8 tác dụng của củ kiệu (muối, ngâm đường) cho sức khỏe, chữa bệnh

Tác dụng của củ kiệu luôn là một mối quan tâm rất lớn của nhiều gia đình Việt, bởi đây không chỉ là món ăn kèm thường thấy trong các dịp lễ tết. Mà đây còn được xem là một “vị thuốc” mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Vì lý do này, mà ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu về công dụng của củ kiệu nhiều hơn!

Tác dụng của củ kiệu

Thông tin tổng quan về củ kiệu

Củ kiệu có lẽ là một món ăn quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết được những thông tin cơ bản cũng như tác dụng củ kiệu này. Hãy cùng Helloykhoa lướt qua một số thông tin tổng quan về củ kiệu sau đây nhé!

  • Tên gọi khác: tiền toán, giới bạch, tiểu căn toán
  • Tên khoa học: Chinese scallion, Oriental onion, Chinese onion
  • Phân loại: Củ kiệu thuộc bộ Măng tây, Họ Hành, Chi Hành và loài A. chinense

1. Mô tả hình dáng, đặc thù của cây kiệu

Cây kiệu là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân nhỏ, có màu trắng, hình trái xoan nhỏ. Lá của cây mọc ở gốc, lá dải hẹp, hình bán trụ, dài 15-60 cm, rộng 1,5-4 mm. Ở nách lá có một cụm chồi non gọi là củ kiệu. Củ có màu trắng, hình tròn hoặc giống củ hành tây. nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mịn bên ngoài. Cụm hoa của cây ở dạng tràng hoa kép trên cuống lá dài 15-60cm, với 6-30 tràng hoa màu hồng hoặc tím. (1)

Hình ảnh của cây kiệu
Hình ảnh của cây kiệu

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây củ kiệu là loại cây dễ trồng và được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Cây kiệu chỉ cần trồng khoảng 3-5 tháng là bạn có thể tiến hành thu hái được. Trước khi thu hoạch, nên cho nước thoát vào các khe để chiếm toàn bộ bề mặt luống và làm cho đất tơi xốp và dễ nhổ. Tiếp đến nhổ đến đâu thì rửa sạch đất đến đó, rồi đem bó lại thành từng bó là có thể đem đi tiêu thụ.

Khi đã thu hoạch cây kiệu xong, bạn có thể lấy củ để muối dưa, hoặc dùng lá để làm gia vị như một loại rau thơm. Bên cạnh đó, một trong những lợi ích mà củ kiệu được nhiều người sử dụng rộng rãi, đó chính là dùng để làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận sử dụng

Toàn bộ cây, bao gồm: thân, lá, củ, trừ rễ.

4. Dược lý và thành phần dược tính của củ kiệu

Kiệu có vị cay đắng, tính ấm, có công dụng làm ấm bụng, giảm cảm giác đầy hơi, tán khí tiết, bổ thận khí, mạnh dương và lợi tiêu. Bên cạnh đó, theo tài liệu khoa học phân tích rằng, trong mỗi củ kiệu tươi sẽ chứa khoảng:

  • Protein: 3,1%
  • Chất béo: 0,12%
  • Carbohydrate: 18,3%
  • Chất xơ hoà tan: 0,7%
  • Vitamin B1, B2, B6, C
  • khoáng chất: Phosphorus, Iron, Magnesium, Calcium, Sodium, Potassium và Zinc.

Tác dụng của củ kiệu là gì?

Nói đến tác dụng của củ kiệu, chắc hẳn nhiều người không thể nào bỏ qua thông tin quan trọng này rồi đúng không nào! Đúng vậy, từ xa xưa cây kiệu luôn được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, như:

Tác dụng của cây củ kiệu
Tác dụng của cây củ kiệu

1. Điều trị cảm, sốt

Ăn củ kiệu có tác dụng gì? Như mình đã nói ở trên, củ kiệu có khả năng giải cảm rất tốt vì nó có vị cay, nồng, tình ấm và chứa các hợp chất, nhiều loại vitamin. Do đó, loại củ này rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Ngoài ra, sử dụng củ củ kiệu thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe sau ốm dậy nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất. 

2. Kháng viêm

Củ kiệu có tác dụng gì? Tất cả các loại cây trong nhà họ hành đều có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt cho cơ thể và củ kiệu cũng vậy. Chất quercetin dồi dào trong củ kiệu sẽ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào có hại, tiêu diệt chúng, phá hủy các gốc tự do và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra chất flavonoid trong cần tây giúp cơ thể sản xuất glutathione, một chất chống oxy hóa cực kỳ có lợi cho sức khỏe. . 

3. Ngăn ngừa ung thư

Tác dụng củ củ kiệu? Hoạt chất laxogenin chứa trong rễ cây kiệu có thể chống lại các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như: ung thư phổi và ung thư dạ dày. 

4. Hỗ trợ cho đường tiêu hóa

Ăn củ kiệu có tác dụng gì? Khi ngâm chua, nó có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy và táo bón, thường xuyên đầy bụng và khó tiêu. Vì khi được lên men, củ kiệu sẽ có  nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa hơn. Kết hợp với các chất kháng viêm, kháng khuẩn, thành phần chứa các lợi khuẩn này giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. 

5. Tốt cho tim mạch

Ăn củ kiệu có tốt không? Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tác dụng của rễ củ kiệu giúp giảm hơn 60% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhờ các hợp chất chống oxy hóa trong rễ củ kiệu, chẳng hạn như quercetin, giúp giảm mảng bám tích tụ thành mạch máu. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra và bảo vệ hệ thống tim mạch tốt hơn. 

6. Giảm cholesterol

Tác dụng của củ kiệu? Củ kiệu khi muối chua sẽ chứa nhiều axit lactic, chất này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Từ đó, chúng sẽ giúp giảm mảng bám trên thành mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Các bệnh về tim mạch, đột quỵ  giảm nguy cơ rõ rệt, và đây có thể là tác dụng của củ kiệu mà nhiều người tin dùng nhất hiện nay. 

7. Bảo vệ gan

Cây kiệu có tác dụng gì? Ngoài những tác dụng như hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, củ kiệu còn có thể bảo vệ gan hiệu quả. Một số nghiên cứu đã diễn ra và khẳng định rằng dùng củ kiệu được muối chua ngọt hoặc các món ăn được ngâm muối chua, thì gan sẽ được bảo vệ khỏi những tác động xấu hoặc giảm tối đa tổn hại do rượu bia gây ra. 

8. Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Củ kiệu trị bệnh gì? Trong cây kiệu có chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Ngoài ra, củ kiệu còn chứa các khoáng chất như sắt, canxi, magie,… để giúp cơ thể phát triển mạnh khoẻ. Thậm chí rằng, hàm lượng axit có trong củ kiệu sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ các khoáng chất  trong vào bên trong cơ thể dễ dàng và nhanh hơn. 

Hy vọng, với những tác dụng của củ kiệu trên đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại củ này và có cách sử dụng đúng đắn. Để chúng có thể phát huy công dụng hiệu quả nhất. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây kiệu

Bên trên là những công dụng của củ kiệu mà bạn có thể tham khảo, ngoài ra bạn cũng có thể lướt qua một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc từ củ kiệu
Bài thuốc từ củ kiệu
  • Chữa viêm mũi mãn tính: củ kiệu, mộc qua, mỗi vị 9gr, tân di hoa 6gr, ba vị. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, rồi đem sắc thành thuốc uống, mỗi liệu trình sẽ uống trong vòng 7 ngày. Nếu là mùa đông thì 10 ngày, sau khi hết liệu trình, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp liệu trình thứ hai.
  • Chữa đau bụng, lạnh bụng, thai không yên ở phụ nữ có thai: củ kiệu 32gr, đương quy 8gr. Đem tất cả sắc với 300ml nước cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 100ml, thì chia làm hai buổi sáng, tối uống trong ngày. 
  • Chữa ngất hôn mê, hoặc ngủ bị bất tỉnh do hít trúng khí độc: Củ kiệu giả nhỏ, rồi vắt lấy nước cốt nhỏ vào mũi và kết hợp một số biện pháp để làm bệnh nhân tỉnh. 
  • Chữa bỏng nhẹ: Củ kiệu lột sạch vỏ, giã nát rồi trộn với mật để đắp vào chỗ bị bỏng. Nên đắp 1 ngày 3 lần, mỗi lần đắp cần vệ sinh vùng da bị bỏng thật sạch. 
  • Chữa tức ngực, khó thở: 15gr củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước rồi trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm 1 ít dầu vừng để gia tăng hương vị. Ăn vào mỗi buổi sáng và tối, ăn liên tục trong 7 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm. 
  • Chữa kiết lỵ ở sản phụ: Rửa sạch củ kiệu tươi và bầu dục lợn, rồi đem xào với nhau, ăn trong 5 ngày thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. 
  • Chữa buồn nôn khan: 1 nắm củ kiệu đem sắc cùng 500ml nước, cho đến khi chúng cô cạn lại còn khoảng 250ml nước. Chắt thuốc uống 3 lần mỗi ngày, nên uống thuốc khi còn ấm trước bữa ăn, nếu thuốc nguội hãy hâm lại để uống, Uống liên tục trong 3 ngày để tình trạng buồn nôn thuyên giảm. 
  • Chữa sưng đau xương khớp: Giã nát 20gr củ kiệu rồi hoà với giấm, đảo đều trên bếp để hâm nóng. Sau đó, lấy xác và nước đắp lên chỗ bị sưng đau. Mỗi ngày đắp hai lần để các cơn đau thuyên giảm.
  • Tăng cường sức đề kháng khi trời lạnh: Muối củ kiệu, sau đó mỗi ngày ăn từ 15-20gr củ kiệu với cơm trắng.
  • Chữa sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân (dị ứng nước): Củ kiệu giã nát, rồi xào lại cho nóng, sau đó đắp vào chỗ bị ngứa. 

Với những bài thuốc hữu dụng trên, chắc hẳn bạn đã có riêng cho mình một bài thuốc để chữa trị tình trạng đang gặp phải rồi đúng không nào! Tuy nhiên, để sử dụng an toàn bạn cần tìm hiểu về tác dụng của củ kiệu, cũng như những tác hại thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé!

Lưu ý khi sử dụng củ kiệu chữa bệnh

Bất cứ loại nguyên liệu nào cũng có mặt tốt và mặt xấu, chính vì thế củ kiệu cũng không ngoại lệ. Để sử dụng chúng một cách anh toàn, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Không dùng củ kiệu cho những trường hợp bị khí hư.
  • Không nên lạm dụng thuốc quá nhiều lần trong một ngày và không nên uống khi đói bụng. 
  • Nếu quên liều thì không nên bù liều.
  • Khi lựa chọn củ kiệu để muối hoặc ngâm đường, chỉ nên chọn củ tươi, không bị mốc hoặc ố vàng.
  • Củ kiệu để lâu ngày sẽ nổi váng, vì thế không nên sử dụng chúng nhé.

Một số tác hại của củ kiệu có thể xảy ra

Theo nhiều nghiên cứu, củ kiệu có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng không phải vì thế mà chúng sẽ không gây hại đến sức khoẻ của chúng ta. Vậy tác hại của củ kiệu muối, củ kiệu ngâm đường là gì? 

  • Lạm dụng quá nhiều củ kiệu sẽ gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt, khiến người dùng trở nên khó chịu hơn.
  • Nếu ăn củ kiệu lúc đói sẽ gây ra tình trạng đau bao tử.
  • Ăn củ kiệu để lâu, nổi váng mốc sẽ gây ra độc tố ung thư gan.
  • Gây ra tình trạng nóng trong người, bứt rứt, khó chịu.
  • Gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Củ kiệu có thể gây dư thừa axit trong dạ dày, tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. 

Ăn củ kiệu có tốt không?

Tất nhiên là có rồi nhé! Theo nghiên cứu, củ kiệu rất tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn ăn quá nhiều và cần lưu ý những điều trên. Có thể nói củ kiệu là một trong những nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn. Nếu còn đang băn khoăn về sức khỏe của mình, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh bằng củ kiệu tốt nhất nhé!

Cách phân biệt củ kiệu và củ hành 

Phân biệt củ kiệu và củ hành
Phân biệt củ kiệu và củ hành

Có thể nói, với những người mới bắt đầu biết đến củ kiệu thường sẽ dễ nhầm lẫn loại củ này với củ hành tươi. Vậy làm cách nào để phân biệt được chúng? Củ kiệu và củ hành khác nhau ở điểm nào? Đầu tiên, chúng ta sẽ phân biệt chúng qua kích thước và hình dáng của từng loại củ.

Tiếp đến bạn hãy nhìn thật kỹ, bởi hành củ sẽ có kích thước lớn hơn và trắng hơn so với củ kiệu. Trong khi đó, củ kiệu lại nhỏ hơn, có phần hơi thon dài và phần trên của củ có màu tím nhạt. Nếu có ý định phân biệt chúng qua mùi vị, thì có lẽ rất khó bởi cả hai đều có vị cay và hăng như nhau.

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã biết được tác dụng của củ kiệu đối với sức khoẻ của chúng ta rồi đúng không nào! Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của loại “thuốc quý” này, bạn cũng cần phải lưu ý đến một số điều mà mình đã nêu trên, để không gây tác hại xấu đến sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận