Mọi người đã quá quen thuộc dùng lá tía tô trong các bữa ăn thường ngày, nhưng có mấy ai biết được loại thảo dược này còn có khả năng chữa bệnh cũng như phòng chống các tác nhân gây hại khác ra khỏi cơ thể. Để có thể hiểu thêm về đặc điểm cấu tạo cũng như là tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe, bạn có thể đọc tham khảo thông qua bà viết dưới đây.
Lá tía tô là gì?
Lá tía tô còn có tên gọi khoa học khác là Ocimum tenuiflorum, đây là một loại cây thân thảo mọc lâu năm có thể mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống nói chung. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn và đồ uống để bồi bổ sức khỏe, hơn nữa loại rau này cũng là vị thuốc Đông y dân gian được người xưa sử dụng rất nhiều để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.
Theo Hello Y Khoa tìm hiểu, bạn có thể dễ dàng tìm mua loại rau này ở bất kỳ đâu vì giá thành của nó cực kỳ rẻ và dễ chế biến. Tuy nhiên, với người chưa từng thấy qua hoặc chưa sử dụng qua loại rau này bạn sẽ không thể biết hình dạng của nó trông như thế nào. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn nên tìm mua lá tía tô ở những nơi chất lượng và sử dụng với số lượng vừa phải để tránh gặp các phản ứng bất thường.
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết lá tía tô
Để có thể biết được đặc điểm và dấu hiệu nhận biết của lá tía tô thì dưới đây là những thông tin mà bạn nên biết bao gồm: (1)
1. Mô tả hình ảnh cây tía tô
Cây tía tô vốn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bạn sẽ không thể nào nhầm lẫn nó so với các loại cây khác nếu dựa vào những đặc điểm nhận diện bên ngoài. Theo đó, cây tía tô là một cây thân thảo mọc lâu năm có phần thân mọc thẳng đứng, chiều cao trung bình dao động trong khoảng 30-60cm.
Cả thân cây có màu xanh đậm, những cánh lá nhỏ thì có hình dạng bầu dục. Lá tía tô có màu xanh đậm hoặc màu tím, hai bên mép lá có cạnh răng cưa và phiến lá có lông tơ khá mịn, kích thước của chúng sẽ to dần về cuống lá. Mặt lá tương đối nhẵn và có mùi thơm rất đặc trưng, nhờ vậy mà nhiều người dùng lá tía tô để nấu ăn hoặc làm gia vị.
Bên cạnh đó, cây tía tô cũng có hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, thông thường chúng sẽ mọc thành các chùm hoa dài và có lông tơ bám xung quanh. Trái của cây tía tô là những hạt nhỏ màu nâu, bên trong của nó còn chứa các hạt nhỏ hơn và khi gió thổi những hạt này sẽ bay khắp nơi.
2. Nơi phân bố của lá tía tô
Lá tía tô có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Hiện nay, loại rau tự nhiên này còn được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Nó được trồng và sử dụng phổ biến trong các nền văn hóa Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và nhiều quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, lá tía tô cũng đã được du nhập và trồng ở nhiều quốc gia khác bao gồm các khu vực nhiệt đới và ôn đới như Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi. Tại Việt Nam, lá tía tô vốn được trồng trong vườn hoặc trong chậu. Đây là loại cây ưa thích ánh nắng mặt trời và những nơi có đất ẩm ướt, chính vì vậy bạn có thể dễ dàng thu hoạch nó quanh năm mỗi khi cần.
3. Cách thu hái và bảo quản lá tía tô
Để thu hái và bảo quản lá tía tô, bạn có thể tuân theo các bước sau:
- Thu hái lá tía tô: Việc thu hái lá tía tô nên được thực hiện vào buổi sáng sớm, đây là khoảng thời gian mà cây còn đang trong trạng thái tươi rói và chưa bị héo. Bạn nên cắt những cành lá tía tô từ phần trên của cây, chọn những lá có màu xanh đậm và không có dấu hiệu hư hỏng.
- Rửa sạch lá tía tô: Sau khi thu hái, bạn hãy rửa sạch lá tía tô bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất còn dính ở phần rễ, kẻ lá. Hãy nhẹ nhàng chà xát lá để không làm rách hoặc làm hỏng chúng.
- Phơi khô hoặc sấy khô: Sau khi đã rửa sạch rồi, bạn có thể phơi khô lá tía tô bằng cách trải lá ra một cái mâm và để nó dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy hoặc lò sấy ở nhiệt độ thấp để sấy lá tía tô.
- Bảo quản lá tía tô: Sau khi lá tía tô đã khô hoàn toàn, bạn hãy cho chúng vào hũ thủy tinh hoặc túi kín để bảo quản. Đảm bảo rằng hũ hoặc túi hoàn toàn khô ráo và không có độ ẩm. Đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp để giữ cho lá tía tô có màu sắc và hương thơm tốt nhất.
4. Thành phần hóa học và dược tính của cây tía tô
Vốn dĩ nhiều người chọn tin dùng lá tía tô để chữa bệnh là vì nó có chứa nhiều thành phần hóa học và dược tính có lợi như là:
- Eugenol: Đây là chất có tính chống vi khuẩn và chống viêm. Nó cũng có khả năng giảm đau và làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm.
- Tinh dầu: Về hàm lượng tinh dầu thì trong lá tía tô có chứa khoảng 0.2%. Đa phần tinh dầu này sẽ chứa các hợp chất như là linalool, estragole và thymol. Nó có tác dụng chống dị ứng, kháng nấm và tăng cường khả năng tái tạo của các mô tế bào.
- Flavonoid: Cây tía tô có chứa các flavonoid như orientin và vicenin, chúng đều có tính chống oxy hóa cao và có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại do các gốc tự do gây ra, đồng thời nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.
- Acid rosmarinic: Thành phần này cũng là một chất chống oxy hóa thuộc phân nhóm phenol, nó vốn được tìm thấy nhiều ở các loại thực vật hương thảo và có khả năng điều trị một số bệnh như dị ứng, hen suyễn.
Lá tía tô có tác dụng gì cho sức khỏe của chúng ta
Thông qua những đặc điểm mô tả bên ngoài, nơi phân bố của lá tía tô, bạn cũng có thể dễ dàng nhận định đây là một cây thuốc vô cùng quý trong việc điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là các tác dụng của lá tía tô mà các chuyên gia Đông y đã liệt kê bao gồm:
1. Lá tía tô có dụng làm đẹp cho da
Mọi người đã quá quen thuộc với việc dùng lá tía tô giúp bồi bổ sức khỏe, làm tăng cường hệ miễn dịch nhưng mặt khác nó cũng có thể được dùng để làm đẹp và cải thiện các khuyết điểm về làn da. Do trong lá tía tô có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nó sẽ giúp ngăn chặn sự tổn hại của các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa đang diễn ra từng ngày.
Chị em phụ nữ nào đã ngoài 30 và đang trong tình trạng da bị chảy xệ, nhăn nheo thì khi dùng lá tía tô để rửa mặt, đắp mặt nạ các nếp nhăn sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, nó còn tăng cường độ đàn hồi và làm da trở nên trẻ trung hơn. Những vùng da không đều màu do bị ánh mặt trời chiếu vào cũng được làm sáng đáng kể, nhờ vậy mà bạn cũng tự tin hơn khi da mặt của mình đã đều màu hơn trước.
Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tính kháng vi khuẩn và kháng viêm do chứa thành phần Flavonoid. Nó sẽ làm dịu tình trạng kích ứng, biến các nốt mụn sưng to mau chóng xẹp lại và gom thành cồi. Chỉ cần chuyên tâm sử dụng, chả mấy chốc các vết thâm nám trên da mặt của bạn sẽ được làm mờ đáng kể. Khi chạm vào, bạn sẽ thấy làn da của mình vô cùng mịn màng, ẩm ướt đó là do lá tía tô có khả năng giữ ẩm, giúp cân bằng lượng dầu tự nhiên trên da và ngăn ngừa mụn. (2)
2. Lá tía tô giúp chống dị ứng
Ngoài khả năng giúp làm đẹp da ra, lá tía tô còn giúp chống dị ứng và làm dịu các triệu chứng dị ứng trên da vô cùng tốt. Nhờ vào các chất chống viêm và kháng viêm như histamine, nó sẽ giúp giảm ngứa và sưng đỏ do bạn lỡ dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần dị ứng trong đó.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị dị ứng do ăn phải các loại hải sản thì lá tía tô cũng làm giảm đáng kể cơn ngứa ngáy khó chịu, các nốt sần đỏ cũng dần biến mất sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi sử dụng lá tía tô thì nên ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ da liễu ngay lập tức.
3. Tác dụng đối với thần kinh của lá tía tô
Sự căng thẳng, mệt mỏi đến từ công việc lẫn mối quan hệ xung quanh vô tình khiến bạn dần stress nhiều hơn. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể pha cho mình một ly trà lá tía tô, nó sẽ làm dịu cảm giác căng thẳng cho hệ thần kinh và khiến tinh thần của bạn dần ổn định trở lại.
Các hoạt chất như là axit rosmarinic và luteolin sẽ kiểm soát mức độ dẫn truyền của dây thần kinh, đồng thời nó sẽ xua tan nỗi lo âu, giúp bạn thư giãn và tạo cảm giác yên bình cho tinh thần.
4. Lá tía tô giúp chống ung thư
Có thể bạn không biết nhưng lá tía tô cũng có thể giúp chống lại các tế bào ung thư đang ngày một phát triển mạnh trong cơ thể. Một lượng lớn luteolin cùng các hợp chất triterpene và axit rosmarinic có trong lá tía tô sẽ giúp đẩy lùi các tế bào ung thư tiềm ẩn, bạn có thể bổ sung nó trực tiếp bằng cách ăn thật nhiều lá tía tô và duy trì tần suất uống nước ép lá tía tô khoảng 3-4 lần mỗi tuần. (3)
5. Ổn định các bệnh lý tự miễn
Dựa theo đánh giá của các chuyên gia, một số bệnh nhân mắc các bệnh về hen suyễn, tiểu đường khi áp dụng phương thức trị liệu bằng dầu hạt lá tía tô thì tình trạng bệnh của họ cũng thuyển giảm đáng kể.
Khi này, lá tía tô sẽ phát huy tác dụng là gây ức chế sự co thắt ở đường thở để ngăn không cho cơ thể hít phải các chất độc hại. Trong loại dầu này có chứa nhiều hoạt chất như axit omega-3, alpha-linolenic nó sẽ giúp kiểm soát các tình trạng khác của một số bệnh lý tự miễn như viêm khớp, lupus…
6. Hỗ trợ hệ tim mạch
Thời gian gần đây, tỷ lệ người mắc phải các bệnh về tim mạch ngày càng tăng cao do họ bị rối loạn lipid trong máu. Theo đó, để có thể cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày và hạn chế không cho axit béo tích tụ quá nhiều thì bác sĩ đã khuyên nên cho lá tía tô vào trong thực đơn ăn uống.
Thành phần omega-3 cao có trong lá tía tô sẽ làm giảm huyết áp, đồng thời nó cũng làm giảm mức đường trong máu và tăng cường tuần hoàn máu, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bạn chỉ cần duy trì tần suất sử dụng lá tía tô cho hợp lý là được, không quên kết hợp nó cùng với các thực phẩm có lợi khác để nhịp tim luôn đập ổn định.
7. Lá tía tô có tác dụng kiểm soát cholesterol
Vốn dĩ lá tía tô có chứa chất xơ, phytosterol và các chất chống oxy hóa, những thành phần này có thể giảm hấp thụ cholesterol từ thức ăn vào máu. Ngoài ra, chúng còn giúp làm giảm lipoprotein cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL (lipoprotein cholesterol có mật độ thấp, thường được gắn liền với tình trạng tắc nghẽn động mạch) và triglyceride. Nhờ vậy mà lượng đường huyết mới không tăng và những ai mắc bệnh tiểu đường cũng không phải lo bệnh diễn biến nặng thêm.
8. Lá tía tô có khả năng kháng khuẩn tốt
Dựa theo đánh giá khách quan, tác dụng của nước lá tía tô thật sự mang đến nhiều bất ngờ cho người bệnh vì nó không những có khả năng kháng khuẩn vô cùng tốt mà hơn nữa loại rau tự nhiên này rất lành tính đảm bảo ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nó chứa các hợp chất có tác dụng kháng vi khuẩn như là axit rosmarinic, axit ursolic, axit oleanolic nhờ vậy mà cơ thể của bạn mới luôn trong trạng thái khỏe mạnh khi các tác nhân, virus gây bệnh đã được ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kháng khuẩn đạt mức độ cao hơn, bạn nên học cách sử dụng lá tía tô đúng cách và kết hợp nó với các biện pháp vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
9. Hỗ trợ sức khỏe cho gan
Lá tía tô còn có một tác dụng đặc biệt khác là hỗ trợ sức khỏe cho gan và khiến bộ phận này thanh lọc được các độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Lá tía tô có mùi vị khá đặc trưng, nó không những kháng viêm mà còn bảo vệ lá gan tránh khỏi các tác động của các gốc tự do và các chất độc hại.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể giảm mức đường huyết và mỡ máu, nó sẽ cải thiện đáng kể chức năng hoạt động của gan và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
10. Lá tía tô giúp chống oxy hóa cho da
Đối với các chị em phụ nữ sắp sang tuổi 30, một trong những vấn đề khiến họ lo ngại nhất đó chính là tình trạng làn da của mình sẽ bị oxy hóa và chảy xệ do tuổi tác gây nên. Để da mặt lúc nào cũng trẻ hóa, căng bóng bạn có thể tham khảo dùng lá tía tô để làm mặt nạ.
Nguyên liệu này có chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, chúng sẽ giúp ngăn chặn sự tổn hại của các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời cải thiện độ đàn hồi và phá hủy các hắc sắc tố melanin do ánh nắng mặt trời gây ra. Nhờ có lá tía tô mà bạn có thể tự tin khoe làn da khỏe khoắn của mình trước đám đông, việc makeup cũng trở nên thuận tiện hơn nhiều.
11. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Ngoài việc dùng các thuốc tây bổ trợ cho hệ tiêu hóa, bạn có thể tận dụng lá tía tô có khả năng kích thích tiêu hóa và tạo ra enzym giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Nó cũng có thể giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Nhờ vậy mà chức năng vận chuyển, trao đổi các chất sẽ không còn bị hạn chế nữa.
12. Hỗ trợ kháng viêm, giảm đau
Khi bạn có bị chấn thương ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, để làm giảm cơn đau và ngăn tình trạng nhiễm trùng diễn ra thì lá tía tô chính là sự lựa chọn hợp lý nhất để khiến vết thương không bị sưng to hơn. Các hợp chất như axit rosmarinic và luteolin sẽ làm xoa dịu cơn đau hiệu quả, hơn nữa nó cũng rất lành tính và đã được chứng nhận là an toàn.
13. Dùng lá tía tô có lợi cho xương khớp
Càng lớn tuổi, bạn sẽ khó tránh khỏi hiện tượng khớp xương của mình dần lão hóa do các chất dinh dưỡng bảo vệ đã không còn. Để khiến cho xương dần cứng cáp, kiên cố hơn bạn có thể dùng lá tía tô ép thành nước uống sau mỗi bữa ăn. Loại rau này có chứa một lượng lớn canxi và khoáng chất thiết yếu, nó sẽ gia tăng sự liên kết ở các mô và phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa khớp và bệnh gút.
Một số bài thuốc cách dùng lá tía tô trị bệnh
Sau khi đã tìm hiểu một loạt công dụng của lá tía tô, bạn có thể thử làm theo các bài thuốc dân gian chữa bệnh khi dùng lá tía tô như là:
- Trị ho: Đầu tiên, bạn rửa sạch 10-15 lá tía tô. Tiến hành nấu lá tía tô trong nước sôi khoảng 10 phút để các dưỡng chất tan dần ra. Sau đó, lọc lấy nước và thêm một ít mật ong, vài lát chanh vào. Cứ thế uống xuyên suốt trong 1 tuần đầu tiên bạn sẽ thấy cơn ho giảm dần.
- Trị tiêu chảy: Lấy 9-10 lá tía tô, đem nó rửa sạch và giã nhuyễn. Tiếp theo, bạn trộn lá tía tô với nước ấm và thêm một ít muối ăn vào. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để giảm tình trạng tiêu chảy.
- Trị cảm lạnh: Lấy 8g lá tía tô tươi, 6g trần bì, 2 lát gừng, 4g cam thảo đem sắc thành nước để uống. Bạn có thể đem chia thành 2 lần uống sau mỗi bữa ăn, cơn cảm lạnh cứ thế giảm dần và thân nhiệt của bạn cũng trở về trạng thái bình thường.
- Trị dị ứng, mẩn ngứa: Bạn mua khoảng 10g lá tía tô và rửa sạch để loại bỏ bùn đất. Dùng chày giã nhuyễn nó ra, bôi trực tiếp vào chỗ bị dị ứng và không quên rửa lại với nước sạch để tránh bị kích ứng…
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng lá tía tô
Mặc dù lá tía tô có đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời về mặt sức khỏe nói chung, nhưng trong quá trình sử dụng các đối tượng sau đây cần phải thận trọng và tránh dùng quá nhiều để gặp phải các tác dụng phụ không may bao gồm:
- Phụ nữ mang thai: Do sự thay đổi về mặt hormone bên trong cơ thể, hơn nữa giai đoạn thai kỳ thai phụ cũng rất dễ nghén nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô trong giai đoạn quan trọng này. Tính làm mát của lá tía tô có thể gây tác động đến thai nhi trong bụng.
- Người đang cho con bú: Chất lượng của sữa mẹ có thể thay đổi khi bạn dùng lá tía tô, hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi trẻ nhỏ bú mẹ. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân lẫn con nhỏ bạn không nên dùng nước lá tía tô cho đến khi nào trẻ cai sữa mẹ hoàn toàn.
- Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm hoặc thảo dược khác, hãy thận trọng khi sử dụng lá tía tô vì có thể gây ra những phản ứng ngoài mong muốn.
- Người đang dùng thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô vì nó có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định và khiến bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Người mắc bệnh mãn tính: Trong trường hợp bạn có mắc bất kỳ bệnh mãn tính nào như là bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc bệnh thận thì tốt nhất tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô. Nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn nếu bạn vẫn kiên trì sử dụng lâu dài.
Một số lưu ý và tác dụng phụ khi dùng lá tía tô
Trên thực tế, loại thảo dược nào cũng mang đến những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên nắm khi sử dụng lá tía tô để chữa bệnh như là:
- Lá tía tô không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh, với những ai vốn có bệnh nền bạn nên thăm hỏi bác sĩ thật kỹ về việc mình có nên dùng loại thảo dược tự nhiên này không.
- Người dễ bị cảm nóng hay ra mồ hôi nên hạn chế sử dụng lá tía tô, đây là nguyên liệu có thành phần dược tính dễ ra mồ hôi. Nếu dùng thì tình trạng bệnh của bạn sẽ càng thêm trầm trọng.
- Hạn chế uống quá nhiều nước lá tía tô, nó có thể gây chướng bụng, đầy hơi và gây ra một vài tác dụng phụ không tốt.
- Bảo quản nước lá tía tô tối đa khoảng 24 giờ đồng hồ trong tủ lạnh. Càng để lâu những dưỡng chất của nó sẽ dần biến mất và không còn mang đến tác dụng như mong muốn.
- Hãy uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Không nên uống vào buổi tối vì nó sẽ gây lạnh bụng, hạ huyết áp.
Cách sử dụng lá tía tô đơn giản
Có nhiều cách sử dụng lá tía tô đơn giản và phổ biến. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử
- Trà lá tía tô: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô và cho vào một ấm đun nước sôi. Đậy nắp và để hầm trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, bạn dùng một cây lọc để lọc bỏ xác trà và giữ lại phần nước trà để thưởng thức. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chanh để làm tăng hương vị trong trường hợp trà quá đậm khó uống.
- Sử dụng trong món ăn: Lá tía tô thường được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn Á Đông. Do đó, bạn có thể thêm lá tía tô vào các món canh, nước sốt, nước chấm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn.
- Rau sống: Lá tía tô có thể được thêm vào các món rau sống như gỏi, bánh mì sandwich hoặc bún. Nó sẽ tạo ra một hương vị tươi mát và thơm ngon, bằng cách này cân nặng của bạn cũng giảm đi đáng kể mà không phải lo sợ các chất béo no tích tụ quá nhiều.
- Làm nước ép: Bạn có thể ép lá tía tô để tạo ra một loại nước ép tươi ngon và bổ dưỡng. Rửa sạch lá tía tô và ép nước từ lá. Bạn có thể thêm đường hoặc mật ong nếu muốn.
Thông qua bài viết trên, mọi người cũng biết được lá tía tô có giá trị tuyệt vời như thế nào trong cuộc sống thường ngày. Nó không những được dùng làm thức ăn ngon để bồi bổ sức khỏe, mặt khác loại nguyên liệu tự nhiên này còn có khả năng trị bệnh vô cùng tốt mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nào. Chính vì vậy, bạn có thể thử uống nước lá tía tô để làm thuyên giảm các bệnh lý thường gặp và khiến hệ thống miễn dịch của mình ngày một tốt hơn.