Bệnh hói đầu là bệnh lý luôn khiến nhiều người trở nên tự ti hơn về ngoại hình của mình trước đám đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân hói đầu đến từ đâu, cũng những những dấu hiệu cảnh báo tình trạng hói đầu đang đến. Vậy chúng ta phải làm cách nào để chẩn đoán cũng như ngăn chặn được tình trạng này? Cùng helloykhoa khám phá bài viết sau đây nhé.
Hói đầu là gì?
Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều và không cân đối khiến các mảng da đầu sẽ bị trống, trơn lì và không thấy lỗ chân lông của tóc. Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả phái nam và phái nữ, tuy nhiên nam giới lại chiếm tỷ lệ đa số hơn ở tình trạng hói đầu này.
Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40, nhưng hiện giờ đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá hơn. Ở một số trường hợp hói đầu có thể xảy ra khi bạn đang ở trong độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, đó chính là 20-25 hoặc thậm chí là nhỏ hơn. (1)
Triệu chứng hói đầu thường gặp
Dấu hiệu đầu tiên để nói về hiện tượng hói đầu đó chính là tóc rụng quá nhiều, không cân xứng khiến đầu xuất hiện 1 khoảng da đầu bị trống tóc. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ nam giới đối mặt với nguy cơ hói đầu thường cao hơn.
Trước đây, mọi người sẽ nhận biết hói đầu thông qua biểu hiện sau:
- Tóc rụng nhiều và liên tục trong khoảng thời gian dài theo từng mảng.
- Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất thưa và yếu, nhiều mảng da đầu dần bị lộ ra.
- Tóc bỗng nhiên rụng đột ngột sau khi gặp một cú sốc về tinh thần, từng mớ tóc sẽ rụng đi khi bạn tác động ngoại lực vào chúng.
- Toàn bộ lông tóc toàn thân đều bị rụng
- Những đốm da tròn như hình đồng xu sẽ lan rộng khắp các vùng da đầu.
Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, hói đầu giữa nam và nữ cũng có thể phân biệt theo cách sau:
- Ở nam giới: Hói đầu thường hói từng mảng lớn, đây là kết quả đến từ quá trình rụng tóc từng mảng. Đường ngôi trán thường bị mất tóc, phần hói thường sẽ tập trung ở đỉnh đầu hoặc hai bên thái dương, da đầu trở nên nhẵn bóng.
- Ở nữ giới: Hói đầu thường xảy ra thường ở những người mắc bệnh đang phải điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. Tình trạng hói đầu ở phụ nữ thường gặp nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu. Bên cạnh đó tóc của họ cũng thường mỏng, mảnh và thưa.
Cách chẩn đoán tình trạng hói đầu
Ngoài việc bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để chẩn đoán tình trạng hói đầu ở người bệnh. Bác sĩ sẽ khai thác các bệnh lý tiền sử, khám lâm sàng và có thể đưa ra đề nghị làm xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: sẽ giúp tìm ra các vấn đề bệnh lý liên quan đến chứng rụng tóc.
- Thử nghiệm kéo tóc: bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo một năm tóc để xem tình trạng tóc và mức độ rụng tóc.
- Sinh thiết da đầu: để kiểm tra chân tóc xem có nhiễm khuẩn hay không và đây có phải là nguyên nhân gây rụng tóc không.
- Soi dưới kính hiển vi quang học: bác sĩ sẽ tiến hành soi phần tóc được cắt ở gốc, để giúp tìm ra sự bất thường ở tóc.
Các kiểu hói đầu thường thấy
Bị tóc hói sớm tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng sẽ khiến nhiều người có cảm giác tự ti về vẻ ngoài của mình. Bên cạnh đó, hói đầu nam càng dễ nhận biết hơn hói đầu ở nữ với các kiểu hói đầu phổ biến sau đây:
- Kiểu chữ M: Tóc sẽ rụng ở hai bên trán, từ hai bên thái dương đi sâu vào bên trong để tạo thành hình chữ M.
- Kiểu chữ U: Tóc sẽ rụng nguyên phần trán và tiến vào đỉnh đầu tạo thành hình chữ U.
- Kiểu chữ O: Tóc sẽ rụng giữa đỉnh đầu để tạo thành hình tròn với kích thước lớn, bé khác nhau, tùy vào tình trạng của người bệnh.
Thông thường, khái niệm hói đầu thường được dùng cho nam và rất ít khi dùng cho nữ. Đối với “phái đẹp”, hói đầu chính là tình trạng tóc rụng theo từng mảng hoặc rụng tóc tập trung ở đường ngôi.
Hói đầu có chữa được không?
Hói đầu có chữa được không? Câu trả lời là có, hiện nay những phương pháp để điều trị chứng rụng tóc, hói đầu khá đa dạng, tạo nên sự dễ dàng cho người bệnh để chọn được cách phù hợp nhất.
Người bệnh thường có thể chủ động để ngăn chặn nguy cơ hói đầu ngay tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sống, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt. Hoặc nếu bạn đang đối mặt với nguy cơ hói đầu cao, thì có thể can thiệp bằng các phương pháp y khoa từ bác sĩ chuyên môn.
Những nguyên nhân thường gặp khiến đầu tóc bị hói
Hói đầu có thể khiến nhiều người trở nên tự ti về bản thân và ngoại hình của họ, chính vì thế với những người yêu cái đẹp chắc chắn sẽ muốn chấm dứt tình trạng này nhanh chóng. Nhưng trước khi tìm hiểu cách để điều trị chứng hói đầu này, người bệnh cần biết được những nguyên nhân hói đầu, khiến tóc chúng ta ngày càng rụng nhiều hơn.
Thông thường có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng hói đầu, dẫn đầu đó chính là yếu tố tuổi tác và di truyền. Nếu bạn thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì đây được xem là trạng thái sinh lý bình thường. Bên cạnh đó, chứng hói đầu di truyền cũng có thể quan sát được thông qua các thành viên trong gia đình, để đánh giá nguy cơ hói đầu của mình là bao nhiêu %.
Không những thế, chứng hói đầu đã được các chuyên gia chứng minh rằng có sự liên quan đến mức độ căng thẳng của thần kinh. Theo các cuộc nghiên cứu đã diễn ra, căng thẳng, stress kéo dài có thể gây ra triệu chứng rụng tóc do tác động thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Do đó, có một sự thật rằng những người có chức vụ càng lớn, suy nghĩ càng nhiều thì tóc sẽ mỏng và ít đi trông thấy.
Bên cạnh nguyên nhân xuất từ bản thân, hói còn xuất phát từ việc bạn thường xuyên lạm dụng các sản phẩm dưỡng tóc, các hoá chất tẩy, nhuộm hoặc sử dụng nhiệt trực tiếp lên tóc. Điều này sẽ khiến tóc ngày càng suy yếu, dễ hư tổn và gãy hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tóc rụng nhiều hơn.
Ở trường hợp khác, hói đầu cũng có thể đến từ yếu tố bệnh lý tạm thời mà bản thân đang mắc phải, tuy nhiên một số khác sẽ gây rụng tóc vĩnh viễn phụ thuộc vào mức độ căn bệnh. Một số bệnh lý sau đây là nguyên nhân khiến tóc bị gãy rụng, bao gồm: bệnh tuyến giáp, rối loạn miễn dịch, bệnh nấm da đầu,…
Để nói về nguyên nhân rụng tóc, quả thực chúng ta không thể nào kể hết được, bởi việc rụng tóc và dẫn đến hói đầu còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như: giấc ngủ, chế độ ăn uống, cách chăm sóc tóc, thói quen sinh hoạt hàng ngày, tác dụng phụ của các loại thuốc đang điều trị,…
Hói đầu sẽ không tự nhiên xuất phát mà đó chúng lại phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ trước khi tiến hành dùng những biện pháp để khắc phục chứng rụng tóc dẫn đến hói đầu này.
Những phương pháp trị hói tóc phổ biến hiện nay
Phương pháp điều trị đầu hói hiện nay là dùng thuốc, kỹ thuật lăn kim PRP, laser hoặc phẫu thuật cấy ghép tóc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động trong việc hạn chế tình trạng rụng tóc ngay tại nhà bằng thay đổi cách chăm sóc cũng như thói quen sinh hoạt để trở nên lành mạnh hơn.
1. Dùng thức ăn chứa thành phần mọc tóc
Dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến mái tóc của bạn. Chính vì thế, nếu muốn mái tóc trở nên chắc khoẻ và hạn chế gãy rụng, bạn nên tiêu thụ các nhóm thức ăn có chứa thành phần dưỡng chất giúp kích thích mọc tóc.
Các loại thực phẩm có chứa thành phần mọc tóc mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày, như:
- Hàu: Trong hàu chứa một lượng lớn chất kẽm, là loại thực phẩm giúp kích thích mọc tóc vô cùng hiệu quả. Không những thế bổ sung hàu vào khẩu phần ăn hằng ngày còn giúp tăng cường sức khỏe về mặt toàn diện cho cả tóc và cơ thể.
- Trứng gà: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với hàm lượng protein cao, cùng sắt, kẽm, biotin dồi dào, trứng gà sẽ giúp bạn hình thành các tế bào tóc mới nhanh chóng và đẩy nhanh sự phát triển của mái tóc.
- Thịt gà: Đây được xem là thực phẩm giúp kích thích mọc tóc hàng đầu, nhờ lượt sắt và protein dồi dào.
- Khoai lang: Nhờ chứa beta-carotene, một chất khi đi vào cơ thể sẽ tự động chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng tốc độ mọc tóc và độ dày cho mái tóc.
- Cá hồi: Omega-3 có trong cá hồi cũng là thành phần thiết yếu cấu thành nên các tế bào tóc. Vì thế, bổ sung cá hồi vào bữa ăn hằng ngày sẽ tăng cường sự khỏe mạnh và trẻ trung cho mái tóc.
- Rau chân vịt: Loại rau này chứa hàm lượng vitamin B, C, A, E khá dồi dào, có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Điều này giúp da đầu trở nên săn chắc, các nang tóc sẽ phát triển, ngăn chặn tối đa tình trạng rụng tóc.
- Sữa chua: Chứa khá nhiều B5, men vi sinh và protein. Sữa chua sẽ chống rụng tóc và kích thích tuần hoàn máu trên da đầu hiệu quả.
- …
2. Dùng thực phẩm chức năng, thuốc mọc tóc
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc để hỗ trợ, kích thích mọc tóc mà bạn có thể sử dụng. Một trong những viên uống kích thích mọc tóc nổi tiếng trên thị trường, mà hầu như ai ai cũng đều biết đến, đó chính là Qik Hair, biotin của Nhật,… hoặc thuốc mọc tóc Maxxhair, Vithair Plus,…
Đa phần những dạng viên uống kích thích mọc tóc này đều được chiết xuất từ thiên nhiên với công nghệ hiện đại. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, nhưng vẫn cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng nhé.
3. Dưỡng tóc bằng hình thức bôi dưỡng lên tóc
Bạn có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng rụng tóc bằng cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng hằng ngày. Vậy bôi gì lên tóc mới tốt, mới giúp tóc mọc nhanh hơn? Thông thường, chúng ta thường ưu tiên việc sử dụng các loại thực phẩm từ tự nhiên để chăm sóc cho mái tóc, chính vì thế mà những công thức làm mặt nạ từ bơ, chanh, dầu dừa, bia,… ra đời.
Dưới đây là cách dưỡng tóc bằng bơ tươi:
- Bước 1: Gội đầu như bình thường để làm sạch tóc.
- Bước 2: Thoa đều dầu xả hoặc bất kỳ dầu dưỡng tóc nào lên da đầu.
- Bước 3: Cắt nửa quả bơ, nghiền nát rồi bôi lên tóc và da đầu khi còn ẩm.
- Bước 4: Xoa bóp nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm đều.
- Bước 5: Ủ tóc trong một vài giờ rồi gội lại với nước sạch
4. Cấy tóc
Trong một số trường hợp rụng tóc do di truyền hoặc vùng đỉnh đầu bị rụng tóc, việc cấy tóc hay phẫu thuật để phục hồi tóc là cách điều trị hói nhanh nhất và được các bác sĩ chỉ định thực hiện.
Trong suốt quá trình cấy tóc cho người bệnh, bác sĩ sẽ lấy một phần da đầu và chuyển nó đến phần bị rụng tóc. Mỗi mảng da đầu có một hoặc vài sợi tóc, thỉnh thoảng bác sĩ cũng có thể lấy một mảng da đầu lớn hơn để phát huy hiệu quả mọc tóc. Tất cả quá trình thực hiện phương pháp chữa rụng tóc này không nhất thiết phải thực hiện ở bệnh viện, tuy nhiên sẽ rất đau đớn nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc giảm đau trước khi cấy tóc.
Một số trường hợp có thể xảy ra khi chữa rụng tóc theo phương pháp này là chảy máu, bầm, sưng hoặc nhiễm trùng sau quá trình đã thực hiện. Lúc này bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định trải qua thêm vài cuộc phẫu thuật để chữa dứt điểm các vấn đề về rụng tóc nếu muốn có kết quả như mong muốn.
5. Chiếu laser kích thích mọc tóc
Chiếu laser kích thích mọc tóc là một trong những phương pháp điều trị tình trạng hói đầu phổ biến hiện nay. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận rằng thiết bị laser năng lượng thấp là một trong những phương pháp áp dụng để điều trị rụng tóc di truyền ở cả phái nam và phái nữ.
Một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy phương pháp laser này cũng có thể cải thiện số lượng tóc trên da đầu.Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh hiệu quả lâu dài của nó.
6. Kích thích mọc tóc bằng tế bào gốc
Cải thiện tình trạng hói tóc bằng phương pháp lăn kim với huyết tương giàu tiểu cầu, hay còn được gọi là cách kích thích mọc tóc bằng tế bào gốc. Được ra đời vào năm 2014, phương pháp chữa rụng tóc này mang lại hiệu quả khá cao trong việc cải thiện các vấn đề tóc rụng, hói đầu và kích thích tóc mọc trở lại nhanh chóng.
Ở liệu trình này, da đầu sẽ được kích thích tăng cường nhu cầu cung cấp máu đến các vùng da không có tóc hoặc đang xảy ra tình trạng tóc bị rụng nhiều. Phương pháp kích thích này không chỉ giúp tóc trở nên chắc khỏe hơn trông thấy, mà các vùng da đầu có nang tóc cũng xuất hiện tình trạng mọc tóc trở lại.
Phương pháp trị hói nào tối ưu nhất
Trên thực tế, không có phương pháp nào có thể điều trị hói đầu hiệu quả dành cho mọi trường hợp. Bởi tùy vào thể trạng, sức khoẻ, nguyên nhân dẫn đến hói sẽ có nhiều cách chữa trị khác nhau. Do đó, nếu muốn chấm dứt tình trạng hói đầu bạn cần biết được nguyên nhân và đồng thời áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để hiệu quả được cải thiện nhanh chóng.
Hói đầu có phòng ngừa được không?
Hói đầu có phòng ngừa được không? Câu trả lời là có. Thực tế bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được tình trạng hói đầu từ rất sớm, bằng cách:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, để kích thích mọc tóc.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, thoải mái, loại bỏ những áp lực, căng thẳng tiêu cực.
- Nhẹ nhàng với mái tóc của bạn hơn khi chăm sóc chúng mỗi ngày, hãy sử dụng lược tách tóc, lược có răng thưa thay vì giật mạnh hoặc kéo tóc và làm tóc trở nên rối hơn.
- Hạn chế gây tác động căng thẳng, áp lực lên tóc, như: sử dụng máy sấy, kẹp tóc, buộc tóc quá cao, quá chặt.
- Tránh cho tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời và tia UV.
- Cẩn thận trong việc sử dụng dầu gội, dầu dưỡng để chăm sóc tóc mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá, theo một nghiên cứu đã được diễn ra thuốc lá chính là yếu tố gây nên tình trạng hói ở đàn ông.
Một số câu hỏi khác liên quan về hói đầu
Bên cạnh nội dung chính về vấn đề hói đầu, rụng tóc mà mình đã nêu trên, chắc hẳn vẫn còn một số thắc mắc mà các bạn vẫn chưa thể giải đáp được. Hãy cùng mình điểm qua những câu hỏi liên quan đến tóc hói trong chủ đề lần này nhé.
1. Khi nào bị xem là hói đầu sớm
Thông thường, hói đầu sẽ diễn ra ở độ tuổi trung niên, tức là từ 40 tuổi trở đi. Tuy nhiên, với xã hội ngày này hói đầu đang càng ngày bị trẻ hoá và rơi vào ở độ tuổi từ 20-30. Vậy khi nào được xem là hói đầu sớm? khi bạn bị rụng tóc trước 20 tuổi (điều này xảy ra đa phần do yếu tố di truyền).
2. Hói đầu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào đó?
Hói đầu luôn được xem là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó đang tồn tại trong cơ thể, nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không đúng. Thông thường, hói đầu sẽ được chẩn đoán là dấu hiệu của sự rối loạn tự miễn dịch, bệnh lý này sẽ khiến tóc rụng nhiều đột ngột và rụng thành từng mảng. Dẫn đến, hình thành nhiều mảng trống nhẵn, trên da đầu và đây cũng là nỗi “ám ảnh” của nhiều người.
3. Bị hói như nào thì nên gặp bác sĩ
Bạn có thể chủ động đi thăm khác bác sĩ nếu như việc rụng tóc mỗi ngày gây ảnh hưởng đến tâm lý. Hoặc nếu tóc rụng đột ngột hay tóc rụng từng mảng kho gội đầu, nằm ngủ, chải tóc, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất. Bởi đây có thể là “tín hiệu” để thông báo một bệnh lý nào đó đang tồn tại và phát triển bên trong cơ thể.
4. Chữa hói đầu bao lâu thì thấy hiệu quả
Tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn thì thời gian kết quả mà bạn nhận lại được sẽ khác nhau. Do đó, để trả lời được bao lâu sẽ thấy hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế, nếu đã áp dụng cách làm nào và nhận được hiệu quả như mong muốn, hãy cùng để lại bình luận ở phía bên dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé.
5. Trị hói đầu chi phí có cao không
Với những bạn đang đối diện với mức độ hói nhẹ, thì có thể áp dụng những cách kích thích mọc tóc thông thường bằng thiên nhiên. Tất nhiên, với phương pháp này chi phí sẽ vừa túi tiền, không quá cao mà bạn lại có thể thực hiện ngay tại nhà.
Còn đối với các phương pháp có sự can thiệp của y khoa, chắc chắn chi phí sẽ rất cao nhưng bù lại kết quả mà bạn nhận được thực sự xứng đáng và nhanh chóng. Tuy nhiên, với phương pháp cấy tóc này sẽ phù hợp với những đối tượng đã bị hói bẩm sinh, di truyền. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ nhu cầu, túi tiền của mình trước khi điều trị hói nhé.
Tóm lại, hói đầu là một trong những tình trạng sẽ khiến chúng ta trở nên tự tin hơn trong mắt người ngoài. Tuy nhiên, nếu tìm được nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp, việc lấy lại được ngoại hình tự tin sẽ không quá khó đối với chúng ta. Do đó, hãy chăm sóc những sợi tóc thật nhẹ nhàng, thật kỹ ngay từ bây giờ nhé.