acaiwater.com www.bonusheda.com www.bonusorti.com www.bonusdave.com gamersbonus.com www.bonusarsiv.com www.bonusfof.com rcflying.net www.bonustino.com www.onlinesporbahisi.com texasslotvip.com gamefreebonus.com bonusrey.com visiopay.com heatextractors.com bedava bonus bonus veren bahis siteleri 2024 deneme bonusu forum yatırımsız deneme bonusu deneme bonusu veren bahis siteleri 2025 slot siteleri 2025
Trang chủTócTrẻ bị rụng tóc vành khăn: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Trẻ bị rụng tóc vành khăn: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh luôn khiến các bậc cha mẹ trở nên lo lắng, khi nhận thấy con mình rụng tóc nhiều hơn bình thường. Vì thế, để hiểu thêm về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của chứng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ, hãy cùng mình tìm hiểu cụ thể trong bài post này nhé!

Trẻ bị rụng tóc vành khăn là gì?
Trẻ bị rụng tóc vành khăn là gì?

Trẻ bị rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là một thuật ngữ mô tả hiện tượng rụng tóc thành hình vành khăn xung quanh sau gáy của trẻ em, tuỳ vào từng thể trạng của trẻ em mà mức độ rụng tóc sẽ nhiều hay ít. Sẽ có một vài trường hợp, trẻ chỉ bị thưa tóc ở vùng sau gáy, nhưng có một số trường hợp tóc rụng để lộ hết cả da đầu. 

Thông thường, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh phổ biến ở lứa tuổi từ 3-6 tháng. Sau khi bước qua giai đoạn ăn dặm, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn. (1)

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có phải là do thiếu chất?

Với những bậc làm cha mẹ, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở con mình, họ thường trở nên lo lắng và tìm kiếm những thông tin liên quan đến vấn đề của trẻ nhiều hơn. Vậy trẻ bị rụng tóc vành khăn là do thiếu chất gì? Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, đây là một dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt vitamin D hoặc canxi ở trẻ nhỏ.

Rụng tóc vành khăn có phải do thiếu chất
Rụng tóc vành khăn có phải do thiếu chất

Bên cạnh đó, đây cũng chính là dấu hiệu đầu tiên mà các ông bố bà mẹ thường cho là trẻ đang mắc bệnh còi xương. Tuy nhiên, để chẩn đoán tình trạng này chính xác hơn, thì không chỉ dựa vào hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu liên quan khác cũng có thể xảy ra như:

  • Trẻ hay quấy khóc ở mọi lúc mọi nơi mà không rõ nguyên nhân
  • Trẻ đổ nhiều mồ hôi, ngủ đêm hay bị giật mình
  • Phần thóp ở đỉnh đầu của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu lâu bạn sẽ nhìn thấy thóp đóng hoặc phập phồng theo nhịp thở
  • Có bướu nhô rõ ra ở đỉnh đầu và trán
  • Xương hộp sọ mềm hơn và bị bẹp bất thường
  • Bé chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người thành úp), chậm biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với lứa tuổi
  • Bé thường xuyên bị táo bón

Vì thế, để chắc chắn trẻ bị vành khăn thực sự thiếu chất gì, thì phải phụ thuộc vào nhiều dấu hiệu hơn nữa. Nhưng đa phần, trẻ sẽ luôn được chẩn đoán là bị thiếu vitamin D (2) và canxi trong giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm: Rụng tóc nhiều là bệnh gì

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và khiến các người làm cha làm mẹ trở nên lo lắng. Tuy nhiên, khi đối diện với tình trạng này, cha mẹ cần phân biệt được trẻ đang bị rụng tóc vành khăn, hay chỉ là rụng tóc thông thường. Do đó, hôm nay Helloykhoa sẽ đưa ra một số dấu hiệu nhận biết giữa 2 tình trạng rụng tóc này, để các bậc cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quát hơn. 

Rụng tóc vành khăn

Rụng tóc thông thường

Dấu hiệu nhận biết Rụng tóc KHÔNG phải do bệnh lý Rụng tóc CÓ THỂ do bệnh lý về da đầu
Trẻ có thói quen ngủ ở một tư thế, hoặc thường tựa phần đầu vào sau ghế Tóc trên đầu tự mỏng dần, đặc biệt là vùng tránh, nhưng không do một thói quen nào cả
Do thiếu vitamin D hoặc canxi
Rụng tóc sau 1 tuổi sẽ biến mất hoàn toàn và mọc lại bình thường Tóc bị mất dần và không mọc lại theo thời gian

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh phổ biến

Để hiểu rõ hơn về chứng rụng tóc vành khăn này ở trẻ sơ sinh và tìm ra cách điều trị đúng đắn. Trước hết, chúng ta cần phải biết tất cả những nguyên nhân có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ này! Sau đây là một số nguyên nhân đã được các chuyên gia đưa ra.

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ
Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ

1. Tóc dễ rụng do tóc mỏng và yếu

Ở giai đoạn này, trẻ chỉ vừa mới sinh được khoảng 3 tháng, chính vì thế mọi bộ phận trên cơ thể đều còn khá yếu, và tóc cũng không ngoại lệ. Đặc biệt đối với những trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì hiện tượng tóc vành khăn sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường sẽ bị rụng tóc nhiều do chân tóc mỏng và yếu. 

2. Tóc dễ rụng do thiếu dưỡng chất

Như mình đã nói ở trên, trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn là do thiếu vitamin D và canxi. Vì đây là hai dưỡng chất cần thiết và quan trọng để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác như: kẽm, sắt, vitamin C nếu thiếu hụt trong thời gian này, cũng sẽ khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn. 

3. Do cho bé nằm nhiều

Ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời, ngủ là hoạt động chính. Cha mẹ thường cho trẻ nằm ngửa và kê một chiếc gối để trẻ khỏi giật mình. Do đó, vùng cổ phía sau bị ép lên gối lâu ngày sẽ ức chế sự phát triển của tóc và khiến tóc khó mọc trở lại. Chưa kể đến sự cọ xát của da đầu với gối trong một thời gian dài, sẽ khiến trẻ xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn.

4. Trẻ rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc

Khi trẻ bị ốm, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh là nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều cao hoặc trong một thời gian dài, thì sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc ở trẻ. Bởi trong thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây thiếu hụt vitamin B và một số sắc tố bên trong cơ thể. Từ đó, chúng sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc, khiến tóc trở nên khô yếu và dễ dàng gãy rụng hơn. 

5. Trẻ có thói quen giật tóc

Khi trẻ nhỏ căng thẳng sẽ thường có thói quen quấy khóc hoặc giật tóc. Thói quen này nếu diễn ra lâu ngày sẽ khiến tóc gãy rụng và xơ yêu hơn. Chưa kể đến, nếu giật tóc trong một thời gian dài, chân tóc sẽ nở rộng hơn và có nguy cơ bị hói trong tương lai.

6. Bị dị ứng

Trong giai đoạn này, các mẹ thường sử dụng tinh dầu như: dầu dừa, dầu bưởi, để massage da đầu, giúp trẻ kích thích khả năng mọc tóc nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng có thể thích nghi loại tinh dầu này. Đối với một số trường hợp trẻ quá mẫn cảm, sẽ dễ bị dị ứng và khiến rụng tóc vành khăn xuất hiện nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại dầu gội sẽ càng khiến tóc trẻ dễ bị rụng hơn, bởi thành phần bên trong chúng chứa khá nhiều hoá chất. Tốt nhất, khi trẻ dưới 1 tuổi bạn không nên sử dụng quá nhiều dầu gội đầu cho trẻ.

7. Trẻ bị nấm, nhiễm trùng da

Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên gãi da đầu. Khi gặp phải vấn đề này, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da đầu thật kỹ cho bé. Với những biểu hiện trên, có nhiều nguy cơ bé sẽ mắc bệnh da đầu điển hình là một loại nấm. 

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh, 11 tháng, 15 tháng đến 3 đến 4 tuổi. Lúc này da đầu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, da đầu bị bong tróc, sưng tấy. Nếu như không điều trị sớm sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng lượng tóc rụng hằng ngày.  

Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên chữa thế nào?

Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm ra cách chữa trị rụng tóc phù hợp nhất. Trên thực tế, tóc rụng vành khăn sẽ tự biến mất khi trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, để tránh một số trường hợp chứng rụng tóc này kéo dài hơn dự kiến gây mất thẩm mỹ, hãy theo dõi một số cách chữa trị sau đây nhé!

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc

Điều đầu tiên cần làm lúc này là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ. Nếu đã tìm hiểu được nguyên nhân, hãy khắc phục nó ngay lập tức. Bởi trẻ nhỏ sẽ không hiểu được những gì mà chúng đang làm, ví dụ như thói quen giật tóc. Vì thế, các bậc làm cha mẹ nên giúp trẻ có nhận thức đúng đắn hơn về hậu quả của việc làm đó.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, hãy giúp bé thay đổi tư thế nằm thường xuyên để hạn chế việc bị rụng tóc. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý là không nên sử dụng tinh dầu cũng như dầu gội chứa nhiều hoá chất cho trẻ dưới 1 tuổi nhé.

Nếu trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc nấm da đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế nhanh chóng để được kiểm tra kịp thời. Bởi nếu nấm da đầu để lâu sẽ gây ngứa rát cho trẻ, khiến bé thường xuyên quấy khóc gây ảnh hưởng đến nhiều người. 

2. Bổ sung dưỡng chất

Nếu rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ do tác dụng phụ của thuốc, thì sau khi phục hồi sức khoẻ, hãy bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, bơ thực vật,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, cá ngừ, các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm thấy vitamin B12 trong các thực phẩm như: trứng, nấm hương, cá hồi,… 
  • Thực phẩm giàu vitamin B7 như hạnh nhân, động vật có vỏ, hải sản, cà rốt,…
  • Nên kể đến những thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, các loại động vật có vỏ hay trái cây họ cam quýt.
  • Thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, rau xanh, rau bina, các loại hạt và thịt đỏ.
  • Thực phẩm giàu omega 3 như cá, tôm, sò, các loại hạt,…
  • Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, sữa, trứng, đậu xanh,…

Ngoài sử dụng thực phẩm hằng ngày, mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho bé một số viên uống bổ sung như: vitamin D, vitamin B7, B12, sắt, kẽm, canxi,… Tuy nhiên, để quá trình sử dụng an toàn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ về lượng, số lần dùng trong ngày.
  • Đối với viên uống tăng cường sắt, mẹ nên cho bé uống trước giờ ăn từ 1-2 tiếng.
  • Với kẽm, thời gian tiêu thụ tốt nhất là sau bữa ăn chính 30 phút.
  • Còn với canxi, mẹ nên cho trẻ uống sau bữa sáng từ 30 – 60 phút.
  • Nếu sử dụng vitamin D, mẹ có thể cho trẻ dùng trong bữa ăn, vì chúng tan trong nước. 
  • Đối với vitamin B7, vitamin B12 (3), nên uống khi đói nhất là buổi sáng, khi vừa thức dậy. 

3. Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé

Đối với trẻ mới sinh, không phải cứ nằm ngửa sẽ tốt đây nhé, các mẹ nên thay đổi tư thế nằm phù hợp với cơ thể của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ hạn chế bị rụng tóc vành khăn, mà còn giúp cho sự phát triển của các chi, cơ trở nên hiệu quả hơn. 

Nếu khi ngủ, trẻ bị thức giấc, bạn hãy đặt bé nằm nghiêng, hoặc nằm úp đều được. Lưu ý, không được cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn uống no hoặc nằm sấp quá lâu để tránh bị nôn trớ. 

4. Thay đổi thói quen cho bé

Bé rụng tóc vành khăn có thể bắt nguồn từ những thói quen hằng ngày của người lớn. Bởi lúc này, tóc của bé chỉ vừa mới phát triển và cần nhiều thời gian hơn để phát triển hoàn toàn và chắc khỏe. Do đó, mẹ hãy chú ý và thay đổi điều đó ngay lập tức bằng cách:

  • Hạn chế sử dụng các loại hoá chất và thiết bị làm tóc, để tránh tóc con bị hư tổn.
  • Thay vì sử dụng chun buộc tóc, hoặc búi tóc quá cao, quá chặt. Các mẹ nên đổi sang xài kẹp để tránh tạo áp lực lên tóc cho trẻ.
  • Mẹ cần che chắn cẩn thận trước khi cho trẻ ra ngoài, bằng cách đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay cho trẻ.
  • Đối với trẻ nhỏ mới sinh, mẹ có thể sử dụng bao tay để tránh tình trạng giật tóc ở trẻ.

5. Tắm nắng ở thời điểm thích hợp

Sau khi sinh bé được 7-10 ngày, mẹ nên cho bé đi tắm nắng nếu trẻ khỏe mạnh, để bổ sung lượng vitamin D3 cần thiết vào cơ thể. Thời điểm để tắm nắng tốt nhất sẽ là vào sáng sớm, trước 8h sáng. Không cho trẻ tắm nắng từ 9h sáng cho đến 5h chiều, bởi đây là thời điểm tia UV cực mạnh. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của trẻ, nếu tắm nắng như vậy trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị ung thư da.

Với 5 cách chữa rụng tóc vành khăn trên, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn và bé trước tình trạng rụng tóc phổ biến này. Hãy cùng giúp con em chúng ta khoẻ mạnh và được phát triển một tốt nhất. Bên cạnh đó, các bậc làm cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, mà hãy bình tĩnh để giải quyết vấn đề nhé!

Có thể bạn quan tâm: Rụng tóc ở nam giới tuổi 30

Lưu ý khi điều trị rụng tóc vành khăn cho bé sơ sinh

Có thể nói, trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn là điều thường gặp ở giai đoạn này. Để xem xét tình trạng này là bình thường, hay trở nên đáng lo ngại, bạn cần tham khảo các yếu tố sau đây:

Lưu ý khi điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ
Lưu ý khi điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ
  • Nếu trẻ vẫn ăn uống đầy đủ, vận động bình thường, không có dấu hiệu của sự mệt mỏi thì đây là điều bình thường.
  • Nếu trẻ bị rụng tóc vành khăn nhưng lại kèm theo các biểu hiện bất thường, liên quan đến sức khoẻ như: chán ăn, ít chơi,… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhất.
  • Khi trẻ mới sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Vì thế, nên cho bé bú đủ sữa mẹ để giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển hơn. 
  • Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, nếu muốn bổ sung các vi chất cho trẻ, các mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
  • Khi bế trẻ đi tắm nắng, phải thực hiện đúng cách, nên chọn nắng sớm để không gây hại cho trẻ.

Tư vấn cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị tóc vành khăn

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tránh đặt trẻ nằm xuống quá thường xuyên và không để trẻ chỉ ru rú trong nhà ở vài tháng đầu đời. Một số thời điểm tốt trong ngày, chẳng hạn như ánh nắng buổi sáng sớm hoặc buổi tối mát mẻ, mẹ hãy cho trẻ ra ngoài để giúp bé cứng cáp và khỏe mạnh hơn. 

Nếu muốn tổng hợp vitamin D cho con, hãy thông qua việc tắm nắng, nhưng mẹ cần hiểu những điều sau: thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ 7 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Vào mùa  hè, bạn nên tắm nắng từ 6 giờ đến 7 giờ 30 sáng, tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng dưới ánh nắng cao chói chang, vì trong ánh nắng mặt trời lúc đó có chứa tia cực tím, rất có hại cho da và mắt của trẻ.

Cách dưỡng tóc cho trẻ khi bị rụng vành khăn
Cách dưỡng tóc cho trẻ khi bị rụng vành khăn

Lưu ý: Không cho trẻ em tắm nắng sau cửa kính. Vì lúc đó, ánh nắng sẽ chiếu vào ô cửa kính và phản chiếu lại chúng ta với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm cho làn da và mắt. 

Khi trẻ sơ sinh rụng nhiều tóc: Các bà mẹ phải tin tưởng rằng đứa trẻ không gầy còm hoặc suy dinh dưỡng, mà chỉ đơn giản là do mẹ đã chọn  sai tư thế ngủ tốt nhất cho con. Khi bé lớn, nếu vẫn còn bị chứng rụng tóc, sau 2 tháng điều trị mà không có tiến triển, mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân chính xác.

Hy vọng những thông tin về chứng rụng tóc vành khăn trên, sẽ giúp các bậc cha mẹ đỡ lo lắng và dễ dàng kiểm soát tình trạng của con mình hơn. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán chính xác nhất. Trẻ em chính là “mầm non” được nuôi dưỡng, vì thế hãy chăm sóc và bảo vệ “chúng” thật tốt nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x