Trễ kinh luôn là điều khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng. Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Chậm bao lâu mới là bất thường?. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chúng ta không, hãy cùng mình tìm hiểu vấn đề này ngay bây giờ nhé!
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở con gái
Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại trong cơ thể phụ nữ, dưới sự điều khiển của hệ thống hormone sinh dục và chúng thực sự cần thiết cho quá trình sinh sản. Kinh nguyệt xuất hiện từ khi bắt đầu dậy thì đến hết tuổi sinh sản. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, tự nhiên diễn ra ở phụ nữ.
Vì thế, để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân. Bạn có thể dựa vào cách tính chu kỳ kinh nguyệt sau đây:
- Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ thường quay lại trong khoảng 28-30 ngày. Một vài trường hợp xảy ra có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn là 30-35 ngày. Lưu ý, kỳ trễ kinh sẽ không diễn ra quá 2 tuần so với ngày thông thường.
- Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, hoặc từ 2-7 ngày là bình thường. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác sẽ có kỳ kinh kéo dài từ 7-10 ngày, với lượng máu rất ít, nhưng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Vì thế, tốt nhất các chị em nên ghi chú lại ngày bắt đầu kinh nguyệt cho đến ngày kết thúc kỳ kinh. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được những chu kỳ tiếp theo, cũng như những dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường với sinh lý chị em phụ nữ?
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Thông thường trễ kinh dưới 5 ngày (tính từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo). Tuy nhiên, vẫn có một số chị em gặp tình trạng trễ kinh quá 5 ngày và trở nên lo lắng nhiều hơn. Trễ kinh xảy ra khi cơ thể chị em đang gặp phải những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. (1)
Tóm lại, đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn nếu chậm trễ kinh dưới 5 ngày sẽ là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn trễ kinh trong thời gian quá lâu (trên 5 ngày), thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Và đặc biệt, nếu bỏ lỡ qua 3 chu kỳ kinh liên tiếp, có thể bạn sẽ bị chẩn đoán là vô kinh.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị trễ kinh nguyệt
Có thể nói, kinh nguyệt là một điều vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ. Vì thế khi gặp phải các vấn đến chậm kinh, rong kinh, vô kinh tạm thời, sẽ khiến phái nữ trở nên lo lắng và ảnh hưởng đến tình trạng đó nhiều hơn. Vì thế, để tìm ra những nguyên nhân trong chủ đề “chậm kinh mấy ngày là bình thường”, hãy cùng Hello Y Khoa điểm qua 8 nguyên nhân phổ biến sau đây nhé!
1. Cơ thể phụ nữ đang mang thai
Một trong những nguyên nhân hàng đầu mà hầu như ai ai cũng nghĩ đến đầu tiên, đó là đang mang thai. Khi phụ nữ có thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dừng lại cho đến khi bạn sinh con.
Vì thế, nếu nhận thấy mình bị chậm kinh quá 2 tuần, hãy nhanh chóng dùng que thử thai để có được câu trả lời sớm nhất. Hoặc nếu chưa chắc chắn về tình trạng của mình, các chị em hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất, để xem chậm kinh có liên quan đến vấn đề mang thai không.
2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Dù là thuốc tránh thai hằng ngày hay khẩn cấp, đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Chưa kể đến, việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ khiến lượng hormone nội tiết tố sụt giảm và dẫn đến chậm kinh.
Bên cạnh đó, đây cũng là việc không được các chuyên gia khuyến khích, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Đây cũng là cách để làm chậm kinh hiệu quả nhưng bạn nên chú ý đến làm trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường để không ảnh hướng đến sức khỏe.
3. Phụ nữ bị căng thẳng và stress nặng
Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Y khoa Bắc Kinh đã chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc với các kích thích thần kinh như: thi trượt, mất cha mẹ, làm việc không tốt, áp lực từ cuộc sống.… thường bị vô kinh hoặc trễ kinh.
Một số trường hợp nhẹ thì cơ thể sẽ tự có kinh sau khi hồi phục, nhưng với trường hợp nặng thì tình trạng chậm kinh có thể kéo dài trong vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm. Lúc này, bạn cần đến gặp các bác sĩ sớm nhất để nói về tình trạng của mình nhé!
4. Vận động quá nhiều và quá mức
Một số bạn sẽ gặp phải vấn đề chậm kinh khi bắt đầu học một bộ môn thể thao nào quá sức như: chạy bộ, tập võ, bơi lội,… hoặc luyện tập các bài tập với cường độ cao. Điều này sẽ vô tình gây nên áp lực, stress lên cơ thể và gây rối loạn nội tiết tố tạm thời. (2)
Bên cạnh đó, việc cơ thể phải tiếp nhận một cường độ tập luyện quá cao bất ngờ, sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và đồng hồ sinh học tự nhiên cũng sẽ bị thay đổi đột ngột. Và hiện tượng hoãn kinh sẽ kéo dài hơn so với bình thường, hoặc cho đến khi cơ thể bạn thấy ổn định.
5. Mắc các bệnh lý phụ khoa
Khi các chị em vô tình mắc phải các bệnh lý liên quan đến phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,… cũng là nguyên nhân khiến các chị em chậm trễ chu kỳ kinh nguyệt.
Do viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm bên ngoài và trong cơ quan sinh dục, làm suy giảm chức năng của buồng trứng, tử cung và gây rối loạn điều hòa nội tiết tố. Vì thế chu kỳ kinh nguyệt chị em sẽ dễ bị hoãn kinh dẫn đến chậm kinh trong thời gian ngắn hoặc dài.
6. Nguyên nhân đến từ nạo phá thai
Sau khi nạo phá thai, niêm mạc tử cung bị tổn thương, khiến nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Điều này sẽ gây ra kinh nguyệt không đều trong một thời gian ngắn và cần ít nhất 3 tháng sau thì chu kỳ kinh nguyệt mới diễn ra bình thường. Tuy nhiên, với những bạn có tiền sử về kinh nguyệt không đều, hãy lưu ý khi nạo phá thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé!
7. Chế độ ăn uống thiếu chất
Đối với chế độ ăn thì trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Nếu bạn không ăn đủ, thiếu chất dinh dưỡng cũng có tác động lớn đến hệ thống nội tiết của cơ thể, thường là hormone Estrogen. Như vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, chậm kinh.
Đặc biệt, nếu bạn uống ít nước trong một thời gian dài, sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt đến chậm trễ hơn nữa. Khi cơ thể không có đủ nguồn dưỡng chất để nuôi dưỡng, các tế bào sẽ trở nên suy yếu và hàm lượng hormone sản sinh cũng bị suy giảm đáng kể, khiến hiện tượng chậm kinh kéo dài.
8. Cơ thể bị rối loạn nội tiết tố
Có thể nói, kinh nguyệt chắc chắn sẽ đều đặn khi nội tiết tố ở trạng thái cân bằng. Khi có bất thường khiến tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng hoạt động sai chức năng. Từ đó, hệ thống nội tiết của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả. Sự mất cân bằng làm cho kinh nguyệt trở nên chậm trễ hoặc kinh nguyệt không đều xảy ra phổ biến hơn.
9. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp giúp bạn kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, vì thế sự mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể dẫn đến gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp hoặc quá cao, nó có thể gây chảy máu. chảy máu kinh nguyệt kéo dài, hoặc chu kỳ không rụng trứng (chu kỳ không rụng trứng) và kinh nguyệt không đều.
Trong một số trường hợp, bệnh tuyến giáp cũng có thể khiến kinh nguyệt ngừng hẳn trong vài tháng, được gọi là vô kinh. Vì thế, hãy đến gặp các bác sĩ sớm nhất, để được kê một số đơn thuốc thay thế hormone tuyến giáp cho bệnh suy giáp, và gây ức chế tuyến giáp cho bệnh cường giáp.
10. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS là một tình trạng diễn ra khá phổ biến ở nữ giới, có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh. Hội chứng này sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng androgen cao hơn. Đồng thời nó cũng gây ra các u nang nhỏ trên buồng trứng và ở các vùng liên quan khác. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của các cô nàng, một số triệu chứng phổ biến sau của hội chứng này, cũng rất đáng được quan tâm: (3)
- Mọc lông nhiều hơn (lông rậm).
- Khô khan
- Cân nặng tăng nhanh
- Da có nhiều mụn và nhiều dầu
- Hói đầu theo kiểu của nam giới
Do đó, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ngoài việc trễ kinh hay vô kinh, hãy đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm cần thiết để có được sự chẩn đoán và chữa trị tốt nhất từ bác sĩ nhé!
Các lưu ý khi bị tình trạng chậm kinh nguyệt
Trễ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chính xác là dưới 5 ngày nhé! Khi cơ thể vô tình bị chậm kinh hoặc vì một số lý do nào đó bắt buộc, cũng đừng quá lo lắng. Đây chắc chắn là điều không ai muốn, vì thế bạn hãy lưu ý một số điều sau khi ngày “đèn đỏ” đến chậm hơn bình thường.
- Ăn uống đầy đủ, hạn chế các loại đồ uống có gas hoặc thức ăn nhanh trong giai đoạn này. Không ăn những thực phẩm có tác dụng hoãn kinh như: súp đậu lăng, nước chanh, cà phê, rau răm,…
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín với nước muối pha loãng. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, chỉ nên sử dụng 1-2 lần mỗi tuần.
- Nếu cơ thể đang bị stress, hãy cố gắng loại bỏ chúng bằng những chuyến đi chơi xa, đọc sách để thư giãn đầu óc.
- Nếu bị trễ kinh quá 3 tháng mà không nạo phá thai hay uống thuốc tránh thai. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của vô sinh.
Khi nào trễ kinh nguyệt nên đến gặp bác sĩ để khám chữa?
Khi nào trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Khi nào trễ kinh cần đến gặp bác sĩ? Đó là khi bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, nhưng lại không có kinh, buồn nôn, chóng mặt, sốt cao, ring kinh,… và đặc biệt là chậm kinh trong 3 tháng liền.
Khi đến đây, bác sĩ có thể chẩn đoán lý do chính xác khiến bạn bị trễ kinh và thảo luận về các lựa chọn điều trị. Theo dõi những thay đổi trong chu kỳ và những thay đổi khác về sức khỏe của bạn để báo cáo với bác sĩ, điều này giúp chẩn đoán tốt hơn.
Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh và chưa có kinh trong một năm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được đánh giá, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cách khắc phục tình trạng trễ kinh
Về lâu dài, trễ kinh là một mối đe dọa vô hình đối với tinh thần của người phụ nữ. Vì thế, để khắc phục tình trạng trễ kinh, trước hết bạn phải xác định được nguyên nhân dẫn đến điều này. Tiếp theo sẽ tùy thuộc vào từng mức độ, thể trạng cơ thể, mà điều chỉnh phương pháp chữa trị thích hợp.
- Thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp và lành mạnh với bản thân. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối giữa các chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm tốt vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Cân bằng giữa công việc, thời gian nghỉ ngơi, luôn tạo tâm lý thoải mái cho bản thân. Để tinh thần cảm thấy vui vẻ và giúp hệ nội tiết trong cơ thể nhanh chóng ổn định, trở về sự cân bằng.
- Điều chỉnh những thói quen xấu khi luyện tập thể thao, chú ý đến cường độ tập khi mới bắt đầu. Nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng, sức khoẻ của bạn thân, không nên luyện tập quá sức. Vì sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo và lượng hormone Estrogen bên trong cơ thể.
- Nên quan hệ lành mạnh, nếu chưa muốn có con, hãy dùng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su. Không để sự việc ngoài ý muốn, dẫn đến phá thai. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phái nữ, gây vô sinh và đặc biệt là khiến tinh thần trở nên dễ kích động hơn.
Hy vọng với những chững chia sẻ về trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường hay chậm kinh mấy ngày là bình thường, đã giúp bạn trả lời được thắc mắc trên. Nếu chậm kinh dưới 5 ngày, nó sẽ là bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể chậm kinh kéo dài trong vài ngày, vài tháng hoặc vài năm, thì đây chính là điềm báo nghiêm trọng về khả năng sinh sản của bạn.