13 tác dụng của lá lốt cực tốt cho sức khỏe ít ai biết đến

Lá lốt là một loại cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam, vậy tác dụng của lá lốt là gì mà được nhiều người biết đến như thế? Trong dân gian, người ta thường sử dụng cây lá lốt để chữa trị một số bệnh lý như: đau nhức xương khớp, giải cảm, chữa lạnh bụng, viêm da do cơ địa,… nhờ những thành phần tuyệt vời có trong lá lốt. Chính vì thế, để tìm hiểu rõ hơn về những công dụng này, hãy cùng helloykhoa ghé qua bài viết dưới đây. 

Cây lá lốt có tác dụng gì?

Cây lá lốt là gì?

Cây lá lốt là một loại cây thân thảo, còn có tên khoa học là Piper sarmentosum, thuộc họ hồ Tiêu. Lá lốt có vị nồng, tình ấm, chống hàn có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Cây lá lốt thường sống ở nơi râm mát, là loại cây ưa bóng râm, do đó chúng sẽ thường phát triển tốt nhất trong môi trường thoáng mát. Loại cây này được phân bố rộng rãi và mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, hoặc được nhiều nhà trồng ở ngay sau vườn.(1)

  • Tên khoa học: Piper sarmentosum
  • Bộ (ordo): Piperales
  • Chi (genus): Piper
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Piperaceae
  • Loài (species): P. sarmentosum

1. Mô tả hình ảnh cây lá lốt

Lá lốt là loại cây thân thảo có độ cao trung bình từ 30 đến 40cm, phần thân thường rất yếu ớt và có nhiều đốt nhỏ trên thân. Phần lá cây có dạng lá đơn, tán rộng xoè to, phần trên phiến có khoảng 5 đến 7 gân xanh nổi lên, càng về phía trên sẽ có màu nhạt hơn. Cây lá lốt thường có hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, hoa có màu trắng, lâu tàn. Quả cây mọng, bên trong có chứa hạt. 

Hình ảnh cây lá lốt
Hình ảnh cây lá lốt

2. Cách thu hái và bảo quản

Là loại cây mọc quanh năm, nên nông dân có thể thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Sau khi thu hái, lá lốt sẽ được cắt nhỏ rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. 

3. Thành phần dược tính

Trong cây lá lốt có chứa một ít tinh dầu tạo nên mùi hương đặc trưng và chữa nhiều thành phần tốt để chữa trị một số bệnh lý: tinh dầu, beta-caryophylen, ancaloit, benzylaxetat,… 

Lá lốt có tác dụng gì?

Lá lốt có tính nồng, ấm, chống hàn, vì thế loại cây này thường rất lành tính và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tác dụng của lá lốt đã được nhiều người chứng minh và nhiều bài thuốc còn được lưu truyền đến ngày nay. Trong Đông y, lá lốt thường được dùng sắc nước uống để chữa các bệnh lý như đau bụng, lạnh bụng, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp,… (2)

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời đó, những lý do khiến nhiều người luôn lựa chọn lá lốt để chữa trị bệnh lý, như:

Tác dụng của lá lốt
Tác dụng của lá lốt
  • Lá lốt mang nhiều công dụng đến sức khoẻ: Không chỉ mang lại những tác dụng chữa trị bệnh lý, mà lá lốt còn được sử dụng để tăng cường sức đề kháng, giảm cảm giác đau đớn hoặc các bệnh lý, vết thương có nguy cơ viêm nhiễm. 
  • Là thảo dược lành tính, an toàn: Tuy không phải là loại thuốc có tác dụng nhanh như Tây y, nhưng lá lốt khá lành tính và dường như an toàn tuyệt đối đê rkhoong gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Mang hiệu quả dài lâu: Để thấy được hiệu quả của phương pháp chữa trị bằng lá lốt này, bạn cần kiên trì và dành nhiều thời gian hơn để điều trị. Đây cũng là một giải pháp được xem là tăng cường sức khỏe từ sâu bên trong. 
  • Cách làm đơn giản, chi phí thấp: Là một loại dược liệu quốc dân, vì thế bạn có thể tìm thấy và sử dụng chúng một cách dễ dàng với chi phí khá thấp. Bên cạnh đó, những cách dùng lá lốt để chữa bệnh cũng khá đơn giản, mà bạn có thể thực hiện được ngay tại nhà. 

Vì thế, để giải đáp cho thắc mắc lá lốt có tác dụng gì? hãy cùng mình tìm hiểu 17 bài thuốc cực kỳ hiệu quả sau đây nhé!

1. Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: rễ lá lốt tươi, rễ cây vòi voi, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, mỗi vị 50gr

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu rửa sơ để loại sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo. Tiếp đến, bắc chảo lên bếp cho tất cả nguyên liệu vào sao vàng đều. Đem tất cả sắc với khoảng 800ml nước, cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 600ml nước, thì gạn lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày. 

2. Giải cảm

Chuẩn bị: 20gr lá lốt tươi, ½ củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 2gr gừng, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo và gia vị. 

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Sau đó, đem các nguyên liệu đi cắt nhỏ, tỏi, gừng đập dập. Cho gạo vào nấu cháo, sau khi gạo nở thì có các nguyên liệu còn lại vào. Thưởng thức khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi. Món cháo lá lốt này có công dụng giải cảm bằng cách giúp cơ thể đào thải các độc tố thông qua tuyến mồ hôi. 

3. Cây lá lốt chữa phù thũng

Chuẩn bị: Lá lốt, rễ mỏ quạ, rễ cà gai leo, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, mã đề, mỗi vị 12gr

Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem sắc đẻ lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang. 

4. Trị viêm xoang

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi

Thực hiện: Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng để loại sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo, rồi vò nát lá lốt. Nhét lá vào mũi để tinh chất được tác động và các xoang, thông xoang. Áp dụng phương pháp này hằng ngày để các triệu chứng được thuyên giảm.

5. Giải độc rắn, say nấm

Chuẩn bị: Lá lốt, đậu ván trắng, lá khế, mỗi vị 50gr

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu ngâm trong nước muối pha loãng 1-2 phút, rồi rửa lại thật sạch với nước, vớt ra để ráo. Sau đó, cho tất cả vào cối, giã nát, thêm một ít nước, tiếp đến gạn lấy phần nước để uống trong khi khi chờ chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

6. Chữa phong thấp

Chuẩn bị: Lá lốt, dây chìa vôi, hoàng lực, độc lực, có xước, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà, mỗi vị 12gr.

Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc sắc uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

7. Chữa kiết lị

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi

Thực hiện: Đem lá lốt rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó sắc với 300ml nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. 

8. Chữa bệnh tổ đỉa

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi

Thực hiện: Lá lốt rửa sạch, rồi đem giã nát để lấy phần nước cốt, uống hết 1 lần. Riêng phần bã còn lại thì cho vào nồi, đổ thêm 3 bát nước đun sôi thật kỹ. Vớt bã ra, dùng phần nước thuốc rửa vào vùng bị bổ đĩa lúc còn ấm, tiếp đến lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Mỗi ngày áp dụng cách làm này từ 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt. 

9. Chữa ra mồ hôi tay chân nhiều

Chuẩn bị: 30gr lá lốt tươi

Thực hiện: Lá lốt rửa thật sạch với nước muối pha loãng, sau đó đổ 1 lít nước vào đun sôi, rồi cho thêm một ít muối. Sau khi nước sôi, đổ ra chậu cho bớt nóng rồi tiến hành ngâm tay chân vào. Thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ thu được kết quả tốt nhất. 

10. Chữa đau bụng do lạnh

Chuẩn bị: Lá lốt tươi 20gr, 300ml nước

Thực hiện: Lá lốt sau khi rửa sạch với nước muối pha loãng thù đun sôi với nước, cho đến khi cô cạn còn khoảng 100ml nước, thì gạn lấy thuốc để uống. Nên uống thuốc khi còn ấm và trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày, cơn đau bụng sẽ biến mất. 

11. Chữa mụn nhọt

Chuẩn bị: Lá lốt, lá tía tô, lá chanh, mỗi vị 15gr

Thực hiện: Trước hết, rửa sạch tất cả nguyên liệu với nước muối pha loãng, sau đó lấy lớp vỏ trong của cây chanh đem phơi khô, rồi giã nhỏ rây thành bột mịn. Đắp bột lá chanh vào vết thương, tiếp đến đem tất cả nguyên liệu còn lại giã nhỏ và đắp vào nơi có mụn nhọt, băng lại. Mỗi ngày nên đắp 1 lần và liên tục trong 3 ngày để mụn nhọt tiêu biến. 

12. Chữa viêm tinh hoàn

Chuẩn bị: Lá lốt, bạch truật, lệ chi, mỗi vị 12gr, trần bì, bạch linh, mỗi vị 10gr, phóng sầm, sơn thù, mỗi vị 6gr, hoàng kỳ 5gr, cam thảo 4gr, sinh khương 21gr.

Thực hiện: Đem tất  cả nguyên liệu sắc cùng 600ml nước cho đến khi cô cạn còn khoảng 200ml nước, thì đổ ra chén, chia làm nhiều lần uống trong ngày cho trẻ.

13. Lá lốt chữa rong kinh

Chuẩn bị: 50gr lá lốt, 40gr nghệ, 20gr phèn chua

Thực hiện: Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng, sau đó vò nát cho vào thau sạch. Tiếp đến, cho một ít nghệ tươi và phèn chua vào chậu, đổ nước khoảng 2 lóng tay , thêm một chút muối rồi đem đi đun sôi. Sau đó, gạn lấy phần nữa để nguội, rồi rửa nhẹ bên ngoài vùng kín. Phần nước còn lại tiếp tục đun sôi rồi xông hơi với vùng kín. Áp dụng cách này 2-3 lần mỗi tuần, chắc chắn chứng rong kinh của bạn sẽ biến ấmt hoàn toàn. 

14. Tác dụng trị huyết trắng của lá lốt

Chuẩn bị: ½ nắm lá lốt, 4-5 lá trầu không

Thực hiện: Ngâm các nguyên liệu trong nước muối pha loãng khoảng 1-2 phút, sau đó rửa lại 4 lần nước cho sạch. Tiếp đến, vò nát dược liệu rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy phần nước, để nguội bớt. Tiến hành xông hơi vùng kín khoảng 10-15 phút, khi nước nguội bạn có thể dùng nước này để rửa vùng kín. 

15. Giúp làm trắng da an toàn 

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, nước cốt chanh, mật ong, sữa chua không đường

Thực hiện: Trước hết rửa thật sạch lá lốt với nước muối pha loãng, để ráo, rồi cho vào máy xay nhuyễn. Ép lấy phần nước cốt, rồi cho thêm hết cá nguyên liệu còn lại vào và trộn đều tay. Thoa đều hỗn hợp lên da, thư giãn trong 15-20 phút rồi tắm lại thật sạch với nước mát. Áp dụng phương pháp làm trắng này 2 lần mỗi tuần, để có được kết quả tốt nhất. 

16. Lá lốt có tác dụng trị trĩ ngoại rất tốt

Chuẩn bị: 10gr lá lốt khô hoặc 20gr lá lốt tươi

Thực hiện: Lá lốt rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, rồi cho vào ấm đun cùng 500ml nước cho đến khi nước cạn đi một nửa. Gạn lấy phần nước cốt, chia làm 3 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.

17. Chữa viêm nhiễm, ngứa âm đạo

Chuẩn bị: Lá lốt 50gr, nghệ 40gr, phèn chua 20gr

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đun ngập nước khoảng 2 lóng tay, cho đến khi sôi thì để lửa riu riu trong khoảng 10-15 phút, tắt bếp. Chắt lấy một bán nước để lắng trong rồi dùng để rửa âm đạo. Số thuốc còn lại tiếp tục đun sôi 1 lần nữa, rồi đổ ra chậu xông hơi cho âm đạo. Áp dụng phương pháp này cho đến khi âm đạo hết ngứa. 

Trên đây là một số bài thuốc về tác dụng của lá lốt mà bạn có thể tham khảo. Có thể nói lá lốt là một loại thảo dược lành tính, vì thế nếu bệnh đang ở trong giai đoạn nhẹ bạn có thể thử áp dụng một trong những bài thuốc trên, chắc chắn sẽ rất hiệu nghiệm. 

Lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ngon

Bên cạnh việc sử dụng lá lốt để sắc nước uống, bạn có thể chế biến chúng thành món ăn để có thể phát huy tối đa công dụng của lá lốt. Một số món ăn hàng ngày, bạn có thể làm theo cực kỳ đơn giản, như:

Lá lốt chế biến thành nhiều món ăn ngon
Lá lốt chế biến thành nhiều món ăn ngon

1. Ếch xào lá lốt

Chuẩn bị: Lá lốt, củ nén, mỗi thứ 25gr, thịt ếch 600gr, hành tím 3 củ, ớt sừng, nghệ, hành tây, mỗi thứ 1 quả, gia vị nêm nếm.

Thực hiện: Thịt ớt rửa sạch, rồi cắt thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, rửa sạch các nguyên liệu còn lại rồi đem đi cắt nhỏ, đập dập. Cho thịt ếch vào tô nhỏ rồi cho các nguyên liệu vừa sơ chế vào ướp đều trong 30 phút. Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu phi thơm hành, nghệ, củ nén, sau đó cho thịt ếch vào xào đều tay. Xào cho đến khi phần thịt ếch săn lại, thì đổ phần nước còn dư khi ướp vào, đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Cho thành phẩm ra dĩa rồi thưởng thức. 

2. Trứng rán lá lốt 

Chuẩn bị: lá lốt 30gr, hành lá 1gr, trứng gà 3 quả, gia vị nêm nếm

Thực hiện: Rửa sạch hành lá và lá lốt rồi thái thật mỏng, nhuyễn. Tiếp đến, cho 3 quả trứng vào 1 bát lớn, thêm nguyên liệu vừa sơ chế cùng 1 muỗng nước mắm, đánh bông đều hỗn hợp. Bắc chảo lên bếp, thêm 1 ít dầu ăn rồi đổ trứng vào, chiên trứng trên lửa vừa cho đến khi chín đều hai mặt thì đổ ra dĩa và thưởng thức. 

3. Măng xào lá lốt

Chuẩn bị: lá lốt 100gr, măng tươi 200gr, 5 nhánh hành lá, gia vị

Thực hiện: Măng bỏ đi phần cứng và sơ, sau đó xé nhỏ rồi rửa lại 3-4 lần với nước sạch. Tiếp đến, cắt măng thành từng miếng nhỏ, vừa ăn, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 4 tiếng thì cho măng vào nồi luộc chín, vớt ra để ráo. Các nguyên liệu còn lại cũng rửa sạch, rồi cắt thành từng khúc nhỏ.

Tiếp đến, bắc chảo lên bếp thêm một ít dầu ăn rồi cho măng vào, thêm một ít gia vị vừa ăn rồi xào đều tay cho đến khi măng chín thì mới cho tiếp hai nguyên liệu còn lại xào thêm khoảng 3 phút. Tắt bếp, cho măng xào ra dĩa và thưởng thức. 

Ngoài 3 món ăn trên, bạn cũng có thể biến tấu lá lốt thành nhiều món khác nhau để có thể nâng cao sức khoẻ và điều trị bệnh lý thật hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh

Để có thể phát huy tác dụng của lá lốt một cách tốt nhất và không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Hãy lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này, mặc dù chúng khá lành tính.

Những lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh
Những lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh
  • Người bệnh chỉ nên dùng lá lốt ở một lượng vừa phải, tuân thủ theo liều lượng ở mỗi bài thuốc. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 50-100gr lá lốt tươi. Nếu quá lạm dụng thảo dược, có thể gây ra các phản ứng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, buồn nôn,…
  • Người có mẫn cảm với các thành phần có trong lá lốt thì không nên sử dụng. 
  • Vì đây là cách chữa trị dân gian nên cần khá nhiều thời gian để thuốc có thể mang lại kết quả tốt nhất. Do đó, khi muốn áp dụng phương pháp điều trị này, bạn cần kiên trì và không bỏ thuốc mỗi ngày nhé!
  • Khi lựa chọn các nguyên liệu để sử dụng, cần chọn loại tươi, mới, không ẩm mốc để mang đến hiệu quả tốt nhất. 
  • Trong quá trình điều trị nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào đến từ lá lốt, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 
  • Bạn có thể yên tâm chế biến lá lốt thành nhiều món ăn khác nhau, bởi những dưỡng chất có trong chúng sẽ không bị mất đi khi nấu chín. 

Một số tác hại của lá lốt bạn nên biết

Bên cạnh những tác dụng của cây lá lốt vẫn còn không ít một số tác hại “ngầm” mà bạn chưa biết về loại cây này đấy. Những tác hại của lá lốt mà bạn có thể chưa biết, bao gồm:

  • Lá lốt có tính ấm, nóng nên khi phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra tình trạng tắc sữa, làm sữa bị loãng và không đủ dưỡng chất cho trẻ. 
  • Lá lốt sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn đối với các trường hợp như bị nhiệt miệng, nóng gan hoặc đau dạ dày. 
  • Ăn quá nhiều lá lốt trong một ngày (cụ thể là 100gr), có thể gặp các vấn đề về tiêu hoá như: đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng,… 
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng thì không nên sử dụng lá lốt để chữa trị.

Tóm lại, tác dụng của lá lốt sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bạn sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, khi áp dụng những bài thuốc trên, nên cẩn trọng về liều lượng để tránh xảy ra tác dụng phụ và luôn đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị. 

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận