Vaccine đậu mùa khỉ có chưa? Có nên tiêm hay không? Chích ở đâu?

Vaccine đậu mùa khỉ đang là một trong những nhu cầu tìm kiếm khá cao của mọi người. Bởi trên thế giới hiện nay, dịch đậu mùa khỉ đang hoành hành ở khắp mọi nên trên Thế Giới, trong đó có cả Việt Nam. Liệu đây có phải là đại dịch bùng nổ tiếp theo sau dịch covid hay không? Và hiện tại đã có loại vaccine nào để phòng chống loại bệnh này chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Vaccine dau mua khi co chua

Vaccine đậu mùa khỉ đã có hay chưa?

Vaccine đậu mùa khỉ đã có hay chưa? Câu trả lời là chưa, hiện nay trên Thế Giới chưa có thông tin nào về loại vaccine đặc trị đậu mùa khỉ được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa dịch đậu mùa khỉ này bằng vaccine đậu mùa, nhưng loại vắc xin bệnh đậu mùa khỉ hiện tại chỉ có ở các nước như: Đức, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì thế, khả năng để phòng bệnh đậu mùa khỉ khá hạn hẹp và cần mở rộng hơn trong tương lai.

Có thể dùng vắc xin đậu mùa cho bệnh đậu mùa khỉ không?

Có thể dùng vắc xin đậu mùa cho bệnh đậu mùa khỉ không? Câu trả lời tất nhiên là có nhé. Theo Hello Y Khoa tìm hiểu, vắc xin đậu mùa sẽ có khả năng phòng ngừa dịch bệnh một số chủng virus bệnh đậu mùa nói chung trong đó có cả nhánh lớn của chủng bệnh đậu màu khỉ. Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện được rằng các kháng thể được tạo ra từ việc tiêm vắc xin phòng ngừa đậu mùa, đều có thể chống lại khả năng lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả. (1)

vaccine dau mua khi co hay chua

Tiến sĩ Slifka và các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng, mặc dù bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc thậm chí là tử vong. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nếu được tiêm đầy đủ vắc xin đậu mùa 3 năm/ lần thì nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khá thấp.

vắc xin đậu mùa được sản xuất tại Châu Âu bởi Bavarian Nordic, vắc xin này có tác dụng làm cho hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tự tạo ra các kháng thể virus chống lại đậu mùa. Và tất nhiên, những kháng thể này cũng có khả năng bảo vệ bạn chống lại virus đậu mùa khỉ (theo cách phòng ngừa).

vắc xin đậu mùa có chứa một loại virus đã được sửa đổi để nó không thể phát triển trong cơ thể con người. Loại vắc xin Vaccinia Ankara sửa đổi này đã được phát triển như một dạng vắc xin đậu mùa an toàn hơn trước, và được sử dụng rộng rãi ở Anh và nước ngoài vào những năm 1970.

vắc xin MVA này sẽ không chứa virus đậu mùa và không thể lây lan hay gây ra bệnh đậu mùa cho người dùng. Tuy nhiên, vắc xin đậu mùa chỉ có tác dụng phòng chống lây lan đối với virus đậu mùa khỉ và không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn đại dịch này.

Vắc xin thủy đậu có phòng ngừa được đậu mùa khỉ không? 

Vắc xin thuỷ đậu có phòng ngừa được đậu mùa khỉ không? Câu trả lời là không nhé! Đối với vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu – là loại vắc xin bạn thường thấy và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và cả trên thế giới, sẽ không sinh ra kháng thể để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này. Vì thế giá trị mà vắc xin này mang lại sẽ không có tác dụng phòng bệnh đậu mùa khỉ đâu nhé!

Người mắc bệnh đậu mùa rồi có miễn dịch trước bệnh đậu mùa khỉ không?

Người mắc bệnh đậu mùa rồi có miễn dịch trước bệnh đậu mùa khỉ không? Câu trả lời là không. Tuy virus gây nên đậu mùa khỉ và đậu mùa thuộc cùng nhóm Orthopoxvirus, nhưng cách thức tiến tiến triển và phạm vi hoạt động của chúng lại khác nhau. Vì thế, nếu bạn đã từng mắc bệnh đậu mùa thì không phải bạn có thể miễn dịch trước đậu mùa khỉ đâu nhé!

Xin lưu ý rằng, vắc xin đậu mùa chỉ có khả năng hạn chế lây nhiễm chéo đậu mùa khỉ giữa người với người. Vì thế, những người có tiền sử bệnh đậu mùa trước đó vẫn tồn tại nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ, nếu như không tiêm vắc xin phòng ngừa.

Có thể bạn quan tâm: Review trung tâm tiêm chủng VNVC Hoàng Văn Thụ. Xem ngay bài viết

Có thể sử dụng Vắc xin đậu mùa thay cho vaccine đậu mùa khỉ không?

Có thể dùng vắc xin đậu mùa thay cho vaccine đậu mùa khỉ không? Câu trả lời là có nhé! Vắc xin đậu mùa có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm chéo đậu mùa khỉ khoảng 80%, chứ chúng không có tác dụng phòng bệnh 100% hay chữa trị dứt điểm căn bệnh đậu mùa khỉ này.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một loại vắc xin bệnh đậu mùa khỉ nào được tiêm chủng rộng rãi cho người dân, mà hầu hết các loại vắc xin đều đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không tiêm chủng đại trà vắc xin đậu mùa khỉ cho người dân. Tóm lại, chúng ta có thể dùng vắc xin đậu mùa để thay thế cho vắc xin đậu mùa khỉ.

vaccine dau mua thay vaccine dau mua khi duoc khong

Các loại vắc xin đậu mùa khỉ được cấp phép và dự trữ hiện nay

Ngoài biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo bằng vắc xin đậu mùa. Tính đến thời điểm hiện tại, dù chưa có phát triển vắc xin nào dành riêng cho virus đậu mùa khỉ, nhưng vẫn có một số loại vắc xin đang được cấp phép và dự trữ hiện nay, bao gồm:

1. MVA-BN (thế hệ thứ 3)

MVA-BN thế hệ thứ 3 là một loại vắc xin đậu mùa (hay cũng có thể gọi là vaccine đậu mùa khỉ) hiện đang được sử dụng để chống lại sự bùng phát của đại dịch đậu mùa khỉ trên toàn thế giới. Mặc dù, hiệu quả của vắc xin MVA-BN trong việc phòng chủng đậu mùa khỉ, nhưng vẫn chưa có các nghiên cứu nào khẳng định về hiệu quả tăng cường và đáp ứng miễn dịch trong thời gian dài của vắc xin này.

Thông thường bạn sẽ được khuyến cáo tiêm 2 liều vắc xin, liều đầu tiên sẽ chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch của bạn có thể phản ứng nhanh hơn nếu bạn vô tình tiếp xúc với dịch đậu mùa khỉ. Liều thứ 2 sẽ giúp bạn gia tăng phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cao hơn.

vaccine dau mua khi MVA BN

vắc xin MVA-BN đang được khuyến nghị cung cấp cho:

  • Nhân viên y tế đang chăm sóc hoặc sắp chăm sóc cho một bệnh nhân bị đậu mùa khỉ nào đó.
  • Quan hệ đồng giới, song tính ở nam. Các bác sĩ sẽ tư vấn tiêm chủng cho bạn nếu bạn có nhiều bạn tình, hay tham gia việc quan hệ tình dục nhóm.
  • Những người đã có thời gian tiếp xúc với các bệnh nhân được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bạn sẽ được phòng ngừa bằng một liều vắc xin được càng sớm càng tốt ( tốt nhất là từ 4 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc). (2)

2. ACAM2000 (thế hệ thứ 2)

vắc xin ACAM2000 được phê duyệt để bảo vệ con người chống lại virus đậu mùa khỉ, vắc xin này được khuyến cáo sử dụng một liều duy nhất bằng cách sử dụng một loại kim đặc biệt để chích nhiều lần vào da. Mặc dù vắc xin có khả năng bảo vệ chống lại đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại, nhưng khả năng bảo vệ có thể kéo dài bao lâu hay hiệu quả có thuyên giảm theo thời gian không, thì vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, người được tiêm chủng có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây, bao gồm: ngứa tại điểm tiêm, nổi mẩn đỏ, sưng hạch, đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau cơ tay và phát ban trên da. Vì thế, khi chích vắc xin ACAM2000 này, bạn cần cực kỳ lưu ý và thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi đồng ý tiêm chủng phòng ngừa nhé!

Một số đối tượng không nên tiêm chủng vắc xin ACAM2000 (thế hệ thứ 2):

  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bạn đang có tiền sử bị bệnh tim, các bệnh lý về da như chàm, vảy nến,… hoặc nếu bạn đang bị các bệnh lý về mắt
  • Bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một trong những thành phần vắc xin ACAM2000
  • Những người đã mắc bệnh đậu mùa khỉ
  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi
Có thể bạn quan tâm: Bảng giá tiêm chủng VNVC trên khắp cả nước Xem ngay bài viết

3. Lister / Elstree-RVIM (thế hệ thứ 2) / Elstree-BN (thế hệ thứ 2)

Vaccine lần đầu tiên được nuôi cấy trong các tế bào vào năm 1931 bởi Thomas Milton Rivers và được WHO tài trợ cho công trình nghiên cứu vào những năm 1960 tại Viện Y tế Công cộng và Môi trường Quốc gia Hà Lan vào việc nuôi cấy chủng Lister / Elstree trong tế bài thận thô và thử nghiệm nó ở hơn 45 nghìn trẻ em Indonesia.

Với kết quả tương đương với cùng một chủng vắc xin hạch bạch huyết, vì thế hai loại vắc xin nuôi cấy khác cũng được phát triển từ chủng Lister, là Elstree-BN và VV Lister CEP. Hiện nay, loại vắc xin Lister, Elstree-RVIM, Elstree-BN đang được lưu trữ ở Hà Lan, trong dó có Elstree-BN đã được bán cho một số quốc gia Châu Âu để dự trữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra được rằng, 3 loại vắc xin trên cũng có khả năng ngăn chặn đại dịch đậu mùa khỉ lan truyền nhanh chóng. (3)

4. LC16m8 (thế hệ thứ 3)

LC16M8 là một dòng vắc xin tiêm chủng đậu mùa giảm độc lực tái tạo được sản xuất bởi Kaketsuken tại Nhật. vắc xin này đã được phê duyệt và thử nghiệm trên 50.00 trẻ em Nhật Bản vào năm 1975. Chủng vắc xin LC16m8 ngừa đậu mùa này có độ an toàn tương tự như MVA. Đây cũng là vaccine đậu mùa khỉ được cấp phép và có thể sử dụng cho tình hình dịch hiện nay (4)

vac xin phong benh dau mua khi LC16m8

Nên tiêm loại vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nào?

Hiện tại có 3 loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ được các nhà nghiên cứu đánh giá mang lại hiệu quả to lớn trên bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm: MVA-BN của Đan Mạch, ACAM2000 của Pháp, Mỹ và cuối cùng là LC16M8 của Nhật Bản. Theo một thông tin mà mình có được, bệnh đậu mùa ở người đã chấm dứt trên thế giới từ năm 1979, nên các loại vắc xin phòng ngừa đại dịch đậu mùa trước đây cũng không còn lưu hành.

Do đó, người đã từng tiêm vắc xin đậu mùa trước đây sẽ được bảo vệ được phần nào trước đại dịch đậu mùa khỉ, tuy hiệu quả chỉ đạt khoảng 80%. Bởi vắc xin đậu mùa đã được chứng minh qua một số nghiên cứu trước đây tại Châu Phi, là thực sự có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, việc tiêm phòng đậu mùa trước có thể khiến bệnh lý nhẹ hơn.

tiem vaccine phong ngua benh dau mua khi

Có cần thiết để tiêm chủng bệnh đậu mùa không?

Có cần thiết để tiêm chủng bệnh đậu mùa không? Câu trả lời là không nhé. Nhìn chung vắc xin đậu mùa có tác dụng to lớn với đại dịch đậu mùa khỉ, tuy nhiên theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) chia sẻ, không khuyến khích người dân tiêm chủng vắc xin đậu mùa đại trà, vì thời điểm hiện tại là chưa cần thiết.

Theo ông Richard Pebody – chuyên gia dẫn đầu đội ngũ đối phó dịch bệnh nguy cơ cao thuộc WHO chia sẻ, biện pháp hiệu quả hiện tại để kiểm soát sự bùng phát của dịch đó là theo dõi và cách ly hợp lý. Xin lưu ý rằng, đây không phải là một loại virus dễ lây lan và tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ca bệnh nghiêm trọng nào xảy ra.

Không những thể, việc tiêm chủng vắc xin đậu mùa sẽ có gây ra nhiều tác dụng phụ nhất định. Vì thế, nếu quyết định tiêm ngừa vắc xin đậu mùa, hãy đảm bảo sức khỏe đang ở trong trạng thái tốt nhất và sẵn sàng đối diện với những tác dụng phụ của vắc xin này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Giá và các loại vắc xin nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà mẹ bỉm sữa nên biết. Xem ngay bài viết

Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin đậu mùa khi cần thiết để điều trị và phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ?

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã nói rằng, hiện tại đây chưa phải là tình hình cấp bách. Vì thế, những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vaccine đậu mùa khỉ sẽ bao gồm:

  • Bác sĩ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế, người thân có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch như: ban chỉ đạo, nhân viên khu cách ly, phóng viên,…
  • Nhân viên ở bộ phận hải quan, ngoại giao, các cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
  • Lực lượng công an, quân đội phòng chống dịch
  • Người có tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ, hoặc ở gần vùng dịch có nguy cơ lây lan.
  • Người có nhu cầu lao động, công tác, học tập tại nước đang có dịch đậu mùa khỉ

doi tuong uu tien tiem vaccine dau mua khi

Những ai không nên tiêm chủng đậu mùa

Để việc tiêm chủng vắc xin đậu mùa trở nên an toàn hơn, không phải ai cũng có thể tiêm ngừa loại vắc xin này, mà hầu hết vắc xin này chỉ được tiêm chủng ở nhóm có nguy cơ cao, cụ thể là những người có quan hệ với nhiều bạn tình, đồng tính nam. Vì thế, một số đối tượng sau đây sẽ không được khuyến khích tiêm chủng vắc xin đậu mùa, bao gồm:

  • Người có sức đề kháng kém
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Người mắc bệnh AIDS, ung thư hoặc được truyền máu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia sẻ, loại vắc xin đậu mùa dùng trước đây không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh đậu mùa khỉ. Bởi vắc xin đậu mùa khỉ là vắc xin sống, có thể khiến bệnh nhân có sức đề kháng yếu bị nhiễm bệnh khi tiêm ngừa. Thứ hai, virus trong vắc xin đậu mùa khỉ và đậu mùa là hai loại hoàn toàn khác nhau, nên các chuyên gia lo ngại rằng chúng có khả năng kết hợp, để tạo thành một chủng mới gây hại hơn.

Hiện tại Việt Nam có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa chưa?

Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa. Vì thế để đại dịch không diễn ra phức tạp và tăng nhanh như ddaji dịch covid, bạn có thể áp dụng những cách phòng ngừa sau:

  • Trong trường hợp nghi ngờ người thân hoặc mình có các dấu hiệu bất thường của bệnh đậu mùa khỉ, hãy tự cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Đồng thời, hãy liên hệ với các nhân viên y tế để được tư vấn điều trị và ngăn chặn được các tình huống xấu nhất.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ phải tiếp xúc với người đó, hãy mặc đồ bảo hộ và giữ vệ sinh nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm chéo.
  • Cần mang khẩu trang khi đi ra ngoài, tới những nơi đông người hoặc các trường hợp tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các bề mặt đồ dùng cá nhân hằng ngày rất lâu. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh, cố gắng vệ sinh sạch sẽ đồ dùng hằng ngày để hạn chế virus còn tồn tại trên bề mặt, gây khả năng lây nhiễm cao. Vì thế, hãy sử dụng vật dụng cá nhân và vệ sinh chúng hằng ngày.
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đảm bảo tình trạng một vợ một chồng.
  • Không tiếp xúc, ôm, hôn với những động vật có nguy cơ lây nhiễm virus đậu mùa khỉ.
  • Cần thực hiện tốt các bước vệ sinh tay hằng ngày bằng cách sử dụng xà phòng, cồn, chất khử trùng. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không dùng máy sấy tay công cộng, nên để tay khô tự nhiên.
  • Khi chế biến thức ăn, cần đảm bảo nguồn gốc của các loại thực phẩm, ăn chín uống sôi. Không sử dụng các loại thịt tái hoặc đồ sống, vì có thể tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cao.

Tóm lại, trên thế giới hiện nay vẫn chưa công bố chính thức và đưa vào sử dụng rộng rãi loại vaccine đậu mùa khỉ này. Hơn ai hết chúng ta cần phải phòng bệnh bằng vắc xin đậu mùa khỉ ngay bây giờ, để hạn chế tình trạng bùng phát dịch trở lại. Chắc các bạn cũng đã từng chứng kiến đợt dịch covid trong hai năm vừa rồi đã khiến cả thế giới lao đao như thế nào rồi đúng không, vì thế đừng biến đây trở thành đại dịch thứ 2 của toàn cầu nhé!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận