Tác hại của cây cỏ xước có gì nguy hiểm hay không? Đây dường như là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người, những người đang có nhu cầu chữa bệnh từ loại thảo dược dân gian này. Để có thể biết thêm những thông tin chi tiết xoay xung quanh cây cỏ xước cũng như là công dụng của nó thì bạn có thể đọc tham khảo qua bài viết sau nhé!
Tổng quan về cây cỏ xước
Trước khi hiểu hơn về những tác hại của cây cỏ xước thì ta sẽ đi tìm hiểu sơ lược về loại cây thảo dược này cũng như là nguồn gốc và các thành phần dược tính của nó. Theo như trong các tài nghiên cứu mà Hello Y Khoa đã tham khảo thì cây cỏ xước còn có tên gọi khác là cây ngưu tất, ngưu kinh, bách hội và thuộc họ nhà rau dền Amaranthaceae.
Chúng thường mọc chủ yếu ở bờ ruộng, ven đường hai bên, bụi rậm và nhất là trải dài ở vùng miền núi xa xôi. Chỉ cần được sinh sống ở nơi có điều kiện ánh sáng tốt, khí hậu mát mẻ thì cây sẽ phát triển mãnh liệt và cho ra hoa hàng năm. Thoạt nhìn qua dáng vẻ bên ngoài bạn sẽ dễ nhầm lẫn nó cùng với một số loại cây khác do có màu sắc tương đồng và kích thước y chang nhau.
Theo đó, cây cỏ xước là một loại thực vật thân thảo có thân mềm, dáng mảnh, hơi vuông và có thể sống nhiều năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 2 mét, nếu phát triển tốt thì sẽ có nhiều cây cao hơn nữa. Lá có dạng hình bầu dục, mọc đối xứng nhau và phân ra thành nhiều nhánh nhỏ, chúng có phần nhọn ở đầu, kích thước khoảng 2 – 4cm chiều ngang, chiều dài tầm 5 – 12 cm.
Phiến lá thuôn dài, hình trứng và có cuống nhỏ. Hoa của cỏ xước khi nở sẽ mọc thành cụm, chúng có thể phát triển từ kẽ lá hoặc là ngay vị trí đầu cành. Quả có hình bầu dục đặc trưng, bên trong có chứa 1 hạt hình trụ. Rễ cây thì có màu vàng, nhỏ dần từ đầu rễ đến đuôi rễ, xung quanh nó đâm ra nhiều rễ con và thường dài khoảng 15cm.
Về thành phần dược tính của cây cỏ xước thì nó chứa đến 81,9% là nước trong đó phải kể đến 3,7% protid, 2,9% xơ, 9,2% glucid, 2,0% vitamin C, 2,6% caroten cùng nhiều hoạt chất khác. Phần rễ của cây chứa nhiều saponin, đây là chất có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các tế bào ung thư và hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể.(1)
Loại cây này đương nhiên có thể được thu hoạch quanh năm mà không sợ chúng biến mất. Khi đến thời điểm thích hợp người nông dân sẽ hái cả cây đem về rửa sạch với nước rồi mới cắt riêng phần rễ, thân, lá ra. Các phần này sẽ được thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi ngoài nắng hoặc là sấy khô.
Sau khi đã chế biến xong qua nhiều công đoạn khác nhau họ sẽ bảo quản từng phần cây cỏ xước vào trong lọ thủy tinh hoặc là các túi zip kín hơi. Tất cả sẽ được giữ ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh để nơi ẩm ướt hay có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì làm vậy sẽ khiến cho các thành phần bên trong thảo dược bị oxy hóa.
Tác hại của cây cỏ xước là gì?
Ngoài những lợi ích có giá trị mà cây cỏ xước đem đến cho sức khỏe thì tác hại của cây cỏ xước còn được thể hiện rõ thông qua những điều sau đây:
- Các nghiên cứu thống kê cho thấy mức độ an toàn của các bài thuốc dân gian đến từ cây cỏ xước vẫn chưa được đánh giá cao vì nó còn tồn đọng nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Phụ nữ đang mang thai không thể sử dụng cây cỏ xước để trị bệnh được vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, trường hợp xấu nhất là làm sảy thai.
- Nếu bạn lạm dụng quá nhiều cây cỏ xước cụ thể là dùng hơn 100g cỏ xước/ngày thì nó sẽ khiến cơ thể bạn gặp nhiều triệu chứng không hay như luôn đau bụng, mất ngủ…
- Không thể tự tiện kết hợp cây cỏ xước cùng nhiều nguyên liệu khác nếu như chưa đảm bảo được tác dụng của nó.
- Những ai bị dị ứng với các thành phần có trong cây cỏ xước thì tuyệt đối không nên sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cây cỏ xước có những công dụng gì cho sức khỏe
Để có thể biết được cây cỏ xước có công dụng gì về mặt sức khỏe thì một loạt tác dụng được liệt kê sau sẽ giúp bạn làm rõ những điều mà mình đang thắc mắc:
1. Chữa bệnh tiểu đường
Dựa theo nghiên cứu mà các chuyên gia đã phân thích thì cỏ xước chữa bệnh tiểu đường nhờ vào các hoạt chất tồn tại trong loại thực vật thân mềm này. Nó không những làm giảm và ổn định lượng đường huyết trong cơ thể mà còn tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường để nồng độ giảm xuống đến mức thấp nhất. (2)
Ngoài ra, cỏ xước cũng giúp làm chậm hấp thu đường ở ruột, tăng khả năng tổng hợp glycogen tại gan. Nên là những ai đang mắc phải chứng bệnh tiểu đường thì có thể tham khảo bài thuốc dân gian này vì nó thật sự tốt và đem đến hiệu quả đáng mong đợi.
Nguyên liệu chuẩn bị: 15g cỏ xước, 10g mã đề, rễ cỏ tranh, mộc thông, cỏ tháp bút mỗi thứ 12g
Cách làm: Đầu tiên bạn đem các nguyên liệu này rửa với nước sạch trước để loại bỏ tạp chất. Sau khi rửa rồi thì sao vàng chúng trên bếp lửa nóng rồi mới bỏ vào ấm đun. Chế khoảng 250ml nước vào ấm và cho các loại thảo dược này vào cùng, đun sôi trong vòng 30 phút. Nước sau khi nấu xong thì để nguội và chia thành 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa bệnh sỏi thận
Ngoài công dụng chữa được bệnh tiểu đường ra thì cỏ xước chữa bệnh sỏi thận cũng rất tốt. Thời xưa, khi mà y học chưa tiên tiến như hiện nay thì người ta thường dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên như là cây cỏ xước để giúp làm tiêu sỏi cũng như đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Do cỏ xước có vị chua, đắng nên nó sẽ ngăn ngừa được tình trạng kết tủa và các nguyên nhân gây ra sỏi thận. Bạn có thể kết hợp phương pháp chữa bệnh dân gian này bên cạnh pháp đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra để bệnh tình có thể được thuyên giảm nhanh chóng.
Nguyên liệu: 25g cỏ xước, lá móng tay, mã đề, rễ cỏ tranh, cây huyết dụ mỗi thứ 15g
Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi bỏ vào trong nồi sắc cùng với 500ml nước, đun cho đến khi nước sắc lại còn 250ml thì ngưng. Chia nước cỏ xước thành 3 lần uống trong ngày, nhớ là chỉ nên uống sau bữa ăn để tránh bị cào ruột.
3. Công dụng trị bệnh trĩ
Theo như sự chia sẻ từ các bác sĩ thì những ai bị bệnh trĩ bên cạnh việc thay đổi lối sống sinh hoạt cá nhân ra thì bạn có thể kết hợp dùng cỏ xước trị bệnh trĩ vì nó vô cùng lành tính cũng như là mang lại hiệu quả cao.
Nguyên liệu: 20g cỏ xước, 10g cỏ mần trầu, 10g cỏ gấu
Cách làm: Thái nhỏ các nguyên liệu ra rồi sao vàng trên chảo nóng, kế tiếp bạn đem tất cả các loại thảo dược này bỏ vào nồi rồi sắc thành nước để uống.
4. Cây cỏ xước trị đau xương khớp
Đau nhức xương khớp được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm với những người đang ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Nó không những làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ mà còn khiến họ luôn chịu đựng cơn đau dai dẳng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này ắt hẳn là do thiếu hụt các chất như canxi lẫn vitamin. Nhờ vào tác dụng của cây cỏ xước trị đau xương khớp mà người bệnh có thể khắc phục được cơn đau này hiệu quả.
Nguyên liệu: 15g rễ cỏ xước, 5g nhọ nhồi, 10g bạch linh, 5g ngải cứu
Cách làm: Bạn đem tất cả nguyên liệu này hầm với nước để uống hàng ngày. Nhớ là chia ra theo 3 lần uống và cứ thế dùng đều đặn trong vòng 2 tháng. Sau khi dùng xong bạn sẽ thấy xương mình chắc khỏe hơn, việc đi lại cũng dễ dàng hơn nhiều.
5. Điều trị mụn
Mụn là một trong những nhược điểm lớn đối với tất cả các chị em phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có một làn da trắng hồng không tì vết nhưng việc dùng nhiều các sản phẩm có chứa các thành phần hóa học sẽ khiến da yếu dần theo thời gian. Trong khi đó, cây cỏ xước có thể khiến cho các nốt mụn sưng đỏ dần tiêu viêm chỉ sau một thời gian sử dụng.
Nguyên liệu: 1 nắm cỏ xước tươi đã rửa sạch với nước muối pha loãng
Cách làm: Đem giã cỏ xước rồi lấy phần xác đắp vào những vết mụn đang sưng to, để yên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Kiên trì dùng mỗi tối để có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.
6. Điều hòa kinh nguyệt
Cỏ xước còn giúp điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ, những ai bị chứng rong kinh hay là bị chậm kinh chỉ cần uống nước cỏ xước thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra như bình thường. Kinh nguyệt của bạn cũng sẽ hoạt động đều đặn qua mỗi tháng.
Nguyên liệu: 15g cỏ xước, 10g rễ gai, 14g xác điến, 14g nghệ xanh
Cách làm: Đem tất cả sắc với nước, chia ra thành nhiều ngày uống khác nhau nếu dùng không hết thì có thể bỏ vào tủ lạnh bảo quản. Duy trì bài thuốc trong 10 ngày để giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.
7. Tốt cho người cao huyết áp
Huyết áp cao được xem là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm thường diễn ra trong những năm gần đây. Số người mắc phải căn bệnh này đang ngày càng gia tăng ở mức báo động đỏ và sẽ không có dấu hiệu dừng lại. Cao huyết áp cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người.
Nguyên liệu: 10g cỏ xước, 12g hạt muồng, 15g đương quy, 12g nấm mèo
Cách làm: Rửa sạch từng nguyên liệu một rồi cho vào 1 nồi nước hầm, đun trong vòng 30 phút rồi lấy phần nước đó để uống. Bỏ phần bã đi và giữ lại phần bã nấm mèo, kết hợp uống sau mỗi bữa ăn.
8. Giải độc, mát gan
Nhờ vào vị đắng tự nhiên cũng như là tính mát điều hòa được gan, thận mà cỏ xước được xem là loại thảo dược tốt giúp thải độc cũng như là làm cân bằng cơ thể ổn định. Bạn có thể thực hiện theo công thức dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và làm tăng cường sức đề kháng nhé. (3)
Nguyên liệu: 10g mộc thông, 12g cỏ xước, 12g mã đề, 13g rễ cỏ tranh
Cách làm: Đem các nguyên liệu nấu cùng với 250ml nước, xong rồi đợi cho hỗn hợp nguội thì bạn lọc lấy phần nước để uống, phần xác thì bỏ đi. Chia ra thành 3 lần uống để gia tăng mức độ chữa bệnh.
Bài viết trên đã đề cập đến tác hại của cây cỏ xước cũng như là một vài tác dụng của nó trong việc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Bất kỳ loại cây thảo dược nào cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ khó lường mà bạn cần nên cân nhắc trước khi sử dụng, nhất là với người bị dị ứng với các thành phần có chứa trong cây cỏ xước thì cần phải lưu ý hơn.