Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com
Trang chủBệnh họcPhụ khoaTrễ kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trễ kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trễ kinh nguyệt tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý hoặc có thể là dấu hiệu của một sự kiện gì đó. Vì thế, đây luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi chu kỳ kinh nguyệt bình thường đang diễn ra, thì bỗng dưng bị chậm trễ kinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị qua bài post dưới đây nhé!

tre kinh nguyet

Trễ kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?

Trễ kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với ngày đã tính hoặc có thể bỏ lỡ nhiều kỳ kinh nguyệt liên tiếp. Ở phụ nữ, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ quay lại vào khoảng 28-30 ngày, đây là điều không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị hoãn lại trên 5 ngày và kéo dài đến vài tuần, đó được gọi là chậm kinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có hiện tượng bỏ qua 3 chu kỳ kinh liên tiếp, đó là vô kinh. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có được kết quả chính xác nhất. Bởi kinh nguyệt và yếu tố sinh sản là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau.

Hiện tượng trễ kinh nguyệt có sao không? có nguy hiểm không?

Thông thường, nếu bản thân không mắc các bệnh lý nghiêm trọng, chưa từng quan hệ tình dục và chậm kinh trong vòng vài ngày, thì điều này không có gì đang nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bạn trễ kinh quá lâu hoặc vô kinh trong vòng vài năm, thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó đang tồn tại bên trong cơ thể.

Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của mình, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất. Nếu bị vô kinh trong một thời gian dài và không có dấu hiệu “tới tháng”, thì khả năng vô sinh của bạn rất cao.

hien tuong tre kinh nguyet la gi

Các nguyên nhân dẫn đến trễ kinh nguyệt

Đối với những bạn đang có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng bỗng dưng lại bị trễ kinh nguyệt đột ngột, sẽ khiến họ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, bạn hãy bình tĩnh và cùng HelloYKhoa tìm hiểu những nguyên nhân trễ kinh dưới đây nhé!

1. Có thể mang thai

Đối với những người phụ nữ đã có gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục, thì đây chí là nguyên nhân đầu tiên mà họ nghĩ đến khi chậm kinh.

Bình thường, trong một vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày dần để chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. Theo sinh lý bình thường của người phụ nữ, nếu quá trình thụ thai không bắt đầu, cơ thể người phụ nữ sẽ loại bỏ lớp niêm mạc này, dẫn đến hiện tượng chảy máu được gọi là kinh nguyệt

Ngược lại với điều trên, nếu tinh trùng và trứng gặp nhau, thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ không rụng, mà tiếp tục nuôi dưỡng phôi để phát triển. Vì thế, nếu bạn đang mang thai, thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ngừng lại suốt 9 tháng 10 ngày, cho đến khi sinh.

Có thể bạn quan tâm: Mất kinh nguyệt tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu. Xem ngay

2. Tâm lý bị stress

Khi bị stress và áp lực từ công việc, cuộc sống, cơ thể của bạn sẽ làm mất nội tiết tố. Khiến các thói quen sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm điều hoà kinh nguyệt cho cơ thể. Bên cạnh đó, sau một thời gian dài căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật, tăng hoặc giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. (1)

tre kinh nguyet do cang thang

3. Hội chứng tiền mãn kinh

Có thể bạn chưa biết, tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh. Tình trạng này thường xảy ra với những phụ nữ có đổi tuổi từ 40 trở lên. Đây chính là thời điểm mà bạn thường bị trễ kinh nguyệt, kinh thưa. Do chu kỳ không rụng trứng thất thường. Điều này vẫn tiếp tục xảy ra, cho đến khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh trong vòng 12 tháng, thì được xem là mãn kinh.

4. Tập luyện, giảm cân quá mức

Cả hai nguyên nhân này đều có thể gây ra tình trạng trễ kinh nguyệt. Khi bạn tập luyện với cường độ cao, liên tục, cơ thể sẽ không thể nào sản xuất đủ nội tiết tố Estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Theo một số nghiên cứu, đa phần những người mất kinh “tạm thời”, đều đến từ những vận động viên marathon, bơi lội, ba lê,…

Đối với trường hợp ép cân, giảm cân quá mức để chỉ để lấy lại vóc dáng thon gọn, thì đây là điều không được khuyến khích đâu nhé! Bởi lúc này chúng sẽ không đủ hàm lượng chất béo cho cơ thể và làm chậm quá trình rụng trứng diễn ra. Điều này sẽ khiến cơ thể bị chậm kinh trong suốt thời gian tập luyện quá sức và giảm cân.

5. Béo phì, tăng cân quá mức

Giống như việc sống với trọng lượng cơ thể thấp, có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố, thì việc sống với trọng lượng cơ thể cao cũng có thể gây ra những bất thường cho cơ thể. Béo phì có thể khiến cơ thể sản xuất dư thừa lượng estrogen, một loại hormone sinh sản quan trọng. Quá nhiều estrogen có thể gây ra sự bất thường trong chu kỳ của bạn và thậm chí  làm ngưng kinh hoàn toàn. (2)
Có thể bạn quan tâm: Trễ kinh làm sao để có lại nhanh và an toàn? Xem ngay bài viết

beo phi gay cham kinh nguyet

6. Sử dụng rượu bia, chất kích thích

Sử dụng quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản của phụ nữ và gây ra kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt ở một số chị em phụ nữ.

Bỏi chất nicotin và khói thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan vùng chậu, làm giảm lượng oxy cung cấp cho vùng chậu và ảnh hưởng xấu đến lớp của niêm mạc tử cung. Không chỉ vậy, hút thuốc lá trong thời gian dài còn gây ra các vấn đề về ống dẫn trứng, giảm chất lượng và số lượng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên loại bỏ bia rượu, thuốc lá ra khỏi thói quen sống hằng ngày. Để bảo vệ sức khoẻ của gia đình và bản thân, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hiện tượng bị trễ kinh xảy ra, khi cơ thể đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh lý này thường xảy ra với những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, chúng sẽ làm xuất hiện các nang nhỏ bên trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra.

Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang này có thể khiến cơ thể giải phóng các hormone xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, chúng sẽ gây mất cân bằng hormone và tăng khả năng mắc phải các bệnh lý liên quan.
Có thể bạn quan tâm: Bị trễ kinh 17 ngày thử que 1 vạch có thai không? hay đang bị vấn đề gì?

8. Lạm dụng thuốc tránh thai

Với những chị em thường dùng thuốc tránh thai, chắc chắn đã biết về những công dụng mà loại thuốc này mang lại rồi đúng không nào! Ngoài tác dụng tránh thai, chúng cũng thường được các chị em sử dụng để làm chậm kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc tránh thai hằng ngày quá nhiều, chúng sẽ khiến bạn tắt kinh vĩnh viễn, bởi một số thành phần có trong thuốc tránh thai. (3)

tre kinh do lam dung thuoc tranh thai hang ngay

9. Chế độ ăn kiêng thiếu chất

Khi bạn áp dụng chế độ ăn kiêng, thì vấn đề trễ kinh nguyệt hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là khi bạn thực hiện chế độ ăn kiêng không chất béo, chúng sẽ càng khiến cho quá trình rụng trứng tạm dừng trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu duy trì chế độ ăn kiêng này, ngoài việc chậm kinh, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng khá nhiều đấy!

10. Do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Người ta có thể nói rằng kinh nguyệt sẽ đều đặn khi các hormone cân bằng. Khi có một sự bất thường xảy ra sẽ khiến vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai chức năng. Khiến cho hệ thống này không hoạt động bình thường, nội tiết tố của bạn không bình thường, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

11. Một số bệnh phụ khoa

Những bất thường trong hệ thống nội tiết khác với hệ thống sinh sản nữ cũng, tuy nhiên chúng lại  góp phần vào việc làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh và vô kinh. Một số bệnh lý phụ khoa như: rối loạn tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, hoặc rối loạn chức năng tình dục, tăng prolactin máu do u tuyến yên,… đều có thể làm trễ kinh nguyệt.

viem nhiem phu khoa gay tac kinh

12. Phụ nữ đang cho con bú

Một số bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thường nhận thấy rằng, chu kỳ kinh nguyệt của mình thường đến chậm hơn. Bởi trong sữa mẹ có chứa hoạt chất prolactin – là một chất gây trễ kinh nguyệt ở người mẹ.

Tóm lại, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, mà hãy tìm hiểu những nguyên nhân ban đầu của nó, để đưa ra cách giải quyết phù hợp với bản thân và sức khoẻ hiện tại nhé!

Dấu hiệu có kinh trễ ở phụ nữ

Nếu bạn có kinh đều đặn hàng tháng, thì đây là vấn đề không đáng lo ngại. Nhưng nếu đã hơn 38 ngày kể từ ngày có kinh của chu kỳ trước, mà bạn vẫn chưa có kinh thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chậm trễ kinh nguyệt. Trong thời gian này, bạn có thể gặp một số dấu hiệu có kinh trễ và triệu chứng phổ biến như:

  • Đau xung quanh vùng xương chậu.
  • Có sốt nhẹ, buồn nôn, nôn khan.
  • Đau, căng tức lồng ngực.
  • Xuất hiện mụn trứng cá.
  • Có khí hư màu vàng, xanh, hoặc đen, có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng có thể khiến bạn bị tắc kinh, như: mặt nóng bừng, sửa rỉ (nhỏ giọt) ra từ vú. Hoặc các cơn bốc hỏa đến cũng là dấu hiệu của chứng mãn kinh sớm.

Những đối tượng có nguy cơ bị trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt có thể xảy ra ở phụ nữ trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây lại có nguy cơ bị chậm kinh hơn so với người bình thường, gấp 2 lần.

1. Bị rối loạn ăn uống

Nếu mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị trễ kinh hơn. Do lúc này bạn có thể bị sụt cân nghiêm trọng hoặc béo phì.

2. Luyện tập thể thao quá mức

Như mình đã nói ở trên, việc luyện tập thể thao nghiêm ngặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải chứng trễ kinh. Đặc biệt, là những vận động viên marathon, bơi lội, tập gym với cường độ mạnh,…

van dong vien

3. Tiền sử từ gia đình

Nếu trong gia đình bạn có bà hoặc mẹ từng bị trễ kinh, hoặc kinh nguyệt thất thường, thì bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng này rất cao.

4. Lo âu, stress

Người thường bị lo âu, stress sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng não bộ – vùng chịu trách nhiệm về việc điều hoà kinh nguyệt. Khi bị căng thẳng trong một thời gian dài, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị rối loạn, khiến chúng xuất hiện tình trạng vô kinh hoặc rong kinh.

5. Trong thời kỳ cho con bú

Bởi trong sữa mẹ có chứa thành phần prolactin, gây trễ kinh nguyệt ở phụ nữ.

6. Sau khi mãn kinh

Phụ nữ sau khi khi mãn kinh sẽ tắt kinh vĩnh viễn.

7. Người dùng các biện pháp tránh thai

Các chị em thường sử dụng thuốc hằng ngày để tránh thai thì lưu ý nhé, bởi trong thành phần của thuốc sẽ có chất làm chậm trễ chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu sử dụng thường xuyên, chúng sẽ gây ra tình trạng vô kinh.

Dù có nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay không, thì trong mỗi bản thân chúng ta, đều có thể vô tình bị chậm kinh. Vì thế, hãy lưu ý và chăm sóc cơ thể thật kỹ nhé!

Khi nào thì bạn cần đi gặp bác sĩ?

Chậm trễ kinh nguyệt quá lâu nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì thế, khi gặp những dấu hiệu có kinh trễ sau đây, các chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất nhé!

  • Nghi ngờ đang mang thai nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm liên quan và có được kết quả chính xác nhất.
  • Bỏ lỡ 3 chu kỳ kinh kiên tiếp.
  • Chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Kinh nguyệt có lượng, màu sắc, mùi hôi bất thường.
  • Bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh được một thời gian.

Cách điều trị cho người bị trễ kinh hiệu quả nhất

Nếu bạn không phải bị trễ kinh nguyệt do mang thai, hoặc bệnh lý gây nên, thì đừng quá lo lắng nhé! Bởi tất cả những nguyên nhân còn lại đều có thể điều trị đơn giản tại nhà đấy.

1. Tinh thần luôn thoải mái, lạc quan

Hãy cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể bằng cách, cân bằng lại lối sống khoa học của bản thân. Đừng cố tạo thêm áp lực công việc, cuộc sống cho bản thân nếu như đang cảm thấy stress, căng thẳng. Cách tốt nhất mà bạn cần làm bây giờ, để cải thiện tình trạng chậm kinh, đó là:

  • Lập kế hoạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Giảm tải khối lượng công việc hằng ngày.
  • Dành nhiều thời gian hơn bên cho gia đình, bạn bè.
  • Tập luyện thể dục đều đặn hơn.
  • Dành thời gian cho những sở thích cá nhân của mình, như: đọc sách, đan len, đi dạo.
  • Có thể sắp xếp thời gian để đi du lịch trong thời gian ngắn.

thu gian tinh than

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, nói không với rượu bia, chất kích thích sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định trở lại. Một số thực phẩm mà bạn nên thêm vào các bữa ăn hằng ngày như: mùi tây, gừng, nghệ, mùi tây, nha đam, mè,… Đặc biệt, không nên ăn quá ít chất béo vì nó làm giảm khả năng rụng trứng.

Không nên uống nhiều cà phê, hoặc ăn thức ăn nhanh. Nếu đang muốn có kinh lại, bạn nên lưu ý đến một số món ăn giúp trì hoãn kinh nguyệt để không tiêu thụ nó nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra. Thực phẩm tốt cho chậm kinh. Xem ngay

3. Bổ sung các thực phẩm chức năng để hỗ trợ kinh nguyệt

Một trong những cách giúp cải thiện chứng rối loạn, trễ kinh nguyệt thường được các chị em, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh sử dụng, đó là thực phẩm chức năng.

Bởi trong những viên uống chức năng này đều chứa những thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên vô cùng quý giá. Điển hình như Angela Gold – đây là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mà mình thấy khá thịnh hành ngày nay.

4. Tập thể dục đều độ, không quá sức

Tập thể dục là tốt, bởi nó giúp cơ thể được giãn nở gân cốt, trở nên dẻo dai và giúp ích khá nhiều trong quá trình điều hoà kinh nguyệt. Nhưng nó chỉ thực tốt khi bạn biết tập luyện điều độ và điều đặn. Hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, cho đến khi cơ thể quen dần nhịp độ này, rồi mới nâng cao hơn. Lưu ý, bạn chỉ nên tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày thôi nhé!

5. Bổ sung Vitamin C cho cơ thể

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, có thể làm tăng mức độ estrogen và giảm mức độ progesterone, khiến tử cung co lại và niêm mạc tử cung bị phá vỡ, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra.

bo sung vitamin c

Vì thế, bạn cần Bổ sung vitamin C dưới nhiều hình thức như uống thuốc bổ sung, hoặc đơn giản là ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, trái cây như: cam, quýt, quả mọng, nho đen, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ, cà chua ..

6. Cần chú ý khi sử dụng biện pháp tránh thai

Hạn chế sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu muốn quan hệ tình dục an toàn, bạn có thể sử dụng bao cao su hoặc sử dụng đồ chơi tình dục. Không quá lạm dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc khẩn cấp, vì lâu dài có thể dẫn đến vô sinh.

7. Thăm khám bác sĩ khi tình trạng kéo dài

Như mình đã nói ở trên, nếu tình trạng bị trễ kinh kéo dài hơn 3 tháng liên tiếp mà vẫn không có dấu hiệu kinh nguyệt trở lại. Thì lúc này, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám về tình trạng của mình. Nếu liên quan đến vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, hãy điều trị kịp thời để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc sau này nhé!

Với những thông tin về nguyên nhân trễ kinh nguyệt, dấu hiệu và cách điều trị. Hy vọng bạn đã có những kiến thức và các nhìn đúng đắn hơn về tình trạng này. Đừng quá lo lắng và hãy chăm sóc bản thân mình nhiều hơn để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x