“Tác dụng phụ của đẳng sâm có gây nguy hiểm hay không?” là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi nhắc đến loại thảo dược trị bệnh này. Theo đó, đẳng sâm là cây dược liệu được ví như “nhân sâm của người nghèo”, rất nhiều người sử dụng nguyên liệu này để cải thiện sức khỏe và điều trị các bệnh lý khác nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của đẳng sâm cũng như là tác dụng phụ của nó, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.
Tác dụng phụ của đẳng sâm thường gặp
Đẳng sâm là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nó được tìm thấy ở khu vực miền Bắc với hình dáng rất đặc trưng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách và lạm dụng quá nhiều, cơ thể sẽ gặp phải một số triệu chứng bất thường. Dưới đây là những tác dụng phụ của đẳng sâm mà Hello Y Khoa tổng hợp bao gồm: (1)
- Buồn nôn: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng đẳng sâm, đặc biệt là ở những người mới bắt đầu sử dụng. Nguyên nhân là do đẳng sâm có thể kích thích dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Mất ngủ: Đẳng sâm có tác dụng kích thích hệ thần kinh, nó có thể khiến người dùng cảm thấy khó ngủ và mất ngủ thường xuyên.
- Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần dược tính có trong đẳng sâm, từ đó gây ra các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, mề đay,…
- Hạ đường huyết: Đẳng sâm có tác dụng hạ đường huyết, do đó những người bị tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng.
- Tăng huyết áp: Đẳng sâm có thể làm tăng huyết áp ở những người có tiền sử bệnh cao huyết áp.
- Tăng nhịp tim: Đẳng sâm có thể làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn khi bạn dùng với liều lượng quá lớn, do đó những người có tiền sử bệnh tim mạch cần hạn chế dùng thảo dược này để chữa bệnh.
- Tác dụng tương tác thuốc: Đẳng sâm có thể tương tác với một số loại thuốc như các thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc chống ung thư và thuốc kháng viêm. Việc sử dụng đẳng sâm cùng lúc với những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. (2)
Những công dụng của đẳng sâm nếu dùng đúng cách
Từ xưa đến nay, đẳng sâm được ví như là một loại thuốc quý có khả năng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau và giúp cải thiện sức khỏe ở người bệnh. Theo y học cổ truyền, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thanh phế, chỉ khát, hòa trung, sinh tân, kiện tỳ, bổ thận.
Ngày nay, người ta đã sử dụng các thành phần chiết xuất trong đẳng sâm để ứng dụng vào ngành y học hiện đại. Bộ phận có giá trị nhất của cây đẳng sâm đó chính là phần củ rễ, nó được thu hoạch vào mùa đông và bạn có thể tìm mua nguyên liệu này tại những cửa hàng chuyên bán thuốc Đông y. Những lợi ích tuyệt vời của đẳng sâm có thể đem lại khi bạn dùng đúng cách như là:
- Tốt cho hệ miễn dịch
Đẳng sâm là một loại dược liệu tự nhiên và rất lành tính, nó mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe đặc biệt là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng chống các tác nhân gây bệnh.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc cho thấy, đẳng sâm có khả năng tăng cường hoạt động của tế bào T, tế bào B và tế bào NK, từ đó giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.Ngoài ra, đẳng sâm còn có khả năng chống oxy hóa và nếu dùng lâu dài bạn sẽ ít mắc các bệnh vặt thông thường.
- Giảm ho
Ít ai biết rằng đẳng sâm còn có tác dụng giảm ho và làm thông cổ họng cực kỳ tốt. Khi uống bạn sẽ cảm thấy vị ngọt thanh từ thảo dược, nó sẽ làm tiêu đờm và thường được dùng cho bệnh nhân mắc các chứng hen phế quản hoặc các bệnh hô hấp mãn tính như lao, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bên cạnh đó, đẳng sâm còn làm dịu cơn hen suyễn nhờ vào khả năng ức chế bài tiết các chất nội sinh gây co thắt phế quản.
- Hỗ trợ cho tiêu hóa
Đối với những ai thường bị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, ăn không tiêu bạn nên thử sử dụng đẳng sâm và sắc thành nước để uống. Các thành phần dưỡng chất được tìm thấy trong đẳng sâm như là insulin, glucose, Alkaloid, Saponin đều giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.
Trong đó, insulin là một loại hormone có tác dụng điều hòa đường huyết, giúp ổn định đường huyết trong máu. Thành phần này cũng có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, giúp cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động sống. Còn Alkaloid là một nhóm hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các hiện tượng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Tốt cho gan
Đẳng sâm có thể giúp giảm tổn thương gan do các yếu tố như rượu bia, thuốc lá, hóa chất độc hại. Saponin là một nhóm hợp chất có nhiều trong đẳng sâm, nó có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương. Ngoài ra, thảo dược này cũng góp phần tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe cho thận
Bệnh thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Thận là cơ quan có hình dáng hạt đậu nằm ở phía sau bụng dưới, gần cột sống. Chúng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và nước dư thừa, sản xuất hormone và điều chỉnh huyết áp.
Để ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra đến thận, rất nhiều người đã tìm đến đẳng sâm. Nguyên liệu này sẽ giúp thanh lọc mọi chất độc ra khỏi cơ thể và ngăn không cho sỏi thận hình thành.
- Hỗ trợ cho bệnh nhân đang bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính khiến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, suy thận và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.
Để phòng ngừa bệnh, bạn nên sử dụng đẳng sâm trong sinh hoạt thường ngày. Các thành phần được chiết xuất từ đảng sâm có thể làm hạ đường huyết, nguyên liệu này có thể được dùng để kết hợp điều trị cho những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 .
- Rất tốt cho tim mạch
Những ai bị các vấn đề về tim mạch và có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì bên cạnh việc dùng thuốc tây, bạn cũng có thể dùng đẳng sâm hãm thành trà để dùng mỗi ngày. Chỉ cần dùng với liều lượng cho phép, sức khỏe tim mạch của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Cải thiện tăng cường sinh lý
Để có thể cải thiện chức năng sinh lý và gia tăng nhu cầu ham muốn tình dục, cả nam giới và nữ giới có thể dùng thử đẳng sâm như là một dược liệu tự nhiên để giúp cho chuyện phòng the của mình thăng hoa hơn. Đối với nữ giới, nó sẽ giúp cân bằng nội tiết tố và phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Còn với nam giới, đẳng sâm sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất ra testosterone nhiều hơn.
- Giúp đẹp da khỏe tóc
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đẳng sâm có thể giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách tăng cường sản xuất hồng cầu. Nhờ đó mà làn da của bạn sẽ bớt xanh xao, mệt mỏi và dần dần nó sẽ trắng sáng, hồng hào hơn.
Hơn nữa, nguyên liệu quý hiếm này còn giúp tăng cường sản xuất collagen bằng cách kích thích sản xuất tế bào da mới. Quá trình lão hóa da cũng vì vậy mà diễn ra chậm hơn, làn da của bạn luôn được duy trì ổn định với cấu trúc đàn hồi và săn chắc.
Người ta cũng tìm thấy trong đẳng sâm có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, bao gồm saponin, flavonoid và polyphenol. Những chất này sẽ góp phần bảo vệ làn da khỏi tác hại của các gốc tự do, ngừa mụn và giúp cho da mặt được trẻ hóa lâu hơn.
Hướng dẫn một số cách dùng đảng sâm
Ngoài những lợi ích và tác dụng phụ của đẳng sâm, để có thể sử dụng an toàn nguyên liệu này một cách hợp lý bạn nên tham khảo một số cách như sau:
1. Ngâm rượu đẳng sâm
Nguyên liệu chuẩn bị: Đẳng sâm 500g, rượu trắng 1 lít
Cách thức thực hiện: Trước tiên, bạn đem đẳng sâm đi rửa với nước sạch, để nguyên liệu ráo nước và thái thành những lát mỏng. Tiếp theo lấy 1 bình thủy tinh 5 lít chế rượu vào, cho đẳng sâm vào bình ngâm cùng với rượu trắng. Ngâm rượu trong khoảng 30 ngày là có thể dùng được. Bạn có thể uống rượu sau đẳng sâm sau mỗi bữa ăn với liều lượng là 10-20ml/ngày.
2. Nấu trà đảng sâm cùng các loại thảo dược khác
Nguyên liệu chuẩn bị: Đẳng sâm 20g, ba kích 20g, đương quy 20g, bạch truật sao 20g.
Cách thức thực hiện: Bạn đem tất cả nguyên liệu này rửa sạch với nước. Đun 1 nồi nước sôi khoảng 600ml, cho đẳng sâm và những loại thảo dược khác vào ấm sắc cùng với nước. Đợi khoảng chừng 30 phút, đổ nước qua rây lọc để tách bỏ phần xác và nước ra riêng. Kế đó, bạn có thể dùng trong mỗi bữa ăn để giảm suy nhược cơ thể, cải thiện sức khỏe.
3. Hầm canh cùng đẳng sâm
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 con gà 1.5kg, Đẳng sâm: 30g, hạt sen 100g, táo đỏ 10 quả, củ năng 100g, hành tím 2 củ, gia vị gồm muối, hạt nêm, tiêu,…
Cách thức thực hiện: Đầu tiên, bạn làm gà sạch và chặt nó thành từng miếng vừa ăn. Kế tiếp, đem đẳng sâm rửa sạch và thái lát mỏng. Bạn tiếp tục sơ chế những nguyên liệu còn lại như rửa hạt sen, táo đỏ. Củ năng, hành tím gọt bỏ vỏ và đem rửa với nước. Cho nước vào nồi để đun gà, mở nắp cho thêm những nguyên liệu khác như đẳng sâm, hạt sen, táo đỏ, củ năng, hành tím vào trong nồi. Hầm canh trong khoảng 2 giờ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và múc ra bát dùng dần.
Một số lưu ý cần biết khi dùng đẳng sâm hiệu quả cao
Sau khi đã tìm hiểu qua một số cách dùng và chế biến đẳng sâm hợp lý, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Căn cứ độ tuổi cây đảng sâm: Độ tuổi của cây đẳng sâm có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ hiệu quả của nguyên liệu. Thông thường, đẳng sâm có độ tuổi từ 6 năm trở lên được coi là có giá trị cao và mang đến những tác dụng tuyệt vời trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn nên tìm mua thảo dược ở những nơi uy tín để tránh hiện tượng mua nhầm hàng giả, kém chất lượng.
- Sử dụng theo đúng hướng dẫn: Đẳng sâm thường có hướng dẫn sử dụng riêng. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo chỉ dẫn để đạt hiệu quả cao nhất. Đẳng sâm có thể được sử dụng dưới dạng sắc thuốc, ngâm rượu, hãm thành trà…
- Liều lượng phù hợp: Sử dụng đảng sâm với liều lượng phù hợp. Liều dùng phù hợp nhất của đẳng sâm là từ 9 đến 30g mỗi ngày. Bạn không nên sử dụng thảo dược quá liều hay thiếu liều, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn về mặt sức khỏe.
- Tìm hiểu về tác dụng phụ có thể xảy ra: Đảng sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy… Nếu cơ thể bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng đảng sâm, hãy ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Thời điểm sử dụng: Không phải lúc nào người bệnh có thể uống đẳng sâm một cách tùy tiện, bạn nên sử dụng vào buổi sáng hoặc trưa, không nên sử dụng vào buổi tối vì các hoạt chất có trong nguyên liệu này sẽ gây mất ngủ.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Đẳng sâm có thể gây ra các tác dụng phụ cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó, để tránh bị sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, các mẹ không nên sử dụng mà hãy thay thế bằng thảo dược lành tính khác.
- Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi: Các bé nhỏ không nên dùng đẳng sâm trị bệnh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không dùng cho người đang dùng thuốc chống đông máu: Đẳng sâm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người đang dùng thuốc chống đông máu.
Thông qua bài viết trên, mọi người cũng biết được tác dụng phụ của đẳng sâm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn dùng nó không đúng cách. Đối với những ai chưa từng sử dụng qua loại thảo dược tự nhiên này, bạn cần nghiên cứu thật kỹ thành phần dược tính, tác dụng của nó trước khi dùng. Để chắc ăn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đề phòng những trường hợp không hay xảy ra.