Sức khỏe là một trong những điều mà ai cũng rất chú trọng kể từ sau đại dịch COVID-19 vừa qua chính vì lẽ đó mà theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì căn bệnh đậu mùa khỉ đã bắt đầu xuất hiện tại các nước Châu Á. Nhờ vào những nghi ngại này mà toàn dân không khỏi lo lắng về mức độ nguy hiểm của nó. Vậy rốt cuộc thực hư về diễn biến của căn bệnh này như nào và đâu là cách phòng tránh tốt nhất thì mời bạn cùng đọc qua bài viết sau.
Bệnh đậu mùa khỉ đã tìm đến các nước châu Á nào?
Dựa theo báo cáo của WHO cho đến ngày 25/6 thì bệnh đậu mùa khỉ đã bắt đầu xuất hiện tại các nước Châu Á cụ thể là Singapore, Australia, Hàn Quốc. Theo ghi nhận thì một người đàn ông đến từ nước Anh đã có mặt tại Singapore vào khoảng thời gian là từ ngày 15 – 17/6 để đi du lịch.
Xong người này thấy mình có những triệu chứng bất thường trên cơ thể nên đã đi xét nghiệm và hôm 20/6 kết quả cho ra họ đã là dương tính với bệnh đậu mùa khỉ. Hiện nay hành khách đó đang tích cực điều trị tại Trung tâm Quốc Gia về Các bệnh truyền nhiễm của Singapore.
Đây đã là lần thứ 2 Singapore phát hiện bệnh đậu khỉ mùa trước đó vào năm 2019 họ cũng đã tìm ra những kháng nguyên về loại bệnh này trên người của một du khách nhập cảnh nước ngoài. Tất cả những ai có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh thì đều phải cách ly trong vòng 21 ngày để theo dõi những triệu chứng khác có thể xảy ra.
Bệnh đậu mùa khỉ được xem là một bệnh virus hiếm gặp vì nó chỉ thường xảy ra ở Châu Phi. Những triệu chứng của bệnh này tương tự như bệnh cảm cúm thông thường người bệnh sẽ phải trải qua cảm giác mệt mỏi, bị sốt, ho, đau lưng, ớn lạnh và hôn mê sâu tất cả đều do orthopoxvirus gây ra.
Nó lây lan chủ yếu là do con người tiếp xúc với những loài động vật gặm nhấm đã nhiễm bệnh, kể cả giữa người với nhau bệnh này cũng có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu. Tỷ lệ tử vong của ca bệnh này dao động trong khoảng 3 – 6% và hiện tại Châu Á vẫn chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào cả.
Tình hình bệnh đậu mùa khỉ tại châu Á có khả quan hay không?
Để biết được tình hình bệnh đậu mùa khỉ đã phát triển đến mức nào ở Châu Á cũng như là Việt Nam thì mời bạn đọc tiếp những thông tin sau:
1. Tình hình bệnh đậu mùa khỉ tại Châu Á
Hiện tại đã có hơn 19 quốc gia trên thế giới đều xuất hiện những ca bệnh liên quan đến đậu mùa khỉ này và tại Châu Á thì những nước lân cận như Hàn Quốc, Singapore cũng có một vài ca bệnh nhập cảnh từ nước khác qua.
Theo lời trích dẫn từ các quan chức y tế công cộng ở Hàn Quốc cho biết thì vào hôm 22/6 vừa qua nước họ đã phát hiện ra 2 trường hợp nghi mắc bệnh. Hiện tại những hành khách này đang được kiểm tra cũng như điều trị tại Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Bệnh Hàn Quốc.
Thời gian ủ bệnh thường sẽ kéo dài từ 6 đến 13 ngày và ai cũng có thể dễ dàng mắc bệnh đậu mùa khỉ kể cả là ở trẻ em. Khi bệnh mới khởi phát bạn sẽ thấy mình mắc phải những triệu chứng như là cảm cúm hay những dấu hiệu của bệnh thủy đậu thông thường.
Nhưng dần dần những nốt phan ban sẽ bắt đầu phồng to lên, có mụn đỏ, phẳng và gây đau đớn mỗi khi chạm vào. Nếu nặng hơn những nốt mụn nước ấy sẽ chứa đầy mủ trong đó, cuối cùng chúng sẽ bong ra và gây viêm loét ở miệng, âm đạo hoặc là hậu môn.
Nhưng như vậy không phải là tất cả vì trên thực tế những năm bùng phát gần đây các triệu chứng thường thấy ở bệnh lại không hề xuất hiện. Bạn sẽ không thấy hạch bạch huyết của mình bị sưng hay sốt gì, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Chính vì những điều kỳ lạ như thế mà bạn sẽ không biết được tình trạng sức khỏe hiện tại dẫn đến việc lây lan bệnh đến nhiều cá thể khác trong cộng đồng.
2. Tình hình phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam
Ở Việt Nam thì hiện tại bên bộ y tế vẫn chưa phát hiện ra ca mắc đậu mùa khỉ nào nhưng theo như các chuyên gia cho biết bệnh đã lây lan dần sang các nước Châu Á thì sớm muộn nó cũng sẽ đổ bộ vào Việt Nam chỉ là chưa biết vào lúc nào.
Do đó để mà có thể phòng ngừa tốt thì Việt Nam cần phải làm tốt những khâu kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là những người trở về từ vùng tâm điểm của dịch.
Tuy mức độ bệnh này không lan nhanh như COVID – 19 nhưng chúng ta cũng cần phải cẩn thận vì nó sẽ ảnh hưởng đến mật độ sức khỏe cũng như là lối sống sinh hoạt thường ngày.
Hiện nay thuốc đặc trị cũng như là vaccine tiêm ngừa phòng chống bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa có nhưng dựa vào đánh giá của giới y khoa thì người bệnh có thể tiêm vaccine của bệnh đậu mùa để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ. Khi người bệnh không may mắc phải thì những triệu chứng diễn ra cũng sẽ nhẹ hơn nhiều nhờ việc đã có tiêm vaccine trước đó.
Việt Nam đang rất tích cực trong khâu phòng bệnh, chủ động hợp tác với WHO, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cùng những tổ chức quốc tế khác để cập nhật thường xuyên và giám sát điều tra các căn bệnh. Các ban địa phương cũng như là người dân nên phối hợp cùng với Bộ Y tế để kiểm soát chặt chẽ dịch tránh để nội bất xuất ngoại bất nhập.
Tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới
Theo trang tin Our World in Data thì đã có hơn 340 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại 22 quốc gia trên thế giới bên ngoài Châu Phi, đây vốn là những nước hiếm có tiền lệ xảy ra căn bệnh này trước đó.
Một lần nữa WHO cũng nhấn mạnh “Ai cũng có khả năng mắc bệnh và những người mắc đều có nguy cơ lây nhiễm cao cho người khác”. Trong đó nhóm người gồm trẻ em, phụ nữ mang thai cũng như là người có chức năng suy giảm miễn dịch sẽ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh này có thể lây truyền từ động vật sang người và cũng là từ người này sang người khác. Do đó, những ai tiếp xúc trực tiếp với máu cũng như là thịt của các động vật nhiễm bệnh đều sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu trên cơ thể. Kể cả khi bạn lỡ ăn thịt của những loài này mà không được nấu chín kỹ thì bạn cũng dễ mắc bệnh như thường.
Còn về sự lây truyền giữa người với người thì nó có thể thâm nhập qua dịch tiết đường hô hấp hoặc thậm chí là lây qua đường tình dục. Nên những ai mà có người thân mắc bệnh tuyệt đối không nên ngủ chung cũng như sử dụng những vật dụng cá nhân liên quan của nhau.
Căn bệnh này xuất phát từ Châu Phi vào năm 1970 khi đó trường hợp người dân mắc phải bệnh khỉ đầu mùa chỉ xuất hiện ở 11 quốc gia và điều đó đã gây nên một làn sóng lây lan dữ dội khiến cho các bang phải phát đi thông báo đề nghị người dân phải cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Sau giai đoạn đó tạm ngưng thì đến năm 2007 tại Nigeria đột nhiên bùng phát lại dữ dội, tạo nên một ổ dịch lớn với hơn 500 trường hợp nghi ngờ và hơn 250 trường hợp đã được xác nhận, tỷ lệ tử vong khi đó ở mức hơn 3%. Căn bệnh đậu mùa khỉ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nó còn gây thiệt hại đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có cả Châu Âu và Bắc Mỹ.
Bệnh lần lượt xuất hiện nhiều ngoài khuôn khổ của Châu Phi và dần tiến đến các nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha…điều đáng nói là trong tiền lệ của căn bệnh này xuất hiện thì những nước vừa được kể tên trên lại không có.
Vậy là chứng tỏ việc nhập cảnh giữa các nước đã tạo điều kiện cho căn bệnh này lây lan trên diện rộng. Phần lớn các ca bệnh đầu mùa khỉ này lại được phát hiện ở những người có quan hệ đồng tính nam thay vì từ động vật lây sang người.
Trong thời gian tới bệnh sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp nếu như mỗi quốc gia không thiết lập những biện pháp phòng chống an toàn để hạn chế tối đa những ca mắc và tử vong. Các cơ quan y tế và cơ sở ban ngành nên đưa ra quyết định đề nghị người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm vaccine bệnh đậu mùa để giảm thiểu triệu chứng mắc phải.
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo WHO hiện tại
Để có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ hoành hành cũng như là giữ an toàn sức khỏe cho mọi người dân ở mỗi quốc gia thì theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) cũng như là WHO bạn cần phải:
- Không nên tiếp xúc với những người thuộc diện có nguy cơ mắc phải virus đậu mùa khỉ hoặc là người đã nhiễm bệnh.
- Khi giao tiếp với người có triệu chứng thì bạn nên đứng ở khoảng cách xa và đeo khẩu trang để bảo hộ.
- Trong quá trình quan hệ bạn nên theo dõi những dấu hiệu sức khỏe của bạn tình và nên áp dụng biện pháp quan hệ an toàn là đeo bao cao su.
- Tránh xa và không nên tiếp xúc với những động vật có thể mang virus trong người, cụ thể là những động vật đã chết hoặc là chúng đã có tiền sử nhiễm bệnh như loài gặm nhấm, khỉ và chó đồng.
- Cần phải trang bị đồ bảo hộ cá nhân riêng cho bản thân khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
- Thức ăn từ thịt các loại động vật nên mua có nguồn gốc rõ ràng, nấu thật kỹ để tiêu diệt những mầm mống virus gây hại.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cũng như là dùng các chất tẩy rửa có cồn sau mỗi lần bạn tiếp xúc với động vật hoặc người thuộc đối tượng bị nhiễm.
- Không dùng chung đồ cá nhân hay ngủ chung giường với người bị nhiễm bệnh vì loại virus này có thể sống trên bề mặt các vật dụng mà bạn không hề biết.
- Thường xuyên giặt quần áo và ga trải giường ở nhiệt độ cao.
Dù rằng căn bệnh này chưa thật sự bùng phát tại Việt Nam nhưng bản thân mỗi người chúng ta cần phải biết cách phòng ngừa để không mắc phải những triệu chứng trên. Nếu như bạn cảm thấy có thể mình đang mắc phải bệnh đậu mùa khỉ thì hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám và cách ly kịp thời tránh để bệnh lây lan sang nhiều người khác. Hello Y Khoa chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc