Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi đang là chủ đề được bàn tán rất nhiều trong nhóm chuyên về sức khỏe sinh lý trẻ em trong thời gian gần đây. Đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ, họ thường sẽ chú ý quan sát những biểu hiện sinh lý của chúng để phòng ngừa các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong đó, tình trạng bé 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu thường xảy ra rất phổ biến. Để biết thêm những thông tin này, mời các phụ huynh tham khảo qua bài viết sau.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là một tình trạng diễn ra phổ biến kể từ lúc trẻ mới được sinh ra đời. Theo đó, lớp da bên ngoài là bao quy đầu sẽ bao bọc toàn bộ phần quy đầu của dương vật, bạn không thể nào tụt chúng xuống để vệ sinh cho trẻ vì lớp da này vẫn chưa bong tróc ra một cách tự nhiên.
Phần tiếp nối giữa dây hãm và quy đầu của dương vật cũng bị chặn lại bởi bao quy đầu. Hello Y Khoa có phân tích, càng trưởng thành sự phát triển về cơ quan sinh dục theo đó cũng thay đổi đáng kể. Một khi bao quy đầu tự động tụt xuống được thì nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của các bé trai vì đây chỉ là vấn đề sinh lý thông thường.
Tuy nhiên, số đông cũng cho rằng hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm vì nó sẽ làm tắt đường niệu đạo và làm viêm bao quy đầu. Thống kê cho thấy có khoảng 96% số lượng các bé nam bị hẹp bao quy đầu dao động trong độ tuổi từ lúc mới sinh cho đến 10 tuổi. Dù rằng chức năng của bao quy đầu là sẽ ngăn chặn các vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập vào bên trong nhưng điều này cũng khiến cho các chất cặn bã dần tích tụ nhiều hơn và biến thành bựa sinh dục.
Chính vì vậy, tình trạng trẻ 3 tuổi hẹp bao quy đầu thật sự nghiêm trọng hơn những gì các bậc phụ huynh thường nghĩ. Thay vì tìm cách chữa trị tại nhà, bạn nên đưa bé đi khám sớm nhất ở cơ sở bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chuyên môn nhanh chóng chẩn đoán kịp thời. Càng để lâu thì dương vật sẽ càng phình to hơn, lúc này bé sẽ không đi tiểu được và dẫn đến suy kiệt tinh thần. (1)
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi là như thế nào?
Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi đang là ca bệnh được nhiều bác sĩ ghi nhận là thường xuyên mắc phải ở những bé trai đang trong độ tuổi phát triển. Khi này, bé không thể nào lột bao quy đầu của mình xuống để cho phần quy đầu lòi ra bên ngoài để tạo sự thuận lợi trong lúc đi vệ sinh.
Nó dính chặt vào quy đầu và làm biến đổi hình dáng dương vật, các bé nhỏ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và không ngừng chà sát vào “cậu nhỏ” của mình, từ đó vị trí nhạy cảm này dần sưng to nhiều hơn. Tưởng chừng bao quy đầu giúp bảo vệ dương vật tránh xa các bệnh về nam khoa, nhưng mặt khác nó lại càng khiến cho nhiều vi khuẩn tích tụ nhiều hơn và gây viêm bao quy đầu.
Các bậc cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức quan trọng này để phản ứng kịp thời trước những vấn đề mà con mình mắc phải. Như nhiều chuyên gia vẫn nói, cơ quan sinh dục của các bé trai vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển cho đến khi dậy thì. Nếu bạn cảm thấy bé có biểu hiện hẹp bao quy đầu thì hãy đi khám và điều trị ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau. (2)
Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi
Tình trạng hẹp bao quy đầu ở các bé nhỏ đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các chuyên gia bác sĩ cũng đưa ra 2 nguyên nhân trọng điểm đó là:
- Nguyên nhân sinh lý (bẩm sinh và di truyền)
Chức năng chính của bao quy đầu chính là che phủ và bảo vệ quy đầu tránh khỏi những tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài đang cố thâm nhập vào trong. Đồng thời nó cũng hạn chế sự ma sát và giúp tăng cảm giác kích thích khi bạn trưởng thành. Theo đó, hẹp bao quy đầu vốn dĩ là tình trạng chung của các bé nhỏ từ lúc mới sinh ra cho đến 3 tuổi.
Nó sẽ thay đổi dần khi trẻ lớn hơn và từ đó lớp bao quy đầu bên ngoài sẽ tự động tụt ra dễ dàng mà ít có sự can thiệp nào từ các phương pháp hậu phẫu. Do đó, các bậc phụ huynh đừng nên lo lắng hay hoảng sợ quá nhiều vì hiện tượng này diễn ra rất đỗi bình thường ở các bé nam.
Ngoài ra, một số trẻ có khả năng bị hẹp bao quy đầu do thừa hưởng sự di truyền từ người cha. Nếu người thân của bạn có bao quy đầu hẹp trong quá khứ, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tương tự.
- Nguyên nhân do bệnh lý gây nên
Tỷ lệ trẻ em bị chứng hẹp bao quy đầu do bệnh lý gây nên có tỷ lệ khá thấp, nhưng không đồng nghĩa với việc tình trạng này không có khả năng xảy ra. Bao quy đầu ngoài việc là giúp bảo vệ bộ phận sinh dục ra thì nó còn che phủ cả quy đầu nhưng lại dính chặt vào lớp da bên trong khiến cho phần dây hãm cũng bị ảnh hưởng theo.
Theo phân tích, bộ phận sinh dục của các bé nhỏ thường tiết ra lớp dịch để làm ẩm giữa bao quy đầu và quy đầu. Điều này sẽ không có gì đáng nói nếu như bạn có thể lột được bao quy đầu xuống và vệ sinh sạch sẽ bên trong, tuy nhiên do dương vật bị ép chặt và thụt sâu trong phần bao đến mức không kéo ra được nên những mảng trắng dần tích tụ lại và hình thành ra bựa sinh dục.
Nếu các chất cặn bã này không được loại bỏ sớm, tế bào da chết ngày càng nhiều thêm thì cơ quan sinh dục của trẻ sẽ bị viêm nhiễm. Nhờ vậy trẻ có thể bị rối loạn cương dương, viêm đường tiết niệu và chất lượng lẫn số lượng tinh trùng cũng có thể bị suy giảm khi vấn đề này còn tiếp diễn đến khi trẻ đã lớn.
Dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu
Sẽ rất khó cho những ai mới đầu làm cha mẹ vì họ sẽ không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái cũng như phát hiện ra con trai 3 tuổi của mình có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm nào. Theo đó, trẻ nhỏ khi mắc chứng hẹp bao quy đầu chúng sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện sau đây:
- Khó khăn khi đi tiểu: Không loại trừ khả năng trẻ có thể cảm thấy vô cùng khó khăn khi đi tiểu hoặc là mỗi lần tiểu lại bị ngắt quãng mà không diễn ra trọn vẹn. Phần bao da quy đầu đã bịt kín và ngăn cản không cho nước tiểu thoát ra ngoài.
- Đau hoặc khó chịu: Các bé nhỏ có thể không ngừng xoa nắn dương vật của mình do lúc này khu vực xung quanh đó trở nên sưng phồng, bất kể sự ma sát nào va chạm vào cũng làm cho trẻ đứng ngồi không yên.
- Khó lật hoàn toàn bao quy đầu: Cho dù phụ huynh có cố gắng kéo lớp da bao quy đầu ra ngoài để hiện ra đầu dương vật thì cũng vô tác dụng vì lớp da này đã dính chặt lấy dương vật không buông. Nếu thao tác mạnh hơn sẽ làm tổn thương cơ quan sinh dục và gây chảy máu ngoài da.
- Tạo bọt khí bất thường: Khi trẻ đi tiểu, nước tiểu sẽ có màu và mùi không giống với thường ngày. Đi kèm theo đó là lượng bọt khí từ nước tiểu tăng dần hơn và đây chính là một đặc điểm vô cùng bất thường mà các bậc phụ huynh nên xem xét. Các vi khuẩn vì vậy có thể men theo đường niệu đạo và xâm nhập vào bên trong.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Hiển nhiên, bao quy đầu bị hẹp có thể là môi trường thuận lợi để nhiều vi khuẩn tích tụ dần và gây ra một loạt các bệnh nam khoa cho những bé nhỏ. Vùng da ở khu vực này sưng đỏ và có thể tiết ra chất dịch, mủ nguy hiểm. (3)
Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi
Đến thời điểm hiện tại, không ít các bậc phụ huynh vẫn chưa biết hình ảnh hẹp bao quy đầu trông như thế nào. Dưới đây là một số hình ảnh tham khảo chi tiết để bạn hiểu rõ hơn bao gồm:
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi tác hại gì?
Thông qua một vài phân tích như trên, ta có thể nhận định rõ ràng trường hợp trẻ 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu thật sự nguy hiểm hơn những gì bạn tưởng tượng rất nhiều. Nếu như người lớn vẫn chủ quan và xem thường vấn đề này, con em của họ có thể gặp phải những tác hại nguy hiểm như là:
- Viêm bao quy đầu: Do các tế bào da chết cùng những chất cặn bã lâu ngày tích tụ dần ở bao quy đầu lẫn phần quy đầu nên nó đã khiến cho vùng da xung quanh đó bị viêm nhiễm và phát ra mùi hôi khó chịu. Các bé nhỏ vì không thể nào chịu được sự ngứa ngáy nên luôn tìm cách gãi và chà sát, điều này đã khiến cho bộ phận sinh dục bị tổn thương đáng kể.
- Viêm niệu đạo: Viêm nhiễm niệu đạo chỉ xảy ra khi các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây nên một loạt các biến chứng nguy hiểm. Nó sẽ dần xâm lấn vào bên trong lỗ tiểu và khiến cho trẻ khó đi đứng, sinh hoạt như bình thường.
- Nghẹt bao quy đầu: Đây là tình trạng mà bạn không thể nào kéo bao quy đầu của bé trở về trạng thái thông thường sau khi đã lột nó ra phía sau. Khi bao quy đầu bị nghẹt, nó sẽ ngăn cản quá trình lưu thông máu và làm cho khu vực tại đây sưng phồng lên.
- Khó đi tiểu và có dịch mủ chảy ra: Khi mắc phải chứng hẹp bao quy đầu, các bé trai sẽ luôn trong tình trạng khó tiểu vì cơn đau rát cứ tiếp diễn không dứt. Nếu có tiểu thì đôi khi chất dịch mủ sẽ tiết ra, đi kèm theo đó là mùi hôi vô cùng khó chịu.
Các chỉ định điều trị khi trẻ 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu
Khi đã xác định rõ ràng là trẻ 3 tuổi đang mắc chứng hẹp bao quy đầu, các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa con em mình đi khám bác sĩ và tiến hành các phương pháp điều trị như sau:
1. Điều trị nội khoa
Do thể trạng của các bé nhỏ vẫn còn khá yếu mà việc phẫu thuật có thể gây nguy hiểm nên các cha mẹ có thể đề xuất bác sĩ áp dụng phương thức điều trị nội khoa để vết thương mau chóng lành lại một cách tự nhiên. Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn toa thuốc và corticoid để phụ huynh bôi vào bao quy đầu của trẻ để nó giãn nở ra một cách dễ dàng.
Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần xem xét đến những biểu hiện xảy đến với cơ thể con của mình. Nếu như trẻ có phát sinh bất kỳ triệu chứng bất thường nào hay làn da xung quanh cơ quan sinh dục bị nổi các nốt đỏ li ti thì bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. Song song, bạn cũng đừng quên phải thường vệ sinh và lau chùi nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ để tránh cho vi khuẩn phát sinh.
2. Nong bao quy đầu
Phương pháp nong bao quy đầu cũng là một cách chữa trị phù hợp cho những bé dưới 5 tuổi, bạn có thể nhờ các chuyên gia bác sĩ thực hiện và sau đó cố gắng tập làm cho bé tại nhà để dần mở rộng phần bao quy đầu hơn. Cách thức thực hiện cũng tương đối dễ dàng, người ta sẽ xịt thuốc tê vào dương vật trước khi nong để tránh làm trẻ bị đau khi bao quy đầu hẹp quá khít.
Quá trình nong sẽ chỉ diễn ra trong 3-5 phút, nó sẽ làm hạn chế cơn đau và ít gây tổn hại về mặt tinh thần cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên có một số trường hợp, bao quy đầu của trẻ quá hẹp dẫn đến việc nong bao sẽ gây chảy máu nên các bác sĩ sẽ nhanh chóng bôi thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Các cha mẹ cũng vì thế đừng lo lắng quá nhiều, hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà tốt lên mỗi ngày là được.
3. Lộn bao quy đầu nhẹ nhàng hằng ngày tại nhà
Dù rằng, hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của dương vật và làm nó biến dị nhưng bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách lột bao quy đầu cho trẻ tại nhà mỗi ngày một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình lột, bạn có thể thoa dầu dưỡng da dành riêng cho trẻ để khiến lớp da mau bong ra hơn.
Hình thức này sẽ tạo điều kiện để dương vật phát triển tối đa, đồng thời lớp bao quy đầu được tụ lên sẽ khiến cho công tác vệ sinh tắm rửa cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Những cặn bẩn do nước tiểu và bựa sinh dục sẽ được làm sạch hoàn toàn nếu như phụ huynh chịu khó lộn nhẹ bao quy đầu cho trẻ. (4)
Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị
Đây là trường hợp mà bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám chữa bệnh nếu như các bé có những biểu hiện không được bình thường như sau:
- Khó khăn trong khi sinh hoạt: Nếu trẻ không đi đứng như bình thường, luôn có biểu hiện ôm chầm lấy dương vật và thường xuyên than đau thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán về sức khỏe của phần thân dưới.
- Sốt cao và kéo dài: Trong trường hợp các bé nhỏ có biểu hiện sốt cao bất thường, cơ thể lạnh dần, mồ hôi đổ ra rất nhiều và kéo dài liên tục nhiều ngày thì rất có thể bé đang bị hẹp bao quy đầu.
- Đau bụng nghiêm trọng: Thông thường, các bé nhỏ vẫn có thể đi tiểu như bình thường nếu không mắc các hiện tượng hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, khi bé có vẻ đau bụng nghiêm trọng, cơn đau cứ liên tục kéo dài và phần thân dương vật lúc này cũng ửng đỏ, sưng phồng lên thì bạn nên bé đến cơ sở y tế gần nhất thay vì tự chữa trị tại nhà.
Trẻ 3 tuổi có thể cắt bao quy đầu không? Trẻ mấy tuổi thì có thể cắt bao quy đầu?
Đối với câu hỏi trẻ 3 tuổi có nên cắt bao quy đầu hay không thì câu trả lời đưa ra là không nên. Sở dĩ là do ở độ tuổi này, trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển và cơ quan sinh dục cũng không đủ khỏe mạnh để thực hiện những ca phẫu thuật nặng nề như thế.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu bé có mắc phải hiện tượng hẹp bao quy đầu thì bạn nên làm theo các phương thức thông thường đó là lột bao quy đầu mỗi ngày cho bé bằng tay và kế đó là dùng thuốc bôi chuyên dụng. Với những ai cảm thấy lo sợ, e ngại thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chuyên viên hướng dẫn kỹ càng trước khi tự lột bao quy đầu cho trẻ.
Về phương thức phẫu thuật cắt bao quy đầu, độ tuổi mà trẻ nên thực hiện là dao động trong khoảng từ 7 – 10 tuổi. Đây chính là thời điểm vô cùng thích hợp để bao quy đầu của trẻ được tụt xuống trước khi những bé trai đây bước vào lứa tuổi dậy thì. Ca phẫu thuật cũng được đảm bảo an toàn và tỷ lệ thành công cũng được bảo chứng tốt hơn nhiều.
Các lưu ý khi bé 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu
Phụ huynh có các bé trai 3 tuổi đang bị hẹp bao quy đầu thì cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh hàng ngày: Hãy đảm bảo vệ sinh hàng ngày cho khu vực da bao quy đầu của bé để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Tốt nhất là nên rửa bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để làm trôi các chất cặn bã, sau đó lau khô kỹ càng và cho bé mặc quần áo thoáng mát.
- Tránh kéo bao quy đầu: Không nên kéo bao quy đầu quá mạnh vì điều này có thể làm tổn thương phần da xung quanh và gây đau cho bé.
- Tránh sử dụng thuốc mỡ và kem không được chỉ định: Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ hoặc kem nào trên da bao quy đầu của bé mà không được bác sĩ chỉ định. Một số loại kem này có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng nếu như bạn không biết rõ thực hư thành phần trong đó.
- Điều trị nội khoa: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị nội khoa phù hợp như là mở rộng bao quy đầu hoặc đeo nón gài cho trẻ. Các Bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại.
- Theo dõi tình trạng: Hãy theo dõi tình trạng hẹp bao quy đầu của bé. Nếu như bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào như là sưng đau, da ửng đỏ hoặc chảy mủ, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời
Thông qua bài viết trên, phụ huynh có thể thấy rằng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể gây nguy hiểm nếu như bạn không phát hiện ra kịp thời. Thay vì tự mua thuốc cho bé uống, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra và xét nghiệm toàn bộ phần thân dưới của bộ phận sinh dục. Trường hợp, bé 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu vẫn có nhiều cách chữa trị khác nhau nên cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều.