Không ít người tỏ ra thắc mắc là lá sầu đâu trị bệnh gì vì vốn trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có khả năng chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ các thông tin có liên quan cũng như là về liều lượng sử dụng, tác dụng phụ của cây sầu đâu thì rất nguy hiểm cho những ai sử dụng. Để được giải thích kỹ càng hơn về cây sầu đâu trị bệnh gì thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Thông tin cây sầu đâu
Muốn biết rõ lá sầu đâu trị bệnh gì thì trước tiên ta cần phải nêu rõ một số thông tin cơ bản về loại cây này cũng như phân loại các chủng loại dựa theo những đặc điểm dễ nhận biết nhất. Dựa theo một số tài liệu mà Hello Y Khoa có đọc qua, cây sầu đâu có tên gọi rất đặc biệt là cây Neem một số vùng khác còn gọi nó là sầu đông, xoan Ấn Độ thuộc họ nhà Meliaceae.
Rất nhiều người dễ lầm tưởng là sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam vì vẻ bề ngoài của chúng khá là giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây có những đặc điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Thậm chí loại cây này còn được phân ra thành từng loại tùy thuộc vào khu vực phân bố mà ngoại hình của chúng cũng không đồng nhất.
Cụ thể hơn là cây sầu đâu bản địa, thân của cây khá to và có độ cao trung bình tầm 8 – 15m. Hiện nó có tên trong danh sách những loại dược liệu cần được bảo tồn của Việt Nam. Cây có lá kép hình lông chim, hoa thì mọc ở nách lá tạo thành cụm, đặc biệt hơn là nó có màu trắng hoặc màu tím nhạt.
Còn với sầu đâu Ấn Độ nó còn có tên gọi khác là cây nim, thân cây có thể cao đến 20m và các nhánh xèo tạo thành tán rộng. Chúng thường được trồng rất nhiều và được người ra lấy làm gỏi. Lá của nó cũng có màu xanh, hoa màu trắng và thường được ví như là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Chủng loại cuối cùng đó chính là sầu đâu rừng thuộc họ thanh thất, thân cây khá nhỏ dạng tiểu mộc với chiều cao từ 1.6 – 2.5m, chúng mọc thành bụi và mọc thành hoa ở các gốc lá. Nói về công dụng và độc tính thì nó khá là giống với sầu đâu bản địa.
1. Cây sầu đâu có những tác dụng gì?
Sau khi đã phân tích kỹ càng cây sầu đâu bản địa so với loại sầu đâu rừng, sầu râu Ấn Độ thì bạn cũng nên biết rằng những bộ phận trên cây như là lá, hạt, vỏ…cũng đều có khả năng chữa bệnh và mang đến những tác dụng tuyệt vời như sau: (1)
-
Tác dụng lá sầu đâu: Lá của sầu đâu có thể được dùng để điều trị một số bệnh như là phong, rối loạn mắt, chảy máu mũi, buồn nôn,rối loạn tiêu hóa, loét da, các bệnh về tim mạch, sốt, tiểu đường và nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, nó cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào cho người sử dụng.
-
Tác dụng của vỏ cây sầu đâu: Nhắc đến Vỏ cây sầu đâu thì nó được sử dụng để trị bệnh sốt rét, loét dạ dày, bệnh ngoài da cũng như các chấn thương phần mềm bên ngoài.
-
Tác dụng của hoa sầu đâu: Hoa sầu đâu được sử dụng để làm giảm mật, giảm ho, cảm cúm và giúp sổ giun đường ruột.
-
Tác dụng của trái sầu đâu: Trái sầu đâu được dùng cho những ai mắc chứng bệnh trĩ, giun đường ruột, tiểu nhiều, chảy máu cam, giúp làm sáng mắt, đái tháo đường.
-
Tác dụng của hạt sầu đâu: Có thể mọi người không biết nhưng hạt sầu đâu có khả năng ngừa thai và phá thai, ngoài ra nó còn trị bệnh phong và giun đường ruột vô cùng hiệu quả.
2. Một số thành phần hoạt tính chứa trong cây sầu đâu
Thành phần hoạt tính của thảo dược dường như là thông tin mà bất kỳ ai cũng quan tâm, nhất là những người có ý định sử dụng nó với mục đích là chữa bệnh. Tiếp đó cây sầu đâu cũng chứa các hoạt chất ở nhiều bộ phận của nó như là hạt, hoa, lá…
Các bộ phận của cây đa phần đều có vị đắng khá là khó uống, tính lạnh và bạn cũng nên xác định xem tình trạng bệnh của mình thì mới hãy sử dụng chúng.Tùy vào liều lượng, độ mẫn cảm của cơ thể mà đối tượng sử dụng từng nguyên liệu này dựa theo mức độ độc tính cũng rất khác nhau.
- Hạt: bao gồm 4,5% là dầu, loại dầu này sẽ chứa các chất đắng như là nimbin, nimbinin và nimbidin. Trong đó, nimbidin được xem là hoạt chất chứa sunfua.
- Cụm hoa: chứa hoạt chất như là glucozit nimbosterin với 0,005% và 0,5% tinh dầu, ngoài ra nó còn có nimbosterol, nimberetin và axit béo.
- Hoa: vị của hoa sầu đâu chứa một chất khá đắng.
- Quả: còn về phần quả sầu đâu nó có chứa một chất hỗn hợp chất đắng là bakayamin.
- Vỏ thân: Hoạt chất chính có trong vỏ thân sầu đâu là chất toosendamin, nó còn gọi là khổ luyện tố đồng thời có khoảng 0,04% nimbin, nimbinin 09,001% và cuối cùng là 0,02% tinh dầu.
Các dạng bào chế lá sầu đâu
Về cơ bản lá sầu đâu sẽ có thể được bào chế và dùng dưới dạng tươi, sấy khô còn không là người ta sẽ tách chiết những chiết suất có trong vỏ cây ra rồi sử dụng. Bên cạnh đó, nó còn làm thành dưới dạng bột nhão hoặc là dầu tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Tuy nó được tinh chế với nhiều dạng khác nhau nhưng nó vẫn mang đến những tác dụng tuyệt vời cho người sử dụng.
Lá sầu đâu trị bệnh gì?
Sẽ không ít người đặt ra câu hỏi là lá sầu đâu chữa bệnh gì và mức độ kháng bệnh của nó có hữu dụng như nhiều người vẫn thường đồn thổi hay không. Để trả lời cho thắc mắc này thì các chuyên gia đã liệt kê ra một số bệnh mà lá sầu đâu có thể chữa khỏi như là:
1. Làm dầu sầu đâu trị đau nhức ngoài da
Trong quá trình vận động hoặc tham gia các môn thể thao bạn có thể gặp phải những chấn thương đến độ gây tê nhức ngoài da. Thay vì dùng dầu gió để xoa bóp thì bạn có thể tham khảo đến việc dùng dầu sầu đâu để khiến các cơn đau mong chóng dịu lại.
2. Bài thuốc trị sốt rét từ cây sầu đâu
Bệnh sốt rét vừa khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi lại làm ảnh hưởng đến công việc cũng như là sinh hoạt thường ngày nếu như cơn sốt này vẫn kéo dài quá lâu. Cách dùng như sau bạn chỉ cần khoảng 60g lá sầu đâu tươi và 4 quả hạt tiêu đen, dùng chày chã nguyễn nó ra xong rồi cho khoảng 125ml nước vào trộn kỹ rồi uống.
3. Bài thuốc trị rắn, rết cắn
Các vết thương do bị rắn cắn hoặc các loại côn trùng có độc nào cắn sẽ dễ bị hoại tử nếu như bạn không sát trùng và vệ sinh kỹ càng. Ngoài việc là ngăn không cho các chất độc phát tán ra thì bạn có thể dùng lá sầu đâu để đảm bảo là những thành phần độc tố sẽ không tấn công các bộ phận khác trong cơ thể.
Sau một thời gian kiên trì sử dụng vết thương sẽ nhanh chóng lành lại. Bài thuốc cũng vô cùng đơn giản bạn chỉ cần 1 nắm lá cây sầu đâu tươi kèm theo đó là 1 chút muối. Giã nát nó ra rồi vắt lấy nước uống, còn không thì bạn có thể đắp phần xác trực tiếp lên vết thương.
4. Uống nước nấu lá sầu đâu trị bệnh đường huyết
Những ai bị chứng rối loạn đường huyết lên xuống thất thường thì có thể nghĩ ngay đến việc nấu lá sầu đâu để uống ngay trong bài lá sầu đâu trị bệnh gì. Loại thảo dược này sẽ giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể, đồng thời nó còn cho phép tuyến tụy sản xuất ra insulin, từ đó khiến cho lượng đường trong máu được kiểm soát ở mức độ cân bằng. Bạn dùng khoảng 5 – 10 lá tươi rồi đun nó trong nước sôi rồi dùng dần.
5. Dùng lá sầu đâu chữa viêm túi mật
Các bệnh viêm túi mật như là viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật có thể dùng sầu đâu để mà sắc uống mỗi ngày. Theo đó, bạn đem một số nguyên liệu như là kim tiền thảo, sầu đâu, mã đề, chỉ xác, uất kim rửa sạch rồi nấu cùng với 350ml nước. Khi nước nguội thì bạn rót ra ly uống và cứ thế kiên trì dùng trong 2 tuần.
6. Cách dùng lá sầu đâu trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn để tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng bước sang thời kỳ mãn tính thì việc điều trị càng khó khăn hơn nhiều. Bệnh này không phải là không chữa được nếu như bạn áp dụng theo công thức dân gian từ người xưa như là dùng khoảng 20 – 30g lá cây sầu đâu rồi đem sắc với nước để uống hàng ngày. Khi này, những triệu chứng như là đau bụng, ợ hơi, trào ngược sẽ có dấu hiệu cải thiện đáng kể.
7. Bài thuốc điều trị mụn nhọt từ lá sầu đâu
Mụn nhọt có thể khiến cho làn da và ngoại hình của bạn dần xấu xí hơn nếu bạn không tìm cách diệt trừ tận gốc các nốt mụn này. Đa phần những nguyên gây mụn đều xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau có thể vệ sinh da không kỹ, còn không là khói bụi, các vi khuẩn xâm nhập vào và cứ thế tích tụ.
Cách hay nhất là bạn dùng khoảng 50g lá sầu đâu tươi, rửa sạch nó với nước muối pha loãng rồi dùng chày giã nhuyễn ra. Bạn có thể đắp trực tiếp phần xác lên những nốt mụn đang trong tình trạng sưng đỏ, còn không thì nấu thành nước và dùng để rửa mặt hàng ngày cũng được.
8. Cách dùng lá sầu đâu trị hói đầu
Trong danh sách những mẹo dùng lá sầu đâu trị bệnh thì có một công thức khá hay chuyên về trị chứng hói đầu mà ai cũng có thể tham khảo. Dựa theo phân tích, bạn nên chuẩn bị một nắm lá sầu đâu, nhớ là rửa nó thật sạch xong rồi đun trong nước sôi với dung tích nước là 300ml nước.
Khi nước sôi bạn pha nó cùng với nước lạnh rồi dùng để gội đầu, một thời gian sau các nang tóc sẽ mọc dày chắc khỏe, mái tóc của bạn lúc này trông cực kỳ căng bóng và óng ả, hiện tượng tóc rụng theo đó sẽ giảm đi đáng kể.
9. Bài thuốc trị sỏi thận từ lá sầu đâu
Sỏi thận có thể gây tắc đường dẫn nước tiểu và điều này sẽ khiến cho cơ thể của bạn càng thêm suy nhược khi không thể nào giải phóng được lượng nước dư thừa cần tiết ra bên ngoài. Cách duy nhất có thể làm tiêu hao sỏi thận đó là bạn đốt cho lá sầu đâu thành tro, đem nó trung hòa với nước lạnh rồi cứ thế dùng 3 lần mỗi ngày. Nhớ là phải uống sau mỗi bữa ăn để không bị cào ruột.
10. Cách uống lá sầu đâu trị khó tiêu
Chứng khó tiêu là một vấn đề rất phổ biến thường xảy ra ở mỗi người, tuy rằng nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh cũng làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu như bạn không trị dứt điểm.
Cách để khiến cho hệ tuần hoàn bài tiết dễ dàng và dạ dày không bị khó tiêu thì bạn có thể dùng một chút là sầu đâu khô, ít bạc hà, muối và đinh hương trộn cùng với nhau. Đem tất cả nguyên liệu này sắc thành thuốc và uống với liều lượng là 2 lần mỗi ngày. Trong vòng 3 ngày các triệu chứng về khó tiêu sẽ hoàn toàn biến mất.
11. Bài thuốc sổ giun từ lá cây sầu đâu
Đa phần những ai cần phải sổ giun thì họ sẽ dùng thuốc cho thuận tiện, nhưng với người bị kích ứng với những thành phần có trong loại thuốc này thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn lá sầu đâu để thay thế. Khi này, nó sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bã có hại bên trong cơ thể, đồng thời nó còn tăng cường lợi khuẩn và thúc đẩy hoạt động của quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn.
Một số tác dụng phụ khi dùng lá cây sầu đâu
Dù rằng lá của cây sầu đâu quả thật mang đến nhiều bất ngờ cho người bệnh bởi khả năng chữa bệnh của nó vô cùng vượt trội không hề kém cạnh gì so với các loại thảo dược khác. Tuy nhiên, người dùng cũng sẽ không tránh khỏi một số tác dụng phụ của nó trong quá trình điều trị trong bài lá sầu đâu trị bệnh gì như sau:
Đối với người có cơ địa mẫn cảm với việc dùng thảo dược tự nhiên thì rất có thể họ sẽ gặp phải những triệu chứng như là buồn nôn, rối loạn máu, chóng mặt, bị tiêu chảy, mất ý thức, động kinh…nguy hiểm hơn là nó có thể khiến bạn bị tử vong vào bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài ra, ít người biết rằng tác dụng phụ của lá sầu đâu này còn có thể khiến cho thai phụ bị sảy thai vì dược tính khá đắng của nó. Do đó, chị em phụ nữ nào đang trong thời kỳ mang thai cần phải đặc biệt cẩn trọng khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào kể cả là với cây sầu đâu bởi không có gì đảm bảo là sức khỏe thai nhi trong bụng bạn sẽ không gặp vấn đề.
Lưu ý khi dùng sầu đâu chữa bệnh
Đối với những ai mới lần đầu sử dụng lá sầu đâu để chữa bệnh thì bạn sẽ không thể nào biết được công dụng và liều lượng dùng thế nào là chính tác. Do đó, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề khi dùng sầu đâu như là:
- Không được phép lạm dụng quá nhiều lá sầu đâu chữa bệnh, vì nếu dùng quá liều thì cơ thể bạn sẽ phải gặp những tình trạng như là thiếu ngủ, thiếu máu não, bị tiêu chảy và thường dẫn đến nôn mửa, ý thức thì mất dần. Tình trạng này sẽ càng diễn biến nặng hơn và thậm chí là gây tử vong.
- Trẻ nhỏ không được phép dùng hay là ăn hạt sầu đâu vì những hoạt chất có trong này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Tinh dầu và vỏ cây của lá sầu đâu thật sự có thể hại cho bà bầu lẫn các sinh linh bé nhỏ đang nằm trong bụng mẹ. Do đó, bạn nên khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Khi dùng sầu đâu để chữa bệnh thì bạn cần phải kiên trì trong thời gian dài, không được tự ý ngưng sử dụng vì lúc này hiệu quả của nó vẫn chưa thật sự xảy ra. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà lá sầu đâu có phát huy công dụng hay không.
- Bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này khi đã rửa sạch nó kỹ càng để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn và những hoạt chất độc tính còn sót lại.
- Cánh đàn ông khi dùng lá sầu đâu để chữa bệnh thì nên thận trọng vì theo nghiên cứu nó sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh sản.
Mức độ an toàn khi sử dụng lá cây sầu đâu
Biết rằng những tác dụng của lá sầu đâu được liệt kê như trên có khả năng chữa trị bệnh rất tốt nhưng về mức độ an toàn sử dụng thì còn rất nhiều hạn chế cho từng nhóm đối tượng như là:
- Đối với trẻ em: Như đã được cảnh báo trước đó thì hạt sầu đâu hoặc dầu của nó hoàn toàn không được để cho trẻ nhỏ uống phải vì rất khả năng sức khỏe của chúng sẽ gặp nhiều vấn đề. Các phản ứng phụ nghiêm trọng về trẻ sơ sinh vẫn thường diễn ra trong vòng vài giờ kể từ lúc những đứa trẻ dùng dầu sầu đâu.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Dầu và vỏ cây sầu đều có vị đắng, tính lạnh nên nó hoàn toàn không thích hợp dùng cho các thai phụ đang trong thời kỳ mang thai. Nếu bất cẩn uống thì bạn có thể gặp phải hiện tượng sảy thai, băng huyết cứ thế chảy ra rất nhiều.
- Dùng trong phẫu thuật: Trước thời điểm phẫu thuật, bạn nên ngưng dùng lá sầu đâu ít nhất là 2 tuần trước đó để hoạt chất của nó không ảnh hưởng nhiều tới cuộc phẫu thuật như đã dự tính.
Một số tương tác với thuốc khi dùng lá sầu đâu
Ngoài những thắc mắc về sầu đâu trị bệnh gì thì một số người dùng cũng rất quan tâm đến sự tương tác của loại thảo dược này với nhóm thuốc trị bệnh khác. Một số loại thuốc có phản ứng với cây sầu đâu cụ thể là:
- Lithium: Dùng sầu đâu có thể làm tăng hàm lượng của lithium trong cơ thể và nó sẽ gây ra một loạt các phản ứng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc cho bệnh tiểu đường: Sầu đâu sẽ làm giảm lượng đường trong máu, thuốc tiểu đường cũng có chức năng tương tự như vậy. Những loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường là glyburide, insulin, chlorpropamide, glipizide…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sầu đâu có khả năng làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể còn thuốc ức chế thì lại có tác dụng ngược lại. Những loại thuốc gây ức chế hệ miễn dịch là azathioprine, basiliximab, mycophenolate, tacrolimus…
Nhìn chung, những thắc mắc về lá sầu đâu trị bệnh gì đã được giải đáp kỹ càng như trên nên những ai có hứng thú và thật sự quan tâm đến việc dùng thảo dược tự nhiên thì có thể tham khảo qua. Những công dụng của cây sầu đâu là không thể bàn cãi, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo các chuyên gia bác sĩ thay vì tự tiện sử dụng nó. Hy vọng, bạn có thể nhìn nhận được những hiệu quả khách quan từ lá sầu đâu trị bệnh.