Có lẽ không ít người thắc mắc về tác hại của cây xấu hổ cũng như là những thông tin tổng quan về loại thảo dược có tên gọi kỳ lạ như này. Tuy rằng đây là loại cây mọc dại ở khắp nơi nhưng nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ khi biết được tác dụng của nó trong việc cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Bài viết này sẽ nêu rõ tác dụng phụ của cây xấu hổ và thành phần hóa học của nó.
Đặc điểm của cây xấu hổ
Trước khi đi tìm hiểu về những tác hại của cây xấu hổ thì ta sẽ tiến hành phân tích tổng quan về những đặc điểm bên ngoài của loại cây này rồi mới có thể kết luận là nó độc hại ở chỗ nào. Theo như trong sách giáo khoa mà Hello Y Khoa có đọc, cây xấu hổ còn có nhiều tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên gọi khoa học của nó là Mimosa Pudica L thuộc họ đậu Fabaceae.
Nhờ vào đặc điểm hết sức thú vị là khi chạm tay vào, lá của cây xấu hổ sẽ ngay lập tức tự cụp lại giống như đang e ấp, ngại ngùng. Ít có loại thảo dược nào lại có bản năng nhạy cảm như thế nên việc đặt tên chúng là xấu hổ cũng là một lẽ dĩ nhiên. Đa phần cây mắc cỡ sẽ mọc lại thành một bụi lớn, bạn rất dễ phân biệt được nó nhưng có những người lại không do họ chưa từng gặp loại cây này lần nào.
Khi nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy đây là một loại thân thảo nhỏ, chu kỳ sống của nó cũng diễn ra khá lâu và khi trưởng thành chúng có xu hướng mọc bò trườn trên mặt đất nhất là những nơi có đất ẩm. Cây xấu hổ có chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm, có những cây do phát triển tốt sẽ cao lên 1.5m, chúng phân thành nhiều nhánh lòa xòa, cong queo uốn éo và có nhiều gai nhỏ hình móc sắc nhọn.
Bên cạnh đó, lá cây có dạng kép hình lông chim, tất cả chúng đều sẽ cụp và khép lại xuôi theo trục lá một cách tự nhiên khi bạn chạm nhẹ vào. Thêm nữa, cuống lá dài khoảng 4cm, phủ nhiều lông nhám bên ngoài. Mỗi lá có 15 – 20 đôi lá chét, còn phần hoa sẽ mọc thành từng cụm ở những nách lá.(1)
Cuống hoa dài, màu sắc đặc biệt của loại thảo dược này khiến bạn dễ nhận biết nó so với loài cây khác là chúng có màu tím đỏ hơi pha hồng. Kích thước nhỏ và có hình dạng giống như quả cầu, nó sẽ được thụ phấn nhờ vào côn trùng và gió. Thời điểm thích hợp cho ra hoa đó là từ tháng 6 đến tháng 8. Xét về phần quả thì chúng có cấu tạo thuôn dài khoảng 5-7cm, mọc tụ lại thành chùm và có màu nâu vàng đậm.
Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã phát hiện ra là cây xấu hổ có 2 loại chính đó là cây xấu hổ tía (tức là hoa của nó sẽ có màu tím đỏ và ở phần thân có một vài rạch tím đặc trưng), cuối cùng là cây xấu hổ trắng. Tuy nhiên, trong nền y học Đông y hầu như không ai dùng cây xấu hổ trắng cả vì nó có giá trị dược tính thấp, không có khả năng chữa bệnh do đó không được ưa chuộng.
Tìm hiểu thành phần dược lý cây xấu hổ
Trong quá trình tìm hiểu tác hại của cây mắc cỡ thì ta nên xem xét đến thành phần dược lý của nó. Điều này sẽ cho ta cái nhìn tổng quan hơn về tác dụng cũng như là những điều lưu ý liên quan đến loại thảo dược này.
Theo đó, thành phần dược tính của cây xấu hổ thì người ta tìm thấy hoạt chất Alcaloid, đây là một dạng axit amin và nó chỉ có trong các loại thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên. Khi nền y tế ngày càng phát triển, các bác sĩ đã ứng dụng chất này vào trong điều trị và chúng có tác dụng là giảm đau tức thời, gây tê.
Ngoài ra, Flavonoid là một hợp chất chống oxy hóa quá đỗi quen thuộc với nhiều người, nó sẽ góp phần điều chỉnh lại hoạt động của các tế bào và chống lại các gốc tự do. Nói một cách đơn giản thì chúng hoạt động vô cùng hiệu quả, cơ thể mỗi người sẽ được bảo vệ tối ưu nhằm loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài. Tất nhiên cơ thể của bạn sẽ dần trở nên khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Còn với axit amin, chất này sẽ tạo nên các loại protein nhằm cân bằng nội tiết tố, dẫn truyền xung thần kinh tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Tác dụng của chất này thì nó cải thiện tình trạng mất ngủ, sản xuất ra serotonin. Thêm nữa nó còn giảm đau nhức, kích thích giảm béo và ngăn chặn sự phân hủy của cơ bắp ở những người cao tuổi, vận động.
Một loạt những hoạt chất khác như là Crocetin, Minosin, các loại alcol và axit hữu cơ cũng đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho người sử dụng. Bên trong hạt xấu hổ người ta còn tìm thấy Selen và chất nhầy, thành phần này sẽ giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.
Cây xấu hổ có độc không? Dùng mỗi ngày có được không?
Đối với câu hỏi câu hỏi cây xấu hổ có độc không thì câu trả lời đưa ra là có. Nhưng cái quan trọng ở đây là nó chỉ mang độc tính nhẹ tất cả là do bảng thành phần có chứa Alkaloid Mimosin, với những ai không biết sử dụng thì cơ thể của bạn nhanh chóng bị ngộ độc và gặp nhiều triệu chứng bệnh nguy hiểm khác nhau.
Về việc có nên dùng mỗi ngày không thì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như là tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. Nhưng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cây xấu hổ chỉ nên được dùng đúng liều lượng dựa theo các bài thuốc dân gian, hơn nữa thời gian sử dụng cũng là điều mà bạn nên lưu ý để thảo dược phát huy những tác dụng vốn có.
Cũng tương tự như nhiều loại thảo dược tự nhiên khác, cơ thể bạn không thể nào hấp thụ được một lượng lớn các hoạt chất từ cây mắc cỡ mỗi ngày được. Mọi hoạt động sống cũng như các cơ quan quan trọng khác ngay lập tức phản ứng lại, quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu cũng gặp nhiều vấn đề.
Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về những thành phần được dùng trong cây xấu hổ rồi xem xét có nên sử dụng nó không thay vì nghe theo lời khuyên nhủ từ người khác. Chưa kể đến trường hợp bạn bị dị ứng với chúng, thành ra thay vì nhận được những kết quả như mong muốn thì tình trạng bệnh càng diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Vì vậy, trước khi mua dùng tự tiện bạn cần phải hỏi ý kiến của các chuyên gia bác sĩ trước. Họ sẽ đề ra một phác đồ điều trị thích hợp để bạn có thể dùng nguyên liệu này mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Sau cùng, việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân cũng là mục tiêu mà bạn nên đặt lên hàng đầu.
Tác hại của cây xấu hổ bạn nên biết
Dưới đây là những tác hại của cây xấu hổ mà bạn có thể gặp phải nếu như không dùng nó đúng theo sự quy định của chuyên gia Đông y: (2)
- Làn da bị mẩn ngứa: Trước tiên, việc làn da của bạn bị mẩn ngứa, phát ban do uống quá nhiều nước cây xấu hổ rất có thể sẽ xảy ra. Một số người do nghe theo lời chỉ dẫn của người khác mà không ngần ngại sắt cây xấu hổ ra rồi hầm lấy nước uống. Những tưởng như nó sẽ giúp điều trị mụn cũng như các vết thâm thì ngược lại làn da của bạn ngay lập tức gặp các vấn đề về da liễu, lớp màng bảo vệ bên ngoài đã bị phá vỡ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập.
- Buồn nôn, chóng mặt: Khi sử dụng bất kỳ nguyên liệu hay sản phẩm nào để chữa bệnh thì bạn cũng phải đợi nó phát huy tác dụng có thể là trong vòng 24 giờ đồng hồ. Còn việc sử dụng càng nhiều cây xấu hổ trong 1 lần để chữa bệnh thì cơ thể bạn mau chóng rơi vào trạng thái suy nhược, lúc này bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và chóng mặt hơn bao giờ hết.
- Ảnh hưởng đường ruột: Dù rằng cây xấu hổ này có tác dụng chữa chứng đầy bụng, chậm tiêu nhưng bên cạnh đó nó có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột và sản sinh ra nhiều vi khuẩn nếu như bạn không sơ chế nó cẩn thận trước khi sử dụng.
- Làm tụt huyết áp: Do cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn nên nó sẽ giúp lợi tiêu và cân bằng huyết áp vô cùng ổn định. Với người bị chứng huyết áp cao thì đây chính là “thần dược” cứu cánh, còn với người bị huyết áp thấp thì nó thật sự là chất độc. Nếu chẳng may bạn không biết mà uống vào, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái bủn rủn tay chân, hơi thở trở nên khó nhọc hơn bao giờ hết.
- Gây chậm kinh ở nữ giới: Theo một số ghi nhận, việc dùng cây xấu hổ quá mức cho phép có thể khiến cho nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Thay vì đến đúng ngày nó sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh và triệu chứng này có thể kéo dài rất lâu do nội tiết tố đã có sự thay đổi bên trong.
Đối tượng cần thận trọng khi dùng cây mắc cỡ
Các đối tượng không được phép dùng cây mắc cỡ trong bất kỳ tình huống nào đi chăng nữa bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng cây xấu hổ.
- Trẻ em dưới 5 tuổi không nên dùng vì phần rễ, lá và cành của nó có chứa độc tố nhẹ sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ nhỏ.
- Đối tượng mẫn cảm với các loại thảo dược tự nhiên hay bị dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong cây mắc cỡ cũng không được dùng.
Nhìn chung, bài viết trên cũng đưa ra những tác hại của cây xấu hổ mà bạn cần phải biết nếu như có ý định sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ở các bãi đất trống còn không là đặt mua trên các website bán hàng uy tín. Hãy cẩn thận trong việc dùng đúng liều lượng của cây xấu hổ, vì sau cùng thì tác dụng phụ của cây xấu hổ cũng sẽ xảy ra nếu như bạn lạm dụng quá nhiều.