Chắc đa số mọi người ai cũng thắc mắc rụng tóc nhiều là bệnh gì và đâu là phương thức tốt nhất có thể trị dứt điểm tình trạng này. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết tóc rụng nhiều là bệnh gì thì mời bạn cùng đón đọc qua bài viết sau đây.
Rụng tóc nhiều có phải là bệnh?
Rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề về thẩm mỹ mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác liên quan đến da đầu của bạn. Để có thể trả câu hỏi rụng tóc nhiều là bệnh gì thì bạn hãy cùng Hello Y Khoa làm rõ một số thắc mắc dưới đây nhé!
1. Rụng tóc như nào được xem là bình thường?
Thông thường khi nhắc đến vấn đề rụng tóc ai cũng tỏ ra sợ hãi bởi nếu một mái tóc khỏe mạnh, có nang tóc chắc khỏe thì hiện tượng này sẽ ít xảy ra. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra thì triệu chứng tóc rụng vẫn thường xảy ra kể cả là với những ai có da đầu chắc khỏe, mềm mượt.
Để lý giải được điều này thì nó phụ thuộc vào yếu tố sinh lý của con người hay gọi là rụng tóc sinh lý. Cho nên đây là những dấu hiệu rụng tóc được xem là bình thường vì các sợi tóc sẽ rụng theo vòng đời, tóc già yếu sẽ rụng đi và thay vào đó là lớp tóc mới được sinh ra để thay thế cho lớp tóc cũ.
Trung bình một ngày bạn có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc/ngày, số lượng này sẽ diễn ra đều đặn và sẽ không tăng lên bất thường nếu như bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, bạn không nên quá lo lắng nếu như thấy tóc mình bị rụng y chang như thế vì đây chỉ là một chu trình sinh lý diễn ra hết sức tự nhiên mà thôi. Các sợi tóc mới cũng sẽ bắt đầu phát triển và mọc lên đúng chỗ trống đấy.(1)
2. Rụng tóc nhiều thế nào bị xem là bất thường?
Trái ngược với rụng tóc sinh lý bình thường thì việc rụng tóc nhiều bất thường sẽ do một vài yếu tố khác gây ra và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn thấy tóc mình rụng quá 100 sợi tóc mỗi ngày và thậm chí chúng còn rụng liên tục trong một thời gian dài thì e là bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó không rõ nguyên nhân.
Để có thể phân biệt dễ dàng bạn nên chú ý một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất như là mỗi khi chải tóc hoặc gội đầu thì tóc chỉ đơn giản là rụng vài sợi thôi hay là rụng từng nhúm một. Còn không là khi tóc đã khô bạn đưa tay lên vuốt tóc như một phản xạ bình thường mà tóc cũng rụng nhiều thậm chí còn rối và vướng vào kẽ tay thì đây là một hiện tượng không bình thường tí nào.
Những sợi tóc con mọc ít hơn so với số lượng tóc đã rụng đi thậm chí nếu để lâu bạn sẽ thấy từng mảng tóc trên da đầu thưa dần, mỏng và bị hói ngay cả mắt thường cũng có thể nhìn được. Ngoài ra các sợi tóc khi rụng thì chúng chỉ rụng ở một vị trí nhất định và khó có thể mọc lại, từng lọn tóc dần xoăn tít lại không được suôn mượt như trước.
Điều này chứng tỏ là cơ thể bạn đang thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, biotin…các chất này sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc từ sâu bên trong. Nếu thiếu đi chúng thì mái tóc bạn cũng sẽ không còn giữ được độ chắc khỏe mà cứ thế xơ yếu dần và rụng đến khi bị hói.
Bên cạnh đó hiện tượng tóc rụng nhiều cũng kèm theo một vài triệu chứng như da đầu bị bong tróc, có nhiều vết ban đỏ hoặc bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chỉ có thể do nấm ký sinh điển hình là Malassezia (2). Để có thể khắc phục chứng rụng tóc bạn nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu ngay để các tế bào mầm tóc không bị suy yếu trầm trọng.
Rụng tóc nhiều là bệnh gì?
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? – đây chắc là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp thỏa đáng nào. Để có thể nhận lại câu trả lời thích đáng nhằm giải đáp mối lo mà bản thân suốt bấy lâu nay vẫn bận tâm thì mời bạn đọc tiếp thêm những dòng thông tin dưới đây:
1. Rụng tóc nhiều có thể mắc bệnh tim
Một vài báo cáo đã chỉ ra rằng những người bị rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu và tóc bạc sớm có liên quan trực tiếp đến việc mắc bệnh tim. Theo như khảo sát thì đối tượng thường bị phải triệu chứng này diễn ở nam nhiều hơn là nữ và nhất là với người dưới 55 tuổi.
Tất cả đều do một loại kích thích tố nam có tên là Dihydro testosterone gây ra, hợp chất này sẽ gây rụng tóc và làm cho lượng cholesterol trong máu của họ tăng cao. Nguy cơ bị bệnh tim gây rụng tóc chiếm tỷ trọng cao lên đến 30% nhất là khi so với người rụng tóc bình thường.
Khi này cholesterol sẽ làm hẹp mạch vành và khiến cho các mạch máu không thể tuần hoàn lên da đầu từ đó gây ra trở lại lớn cho quá trình trao đổi chất dinh dưỡng lên da đầu. Các nang tóc khi không được hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu thì chúng sẽ dần xơ rối, không có khả năng bám vào chân tóc và từ đó gây nên chứng rụng tóc nhiều.
2. Rụng tóc do mắc bệnh tự miễn
Đối với trường hợp tóc rụng do mắc bệnh tự miễn đó là khi hệ miễn dịch đã lầm tưởng các nang tóc của bạn chính là những thủ phạm nguy hiểm có thể đe dọa và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xâm nhập vào cơ thể.
Chính vì vậy, mà hệ miễn dịch mới sinh ra chế độ phòng thủ chúng sẽ bắt đầu tấn công vào các nang tóc đang chuẩn bị mọc và làm hao hụt chất dinh dưỡng khiến cho chúng không tài nào phát triển được.
Do đó bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu như thấy bản thân đang có những dấu hiệu rụng tóc bất thường. Sự nhầm tưởng tai hại này đến từ hệ miễn dịch đã gây ra không ít phiền toái cho người bệnh, theo đó họ dần tự ti với mái tóc của bản thân và số lượng tóc mọc lại cũng không khả quan tí nào. Chất tóc cũng mảnh và yếu hơn bao giờ hết, nếu để lâu tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rồi dẫn đến hiện tượng hói đầu.
3. Suy giáp nguyên nhân gây rụng tóc nhiều
Suy tuyến giáp được xem là một căn bệnh có liên quan đến tuyến giáp, nó nằm ở trước cổ và có hình dạng tương tự như con bướm đang xòe cánh. Căn bệnh này là một trong số ít những bệnh lý có mối quan hệ tương quan, mật thiết với các triệu chứng rụng tóc bất thường ở người.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng tuyến giáp sẽ giúp sản sinh ra hormone Thyroxine hay còn gọi là T4 và hormone Tri-iodo-thyronine (T3) (3) nhằm đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và khiến cho các tế cơ quan bên trong cơ thể được phát triển ổn định.
Một khi mà tuyến giáp bắt đầu có dấu hiệu hoạt động suy yếu rồi thì đương nhiên các nang tóc cũng phát triển chậm dần bằng chứng rõ ràng là các sợi tóc lần lượt rụng dần không rõ nguyên nhân và bạn cứ thế kết luận đó là bệnh rụng tóc. Người bệnh sẽ phải trải qua một loạt các triệu chứng đi kèm như là lông mày và lông trên cơ thể cũng rụng theo.
4. Biểu hiện của bệnh ung thư da đầu
Bệnh ung thư da đầu nghe thì có vẻ lạ nhưng nó vẫn tồn tại và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Căn bệnh này thường diễn ra chủ yếu ở vùng da đầu nó có thể gây ra chứng rụng tóc nhiều và thậm chí di căn vào não rồi gây ra tử vong.
Tuy tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này thấp hơn rất nhiều so với những bệnh ung thư ác tính khác nhưng về mức độ nguy hiểm thì nó cao gấp 2 lần. Khi bị phải căn bệnh này người bệnh sẽ thấy da đầu mình xuất hiện những nốt mụn nhỏ sần sùi, gàu theo đó cũng sản sinh ra đáng kể do lượng bã nhờn tiết ra nhiều và không được làm sạch.
Hiện tượng tóc bị rụng sẽ tăng lên đáng kể và bạn bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khắp da đầu. Cho dù bạn đã gội đầu bao nhiêu lần đi nữa thì cảm giác này vẫn không hề nguôi nguôi mà nó càng thêm ngứa và bứt rứt hơn.
Để đảm bảo tình trạng này sẽ không xảy ra thì bạn nên bảo vệ da đầu của mình bằng cách đội mũ, nón để tránh việc bị ánh nắng tác động vào. Không lạm dụng nhiều loại hóa chất trên da đầu như keo vuốt tóc, thuốc nhuộm vì chúng đều chứa nhiều thành phần có hại gây ảnh hưởng đến tóc.
5. Mắc một số bệnh nấm da cũng gây rụng tóc nhiều
Một trong những nguyên nhân điển hình khiến cho tóc bạn bị rụng nhiều đáng kể đó là do bạn không vệ sinh sạch sẽ da đầu của mình. Việc không gội đầu thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng là một số loại nấm ký sinh sẽ bám lên các tế bào tóc đang phát triển và khiến các nang tóc không thể nào hoạt động được từ đó dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng da đầu cấp tính.
Mái tóc khi bị các loại nấm này tấn công thì chúng sẽ trở nên yếu và thưa dần, khả năng bám vào chân tóc không còn nữa thì các sợi tóc cũng dễ bị gãy rụng hơn bao giờ hết. Nếu để lâu e là sớm muộn bạn sẽ bị phải căn bệnh viêm da tiết bã dẫn đến xuất hiện từng mảng gàu li ti, tóc rụng theo từng mảng lớn và có thể bị hói đầu.
6. Rụng tóc nhiều do hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa năng thường diễn ra nhiều ở chị em phụ nữ và nó sẽ gây ra các rối loạn tiết tố androgen gồm có estrogen, progesterone, testosterone…làm cản trở quá trình mọc tóc, khiến cho các tế bào mầm tóc yếu dần và không thể nào phát triển được từ đó gây ra chứng rụng tóc nhiều bất thường với số lượng tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày.
Căn bệnh này không những khiến cho phái nữ gặp nhiều khó khăn trong công cuộc giao tiếp hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt khiến cho những ngày đèn đỏ của họ diễn ra với tần suất thất thường, nếu để lâu có thể gây vô sinh và làm tổn hại đến cơ thể.
Khi mắc phải hội chứng này nồng độ tiết tố androgen của cơ thể người bệnh sẽ hạ thấp đến mức đáng kể, từ đó họ sẽ thấy khó chịu ở vùng bụng, lưng và những bộ phận xung quanh. Cân nặng theo đó cũng tăng gần, một loạt các triệu chứng nguy hại sẽ diễn ra hoài nếu như bạn không kịp thời chữa trị.
7. Bị bệnh tiểu đường có thể gây rụng tóc nhiều
Rụng tóc là bệnh gì khi nhắc đến vấn đề này thì một số lại cho rằng đó là do bệnh tiểu đường gây ra. Trong trường hợp cơ thể bạn không thể nào tự sản sinh ra insulin và khiến cho mức đường huyết hoạt động không ổn định thì rất có thể nó sẽ gây tổn hại đến các bộ phận trong cơ thể như là thận, các dây thần kinh và mạch máu.
Khi mạch máu không thể nào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để có thể nuôi dưỡng các cơ quan cũng như là các mô bị tổn thương thì đồng nghĩa với việc lượng oxy cung cấp để truyền đến các nang tóc cũng sẽ ngưng hoạt động. Lúc này chu kỳ tăng trưởng tóc bình thường của bạn sẽ phải gặp nhiều biến chứng và tệ hơn nó có thể khiến cho tóc bạn bị rụng, lông trên cánh tay, chân cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
8. Một số bệnh khác
Bên cạnh những căn bệnh đã được liệt kê như trên thì một số bệnh lý khác có thể làm tóc rụng nhiều nhưng với tỉ lệ không cao như bệnh suy thận, bệnh gan và bệnh viêm ruột (IBD).
Dù là mắc căn bệnh nào đi chăng nữa thì phần lớn các tế bào trong cơ thể của bạn cũng sẽ không đủ sức chống chọi lại với những tác nhân gây hại này. Dần dần không chỉ mỗi tóc bị rụng nhiều đi mà khả năng vận động của bạn cũng sẽ suy giảm đáng kể nếu bạn ỷ y không quan tâm đến sức khỏe của mình.
Một số nguyên nhân gây rụng tóc nhiều nhưng không phải bệnh
Khi đề cập đến các vấn đề có liên quan đến da đầu thì đa phần mọi người đều sẽ nghĩ đến rụng tóc nhiều là bệnh gì. Có thể triệu chứng này bắt nguồn từ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng cũng không loại trừ khả năng nó xuất phát từ lối sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Sau đây là những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều mà bạn nên lưu ý bao gồm:
1. Do tiếp xúc nhiều với hóa chất
Nguyên nhân hàng đầu khiến tóc dễ bị suy yếu cũng như gãy rụng nhanh chóng đó là khi bạn để da đầu của mình tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Các chất đấy chẳng hạn như là thuốc nhuộm tóc, keo xịt làm cứng tóc, thuốc tẩy…lúc mới dùng thì bạn thấy tóc mình chưa có hiện tượng nghiêm trọng nào xảy ra.
Nhưng nếu bạn liên tục nhuộm tóc trong thời gian dài thì các nang tóc mới khó có thể mọc lại trong trường hợp chúng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra màu tóc của bạn sẽ có dấu hiệu bạc màu dần, nó không còn óng mượt hay căng bóng như trước nữa. Đến lúc này việc chải tóc cũng sẽ bắt đầu gặp nhiều khó khăn hơn, không khéo bạn sẽ thấy da đầu mình dần đau nhức, bị viêm do ảnh hưởng từ các loại hóa chất.
2. Thiếu vitamin và dưỡng chất cần thiết cho tóc
Bên cạnh việc tiếp xúc với nhiều chất hóa học ra thì chưa tính đến trường hợp cơ thể bạn có thể bị suy nhược do thiếu chất vitamin và những dưỡng chất cần thiết mà những nguyên nhân này bắt nguồn từ sự hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
Đặc biệt là ở phái nữ khi nhiều chị em vẫn áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc để giảm cân mà vô tình làm cho cơ thể mình bị thiếu hụt một số thành phần như protein, biotin, kẽm, sắt và nếu không có những hợp chất này thì tóc dễ gãy rụng hơn. Cho nên việc ăn uống cần phải được đảm bảo kỹ càng và bạn cũng nên cân nhắc không dùng các chất kích thích để bảo toàn sức khỏe cũng như da đầu của mình.
3. Dưỡng tóc không đúng cách
Trong trường hợp tóc bị rụng quá nhiều thì bạn cần phải lên một kế hoạch chi tiết về việc chăm dưỡng tóc sao cho đúng cách để giảm thiểu tình trạng này xảy ra. Đơn cử như việc gội đầu đương nhiên nếu bạn gội thường xuyên thì tóc sẽ bạn luôn trong tình trạng sạch gàu và không có bụi bẩn nào bám vào nhưng cách thức bạn chà sát tóc mạnh hay không hong khô mà để chúng bị ẩm thì có thể dẫn đến rụng tóc nhiều hơn.
Còn không thì lúc chải tóc nếu bạn chải quá mạnh hay giật tóc thì các nang tóc cũng sẽ yếu dần do bị tổn thương. Về việc dùng các sản phẩm chăm sóc tóc thì bạn nên chọn loại nào có chiết suất từ thiên nhiên để giúp kích thích mọc tóc tốt hơn như là tinh dầu bưởi, không dùng các loại có chứa nhiều hương liệu vì nó sẽ khiến tóc bị sạm màu và dễ bị xơ rối.
4. Rụng tóc nhiều do hormone thay đổi
Nhiều người khi bị rụng tóc sẽ có một câu hỏi chung là rụng tóc quá nhiều là bệnh gì. Đôi khi những dấu hiệu này lại xuất phát từ những thay đổi bên trong cơ thể mà ta không thể nào biết được điển hình là do hormone thay đổi.
Rối loạn hormone thường xảy ra ở những người phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh và kể cả khi họ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chính vì sự thay đổi bất thường của hormone androgen cũng như là estrogen và progesterone mà vòng đời của tóc bị rút ngắn đáng kể từ đó da đầu bắt đầu yếu dần và rụng tóc nhiều hơn mỗi khi chạm vào.
5. Rụng tóc nhiều do căng thẳng, mất ngủ
80% số người bị rụng tóc nhiều đều bắt nguồn từ những vấn đề về tâm lý. Đa phần mọi người thường dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất ngủ do stress từ công việc cũng như các mối quan hệ xung quanh. Dần dần sự ảnh hưởng này sẽ làm cho chức năng miễn dịch của bạn bị suy giảm và dẫn đến hàng loạt các phản ứng như rụng tóc, tính tình nóng giận thất thường.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tránh gây áp lực lên bản thân. Khi mà tâm trạng của bạn ở trong trạng thái tốt nhất thì việc ăn uống đúng bữa, ngủ đủ giấc cũng được cải thiện đáng kể và dấu hiệu rụng tóc nhiều đến mức bị hói sẽ không tài nào xảy ra được.
6. Mang thai hoặc sau sinh
Đối với phụ nữ quá trình sau sinh hoặc đang mang thai là giai đoạn mà nội tiết tố trong cơ thể họ sẽ có những thay đổi bất thường. Khi này lượng estrogen sẽ bắt đầu có dấu hiệu giảm dần khi họ sinh em bé ra, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone prolactin mà đây là chất gây ức chế estrogen.
Quá trình mọc tóc theo đó cũng bị ngưng lại, tốc độ tóc rụng tăng lên đáng kể. Để ngăn ngừa triệu chứng rụng tóc sau sinh thì các mẹ nên ăn uống đầy đủ hơn để có đủ nguồn dinh dưỡng cung cấp sữa cho trẻ nhỏ và tình trạng hói đầu cũng sẽ không xảy ra.
7. Do dùng thuốc
Một số loại thuốc bạn đang dùng phục vụ cho quá trình chữa trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng rụng tóc nhiều. Nếu bạn thấy tóc mình ngày càng rụng nhiều hơn thì bạn nên hỏi lại bác sĩ và cân nhắc đổi qua một loại thuốc khác để tránh xảy ra tác dụng phụ ngoài mong muốn như này. Lưu ý một điều là bạn không nên tự tiện ngưng sử dụng thuốc vì điều đó chỉ khiến cho tình trạng sức khỏe trở nặng thêm thôi.
Những nguyên nhân trên đã làm rõ được tình trạng rụng tóc nhiều bên cạnh một số bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp khác. Qua đó mọi người cần phải cẩn thận và học cách bảo vệ da đầu mình đúng nghĩa để tóc lúc nào cũng có thể mọc dài, dày và khỏe hơn.
Cần làm gì khi bị rụng tóc nhiều?
Bên cạnh vấn đề ngoài lề như rụng tóc nhiều là bệnh gì thì ta cần phải chú trọng vào việc cải thiện vấn đề rụng tóc để bảo vệ da đầu của mình cũng như không làm mất đi tính thẩm mỹ hiện có bằng cách:
1. Gặp bác sĩ tư vấn
Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết là tóc mình rụng nhiều có phải do bệnh hay không thì bạn cần phải đến ngay các phòng khám trung tâm da liễu để các chuyên gia bác sĩ thăm khám và đưa ra những tư vấn cụ thể.
Trong trường hợp nếu bạn thật sự mắc bệnh mà vẫn nghĩ những dấu hiệu này cũng chỉ là rụng tóc sinh lý bình thường thì e là không sớm thì muộn tình trạng này sẽ diễn ra nặng hơn và khi phát hiện ra thì cũng khó có thể chữa trị được. Nên là khi bạn thấy cơ thể mình bắt đầu có những chuyển biến lạ không chỉ đơn giản là tóc rụng nhiều không thôi thì bạn nên đi khám ngay nhé.
2. Bổ sung thêm các loại thực phẩm tự nhiên
Để giúp cho nang tóc thêm chắc khỏe cũng như là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì bạn cần phải nạp vào một nguồn dinh dưỡng dồi dào bằng việc bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa hàm lượng vitamin nhóm B, kẽm, sắt, canxi…vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Một khi mà da đầu của bạn đã ổn định khi lượng oxy có thể cung cấp đến đến não cũng như nhiều cơ quan khác thì lúc này mái tóc của bạn mới dần trở nên suôn mượt và mềm mại hơn. Chu kỳ sống của tóc con có thể được kéo dài lâu hơn và không bị đứt quãng, các tác nhân xấu gây hại cũng không thể nào tấn công vào da đầu của bạn được.
3. Tham khảo phương pháp chăm sóc tóc đúng cách
Với mong muốn giữ cho tóc được vô nếp cũng như không rụng quá 100 sợi mỗi ngày thì bạn tránh việc buộc tóc quá chặt vì dù gì những sợi tóc cũng rất chi là mạnh nếu cột mạnh sẽ gây đau da đầu và máu cũng không được tuần hoàn.
Dùng lược chải tóc nhẹ nhàng và nhớ là massage tóc đều đặn mỗi ngày tầm 10 phút để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tóc mới. Đảm bảo giữ cho da đầu luôn sạch sẽ, thông thoáng và tránh để dầu nhờn tiết quá nhiều làm sản sinh ra gàu.
4. Nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong với thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc chăm sóc tóc đúng cách và ăn uống đủ chất ra thì bạn cũng nên kết hợp với việc dùng các loại thực phẩm chức năng để giúp tóc luôn mọc khỏe cũng như ngăn ngừa một số bệnh lý có liên quan đến da đầu có thể xảy ra.
Bạn cần phải tìm hiểu rõ về tác dụng của các sản phẩm này và hỏi ý kiến của bác sĩ xem sao rồi mới hẳn sử dụng. Trong trường hợp bạn dị ứng với các thành phần có chứa trong đấy thì không nên dùng vì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Đây là một dạng viên uống giúp tóc bạn được mọc dài hơn và tăng cường mọc tóc nhanh, hiệu quả của nó hữu hiệu hơn nhiều so với các sản phẩm xịt dưỡng tóc khác.
Như thông tin đã được chia sẻ như trên xoay quanh vấn đề rụng tóc nhiều là bệnh gì thì những ai phát hiện ra bản thân mình đang có những dấu hiệu kỳ lạ liên quan đến bệnh rụng tóc thì bạn cần phải đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời. Hãy học cách bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng việc thay đổi lối sống sinh hoạt sao cho hợp lý cũng như là bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể bạn nhé!