: Nấu thêm khoảng 3-4 phút, thì tắt bếp, bày ra tô rồi thưởng thức.
5. Hẹ muối chua
Hẹ muối chua có thể là một món ăn lạ miệng đối với nhiều người, tuy nhiên hẹ muối chua lại là món ăn kèm được khá nhiều người ưa chuộng.
Cách làm hẹ muối chua
Nguyên liệu: 500gr hẹ, 1 muỗng muối hột, 2 muỗng đường, 1 lít nước nóng 60 độ
Thực hiện:
- Bước 1: Hoà tan muối, đường với nước nóng. Nêm nếm lại, thấy có vị mặn như nước biển là được.
- Bước 2: Hẹ rửa sạch, cắt thành khúc, rồi cho vào hũ thuỷ tinh. Sau đó, đổ nước muối đường vừa pha vào hũ, lấy một dĩa nhỏ dằn lại, để đảm bảo hẹ ngập trong nước.
- Bước 3: Dùng màng bọc thực phẩm bịt miệng hũ và để trong vòng 10 tiếng. Lúc này hẹ sẽ lên men, có vị chua rất ngon.
Tóm lại, lá hẹ có tác dụng gì? chắc chắn với những thông tin mà mình đã đưa trên thì bạn đã biết rồi đúng không nào. Với nhiều lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại cho chúng ta, đây có thể là bài thuốc khá hữu dụng mà mỗi gia đình Việt cần biết ngay lúc này đấy!