Tác hại của lá lốt là điều không phải ai cũng biết, bởi họ luôn nghĩ rằng lá lốt là thảo dược lành tính 100% và chắc chắn không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng. Nhưng thực tế, lá lốt là loại thảo dược có tính nóng, nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người bệnh.
Tổng quan về dược tính của cây lá lốt
Lá lốt được biết đến là loại cây có tính ấm, vị cây và là cây ưa bóng râm, chúng thường mọc ở những nơi ẩm thấp, không đủ ánh sáng. Do đó, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại cây này ở giếng nước sau nhà, sân vườn hoặc dưới tán cây rộng. Thông thường, ở vùng quê các gia đình thường sẽ trồng một nhúm lá lốt sau vườn, dùng để làm gia vị hoặc làm thành dược liệu thuốc. Vậy thực chất tác hại của lá lốt là gì?
Theo nghiên cứu, thành phần hoá học chủ yếu trong lá lốt là tinh dầu chiếm 0,57%, piperin. Và kết quả trong thí nghiệm động vật này đã cho thấy nước ép lá lốt tươi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rõ rệt. Cùng với đó là nghiên cứu về kháng sinh từ cây thảo dược của viện Y học dân tộc cũng diễn ra, cho thấy lá lốt thực sự có tác dụng mạnh mẽ với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Lá lốt thường được sử dụng nhiều trong việc điều trị phong thấp, tê bì chân tay, đau răng, đau thắt lưng, mỏi gối, rối loạn tiêu hoá, đau bụng do lạnh, tiêu chảy, yếu sinh lý nam,… cùng rất nhiều triệu chứng bệnh lý khác. Thông thường, bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc lá lốt khô, bởi về thành phần và tác dụng của chúng đều sẽ không thay đổi.
Tổng hợp các hại của lá lốt nên biết khi dùng
Nhìn chung lá lốt mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên không phải vì thế mà nói rằng lá lốt không mang lại tác hại gì. Bởi lá lốt có dược tính giữ ấm lâu, do đó nếu lạm dụng một cách quá đà, sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Vậy tác hại của lá lốt là gì? (1)
- Người bị nóng trong người, nhiệt miệng, táo bón sẽ gây ra tình trạng khô môi, khô lưỡi, khát nước bất thường, lợi thường sưng to hoặc sưng đỏ, hoặc gây cảm giác đau ê ẩm,…
- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và ruột. Nếu ăn sống nhiều lá lốt trong một thời gian sẽ gây khó tiêu, chướng bụng.
- Nếu cơ thể không thích ứng được các thành phần hoá học có trong lá lốt, sẽ gây ra các biến chứng như: dị ứng, nổi mẩn khắp người, ngứa ra,… khiến người bệnh khó chịu và cần đến các cơ sở ý tế ngay lập tức để chữa trị.
- Nôn mửa và chóng mặt là những phản ứng bất thường nếu người dùng ăn quá nhiều lá lốt sống.
Do đó, nếu mọi người quá lạm dụng và sử dụng lá lốt không đúng liều lượng như trong bài thuốc, sẽ gây ra nhiều tác hại cho con người, thậm chí là có thể trở thành độc tố nguy hiểm. Theo các chuyên gia, lượng lá lốt tiêu thụ hằng ngày tốt nhất là từ 50-100gr, nhưng không phải ai cũng có thể được sử dụng loại thảo dược này.
Đối tượng không nên sử dụng lá lốt chữa bệnh
Tuy là loại thảo dược lành tính, nhưng ít ai biết đến những tác dụng phụ của cây lá lốt này có hại như thế nào đối với sức khoẻ của chúng ta. Do đó, một số đối tượng được khuyến cáo là không nên áp dụng các bài thuốc này để điều trị bệnh lý hằng ngày, bao gồm:
- Người có cơ địa nóng, bị táo bón, nhiệt miệng
- Người đang gặp một số vấn đề về dạ dày, tiêu hoá
- Người có mẫn cảm với thành phần có trong lá lốt
- Mẹ đang cho con bú
Một số cách dùng lá lốt để chữa bệnh
Sau khi đã tìm hiểu được những tác hại của lá lốt, hãy tạm thời bỏ qua những nhược điểm này mà hướng đến một số cách sử dụng lá lốt thật hiệu quả nhé! Trong dân gian, người ta thường sử dụng lá lốt để sắc nước uống và đây cũng là cách mang lại hiệu quả cao dùng để điều trị các bệnh lý.
Thông thường mọi người sử dụng lá lốt để chế biến thành các món ăn nên ít có công dụng chửa bệnh. Nếu muốn dùng lá lốt để chữa bệnh cần sử dụng thường xuyên và áp dụng đúng bài thuốc.
1. Dùng lá lốt sắc nước uống
Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả và đơn giản nhất, phát huy dược tính chữa bệnh. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng từ 2-3 lần, cách làm như sau:
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi
Cách làm: Lá lốt rửa sạch với nước muối pha loãng để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, cho lá lốt vào nấu cùng 800ml nước cho đến khi cô cạn còn một nửa. Gạn lấy phần nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Lá lốt cuốn hành chữa yếu sinh lý cho nam
Ngoài nấu nước uống bạn có thể dùng lá lốt phối hợp với một số loại thảo dược khác để phát huy công dụng chữa bệnh. Tiếp theo đây, Hello Y Khoa gợi ý bài thuốc dùng lá lốt để chữa yếu sinh lý cho nam giới, được dân gian lưu truyền.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 2 củ hành khô
Cách làm: Lá lốt rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Hành củ lột vỏ, cắt thành từng múi cau, sau đó ngâm hành lá với nước mắm chua ngọt trong 15 phút hoặc lâu hơn. Khi dùng hãy lấy một miếng lá lốt, cuốn 1 múi hành rồi ăn sống.
Trên đây là 2 cách sử dụng lá lốt phổ biến nhất thường được các ông cha ta sử dụng từ thời xa xưa cho đến hiện tại, để làm giảm các cơn đau xương khớp, đau bụng, cải thiện tình trạng yếu sinh lý,…
Tóm lại, về tác hại của lá lốt nhìn chung cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn bạn cần tuân thủ theo liều lượng mỗi khi dùng và không nên dùng liên tục mỗi ngày. Tuyệt đối không sử dụng quá 100gr mỗi ngày, vì sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng chóng mặt, nôn mửa, đặc biệt là với những người nóng trong người, có tiền sử các bệnh về dạ dày thì cần lưu ý.