Có nhiều người lo lắng về tác hại nấm linh chi trong quá trình sử dụng dù rằng loại thảo dược này đã được đánh giá rất tốt trong công cuộc phòng ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu như dùng sai cách bạn vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ của nấm linh chi và từ đó nó sẽ gây hại trực tiếp cho sức khỏe của cơ thể nói chung. Để có thể hiểu rõ hơn về tính nghiêm trọng của vấn đề này, bạn có thể đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.
Vì sao nấm linh chi có hại cho người dùng?
Trước khi nói đến những tác hại nấm linh chi thì ta cần tìm hiểu thành phần dược tính của nó cũng như là lý do vì sao nguyên liệu tự nhiên này lại gây hại cho người dùng. Theo tìm hiểu của Hello Y Khoa, nấm linh chi còn có tên gọi khoa học là Ganoderma Lucidum, đây là một loại dược liệu mà người xưa vẫn thường dùng để làm thuốc và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong loại nấm này bao gồm các hoạt chất như Polysaccharides, Triterpenoids, Ganoderic acids, chất béo, protein và những acid amin. Nó không những giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh mà còn ngăn chặn những tổn thương từ các gốc tự do và kháng vi khuẩn, virus cực kỳ tốt. Tuy nhiên, về mặt tự nhiên bất kỳ loại nấm nào cũng chứa các thành phần khá độc hại.
Nhìn bề ngoài nó sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nào, nhưng nếu bạn dùng với số lượng cực kỳ lớn và liên tục trong một thời gian dài thì đảm bảo chẳng sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị trúng độc vì nấm linh chi. Với kích thước to lớn của nấm linh chi, có những bộ phận của nó chứa dược tính khá cao và nếu không xử lý hay chế biến cẩn thận thì khi ăn vào bạn sẽ thấy cơ thể mình dần biến đổi bất thường.
Nhiều người vẫn cứ cho rằng nấm linh chi rất tốt nên cứ tận dụng nó liên tục trong các bữa ăn thường ngày với quan niệm “không bổ dọc cũng bổ ngang”. Nhưng đây thật sự là một quan niệm sai lầm vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về sau. Bạn cần phải sử dụng nấm linh chi tùy thuộc vào mục đích cụ thể, với người lớn tuổi nên hạn chế ăn lại. Trẻ con thì không nên ăn còn nếu có ăn thì chỉ ăn ở mức vừa phải là cùng.
Những tác hại nấm linh chi khi dùng không đúng cách
Mặc dù nấm linh chi đã được đánh giá cao về khả năng chữa bệnh, nhưng không thể nào phủ nhận loại thảo dược này cũng gây ra một vài phản ứng không ngờ. Sau đây là những tác hại khôn lường về nấm linh chi khi bạn không dùng đúng cách như là: (1)
1. Gây dị ứng
Một trong những tác hại khôn lường nhất sau khi ăn nấm linh chi là nó có thể gây dị ứng với những ai có cơ địa vô cùng mẫn cảm. Một số thành phần nhất định của nấm linh chi có thành phần dược tính hóa học cao, khi kết hợp sai phương pháp hoặc chế biến không đúng cách thì những hoạt chất độc này vẫn còn tàn trữ và ngấm vào sâu trong cơ thể.
Lúc này, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu dị ứng như tình trạng sưng đỏ mặt, ngứa ngáy trên da, mắt sưng húp cả lên và những vùng da xung quanh cơ thể không chỗ nào là không nổi mẩn đỏ. Đây dường như là những phản ứng thông thường rất dễ diễn ra khi bạn ăn phải một loại thực phẩm nào đó không hợp với cơ thể.
Nếu như triệu chứng dị ứng này vẫn không có khả năng thuyên giảm, tốt nhất là bạn nên ngừng sử dụng và ngay lập tức đi bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Trong một số tình huống nhất định, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp điều trị như cho bạn uống thuốc dị ứng, sử dụng thuốc kháng histamine hoặc tiêm chủng dị ứng để tình trạng không diễn ra tệ hơn.
2. Ảnh hưởng tới tiêu hóa
Ăn nấm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn đặc biệt là khi bạn không bảo quản chúng đúng cách đến nỗi nấm bị biến chất, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Một số loại nấm tựa như nấm linh chi có thể gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, nó không những gây đau đớn cho đường ruột mà những tác nhân gây hại như vi khuẩn độc, chất gây kích ứng hoặc thậm chí độc tố cũng hủy hoại các tế bào trong cơ thể.
Không phải tự nhiên mà thống kê số liệu cho thấy cứ 95% ngộ độc nấm đều do bạn nhầm lẫn và không phân biệt đâu là loại nấm lành tính mình có thể ăn được. Với những ai chưa từng thấy qua nấm linh chi, bạn cần phải cẩn trọng về vấn đề này vì chúng rất dễ bị nhầm lẫn với các loại nấm độc khác vì màu sắc quá bắt mắt.
Nếu bạn ăn nấm linh chi với số lượng không phù hợp hoặc không được nấu chín đúng cách, rất nhanh bạn có thể gặp phải các vấn đề như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Do đó, hãy đảm bảo rằng bản thân chỉ ăn những loại nấm an toàn, mua từ nguồn đáng tin cậy và nấu chín đủ trước ăn.
3. Tương tác với thuốc
Thông thường, tác dụng phụ của nấm linh chi sẽ sản sinh ra trong quá trình bạn sử dụng thuốc điều trị. Điều này còn được gọi là sự tương tác thuốc, nó không những làm tình trạng bệnh của bạn thuyên giảm mà ngược lại còn khiến nó diễn biến nặng hơn. Do nấm linh chi vốn mọc trong môi trường tự nhiên, khi chưa được sơ chế cẩn thận những vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh còn bám dính ngay đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể bạn.
Do đó, nếu bạn là người có tiền sử mắc bệnh tim, gan hoặc những vấn đề liên quan đến da liễu thì nên hạn chế sử dụng nấm linh chi xuống mức thấp nhất có thể. Dù rằng chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên liệu này sẽ gây tử vong nếu bạn dùng quá nhiều, nhưng tốt nhất bạn vẫn cần tìm hiểu các thành phần dược tính có trong loại nấm linh chi này để phòng ngừa những chuyện xấu nhất sẽ xảy ra.
4. Gây hoa mắt chóng mặt
Vốn dĩ, độc tố gây hại thường nằm chủ yếu ở các bộ phận trong cây nấm như là phần mũ, vòng, cuống, bao gốc nấm, phiến. Nếu chả may bạn chỉ sơ chế sơ sài và rửa sơ qua với nước lạnh thông thường thì khi ăn vào, khả năng cao bạn sẽ cảm thấy cả người dần xây xẩm, mất năng lượng, đầu thì hoa mắt, chóng mặt và có thể ngất xỉu ngay lập tính nếu trúng độc quá cao.
Không có gì có thể đảm bảo rằng nấm linh chi đã được qua kiểm nghiệm và hoàn toàn an toàn, ngoài nấm linh chi ở Việt Nam loài này cũng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và các nước khác. Tất nhiên, thành phần độc tố còn thay đổi trong cả quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường, đất đai và khí hậu. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin cần thiết khi mua loại nấm này hoặc chọn loại nấm lành tính khác để thay thế.
5. Dùng nấm linh chi gây hạ huyết áp
Những ai có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp thì tốt nhất là không nên dùng nấm linh chi để chữa bệnh. Do trong thảo dược này có chứa thành phần axit ganoderic, nó sẽ làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL và cả chất béo trung tính bên trong cơ thể. Khi này, tay chân của bạn sẽ bắt đầu co cứng và lạnh run hơn bao giờ hết, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi và gây ngất xỉu.
Để chắc ăn, bạn có thể tham vấn các chuyên gia bác sĩ để biết được bản thân có nên dùng nấm linh chi với số lượng thấp hay không. Dù rằng giá trị của loại nấm này được đánh giá cao hơn cả nhân sâm và là thảo dược quý hiếm, nhưng tốt nhất bạn cũng nên cân nhắc không sử dụng khi những tác hại của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ sức khỏe của mình nói chung.
6. Gây rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu hay còn được gọi là hội chứng rối loạn đông máu, tình trạng này diễn ra khi quá trình đông máu trong cơ thể của bạn không hoạt động đúng cách. Điều này có thể gây ra các vấn đề trong việc đông máu quá nhanh hoặc quá chậm, cũng như gây ra các triệu chứng như chảy máu cảm, các khớp bị sưng đau, nước tiểu có máu.
Nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể đề cập đến sự thiếu hụt các yếu tố đông máu khi bạn ăn phải nấm linh chi. Khác với những loại nấm thông thường, nấm linh chi có chứa hợp hợp chất chống oxy hóa cao và khi ăn quá nhiều, lượng máu trong máu cơ thể của bạn sẽ chảy liên tục và khó mà cần lại. Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, phải mất kha khá thời gian để điều trị vì cần loại bỏ hoàn toàn những chất độc trong cơ thể.
Những ai nên thận trọng khi dùng nấm linh chi
Sau khi đã tìm hiểu qua tác hại nấm linh chi rồi, bạn cũng cần biết rằng không phải đối tượng nào cũng có thể được dùng loại dược liệu quý hiếm này. Sau đây là một số nhóm người cần thận trọng khi dùng nấm linh chi bao gồm:
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Hiệu quả an toàn của nấm linh chi đối với nhóm đối tượng này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy mọi người phụ nữ hạn chế ăn nấm và nhất là đừng dùng nấm linh chi có dược tính cao trong giai đoạn mang thai. (2)
- Người có vấn đề về huyết áp: Nấm linh chi có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh cao huyết áp, gây tác dụng phụ không mong muốn. Không tự ý sử dụng nấm linh chi nếu bạn đang sử dụng thuốc chữa bệnh cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
- Trẻ em dưới 10 tuổi: do thành phần dược tính trong nấm khá cao, bạn nên hạn chế không cho trẻ dưới 10 tuổi ăn nấm linh chi quá thường. Nó thường gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ngộ độc.
- Người già: Vì tuổi tác của những người cao tuổi thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, nhưng nếu bạn muốn dùng loại nấm này để bồi bổ thì tốt nhất nên dùng với số lượng ít và hỏi rõ ý kiến của bác sĩ.
Hướng dẫn cách dùng linh chi có lợi cho sức khỏe
Nấm linh chi là một loại nấm quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn về cách sử dụng nấm linh chi để nó phát huy được những tác dụng thần kỳ bao gồm:
- Dạng nấm linh chi khô: Nấm linh chi thường được bán dưới dạng khô hoặc bột. Bạn có thể sử dụng nấm linh chi khô để nấu chè, hãm thành trà, nước uống hoặc nấu cháo. Đơn giản nhất, bạn có thể ngâm nấm linh chi khô trong nước ấm khoảng 30 phút trước khi sử dụng, sau đó thêm nấm vào các món ăn khác để tăng cường chất dinh dưỡng.
- Dạng nấm linh chi tươi: Nếu bạn có cơ hội tìm được nấm linh chi tươi, bạn có thể sử dụng nấm này và chế biến thành các món ăn như canh, xào, làm gỏi. Nấm linh chi tươi thường có hương vị đắng tự nhiên, bạn có thể sử dụng nấm linh chi tươi theo khẩu vị cá nhân hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ăn thêm hấp dẫn.
- Dùng dạng viên nang: Nấm linh chi cũng được chế biến thành viên nang hoặc bột viên để dễ dàng sử dụng hơn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng trên đóng gói của sản phẩm mua về để biết cách dùng chính xác.
Thông qua bài viết trên, bạn cũng biết được tác hại nấm linh chi khi dùng quá liều là như thế nào. Nó không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất mà còn làm bạn chóng mặt, hoa mắt và dễ buồn nôn hơn bao giờ hết. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần phải cân nhắc về liều lượng và thời gian uống cụ thể . Với người bệnh, để tránh tác dụng phụ của linh chi về tương tác thuốc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tự tiện dùng.