Từ xa xưa, quả sung là thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là đối với các thầy thuốc. Vậy trái sung trị bệnh gì mà lại được nhiều người sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây đến vậy? Nó có thật sự chữa được bệnh như lời truyền miệng không? Hãy cùng mình khám phá nhé!
Trái sung là gì? Hình dáng như thế nào?
Quả sung hay còn gọi là ưu đàm thụ, vô hoa quả, còn có tên khoa học là Ficus racemosa và thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Quả sung thường mọc thành chùm với nhau tạo thành các cánh ngắn nhỏ trên cây thân già. (1)
Quả sung tuy quen thuộc với nhiều người nhưng với một số bạn trẻ sẽ còn khá mới lạ, vì thế bạn có thể nhận biết quả sung qua các đặc điểm sau. Quả sung khi mọc sẽ mọc thành từng nhóm, khi chín có màu đỏ nâu, dáng giống hình quả lê và thuộc loại quả giả do hoa tạo thành, có lớp lông mịn phủ trên bề mặt quả.
Quả sung có chữa bệnh được không?
Trái sung trị bệnh gì? là câu hỏi mà Hello Y Khoa nhận thấy được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi hầu hết trong thời đại dịch bệnh ngày nay, sức khỏe đối với chúng ta là một điều vô giá.
Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa một số thành phần như glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid,… và nhiều nguyên tố khoáng vi lượng khác như canxi kali, photpho,.. cùng một số nhóm vitamin B, C. Nhờ những dưỡng chất này, kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp và ngăn ngừa ung thư.
Quả sung có vị ngọt, tính bình có tác dụng, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc. Vì thế, chúng thường được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: viêm ruột, táo bón, kiết lỵ, bệnh trĩ chảy máu, sa búi trĩ, viêm họng, ho, chán ăn, phong thấp,…(2)
Nhìn chung quả sung mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta có thể tận dụng ngay lập tức. Tuy nhiên để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại quả này, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về công dụng của trái sung nhé!
Trái sung trị bệnh gì?
Trái sung trị bệnh gì? Trái sung có thể hỗ trợ chữa trị rất nhiều bệnh lý mà bạn có thể dễ dàng mắc phải hằng ngày. Để giúp bạn có thể tìm ra phương thuốc đúng đắn để điều trị, trước tiên bạn cần biết đến những tác dụng chữa bệnh của quả sung mang lại.
1. Chữa bệnh sỏi mật bằng quả sung
Quả sung chứa khá nhiều chất xơ có tác dụng rất tốt với những người đang bị sỏi mật. Như bạn đã biết lương y Phan Văn Sáng, là người đầu tiên tìm ra cách chữa sỏi mật bằng quả sung đã chia sẻ rằng: “những hoá chất chứa trong quả sung khi tiếp xúc với các khối sỏi mật cứng sẽ xảy ra phản ứng, khiến sỏi mềm ra, tan dần và được đào thải nhanh chóng thông qua đường nước tiêu”.
Tuy nhiên, việc dùng quả sung để trị sỏi mật chỉ phù hợp với những người đang trong giai đoạn nhẹ hoặc viên sỏi còn nhỏ. Với những viên sỏi lớn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
2. Trị viêm loét dạ dày bằng quả sung
Như bạn đã biết, trong quá sung có chứa nhiều thành phần tanin, hợp chất này sẽ gây ức chế các vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Hơn thế nữa, hoạt chất tanin còn làm lành các vết thương, vết viêm loét dạ dày một cách nhanh chóng. (3)
Vì thế, nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của viêm loét dạ dày thì quả sung chính là bài thuốc dân gian dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì và áp dụng trong thời gian đủ lâu mới có thể thấy được hiệu quả của chúng.
3. Điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả
Trái sung trị bệnh gì? Theo y học cổ truyền, quả sung có tính mát, chất xơ dồi dào, vì thế chúng sẽ có khả năng đào thải độc tố nhanh chóng thông qua đường tiết niệu. Hơn nửa, quả sung chứa nhiều canxi, kali, photpho,… tất cả những chất này đều có công dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận rất tốt.
Có lẽ đối với nhiều người, dùng quả sung trị sỏi thận không còn quá xa lạ bởi từ lâu nguyên liệu này đã được áp dụng trong các bài thuốc Nam khá phổ biến, hiệu quả từ xưa. Với những đặc tính tuyệt vời của nó, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng sung để trị bệnh sỏi thận nếu như đang ở giai đoạn nhẹ.
4. Cách dùng trái sung khô chữa bệnh trĩ
Trên thực tế, dùng trái sung trị hoàn toàn bệnh trĩ là điều không thể xảy ra, bởi chúng chỉ có tác dụng làm chậm sự phát triển của búi trĩ. Với hàm lượng calcium, photpho, magie, các nhóm vitamin A,B,C,… dồi dào. Chúng có tác dụng rất tốt để điều tiết các triệu chứng của bệnh trĩ mà bạn thường gặp như viêm, sưng, nhiễm khuẩn.
5. Trái sung chữa viêm họng
Viêm họng không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà có thể dẫn đến chán ăn. Vì thế để chữa viêm họng ở giai đoạn nhẹ này, bạn có thể dùng quả sung để loại bỏ tình trạng này nhé! Vậy tại sao quả sung chữa bệnh viêm họng?
Nghiên cứu y học hiện đại về quả sung đã phát hiện ra rằng, trong quá sung có chứa đa dạng các thành phần hoạt chất như glucose, quinic acid, oxalic acid,… các nguyên tố vi lượng như canxi, kali, magie cùng một số vitamin C và B1,… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là viêm họng.
Các hợp chất này sẽ làm giảm những cảm giác viêm họng gây ra như đau rát, khô cổ họng, kích ứng, nổi hạch, sưng viêm hiệu quả.
6. Trị ho hiệu quả với trái sung
Trái sung trị bệnh gì? Từ thời ông bà chúng ta, quả sung đã được ứng dụng vào việc điều trị ho hiệu quả. Bởi quả sung chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt chúng rất giàu phytonutrients, chất chống oxy hóa và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Hơn thế nữa, nhưng dưỡng chất này sẽ làm giảm các cơn ho và chúng sẽ biến mất hoàn toàn sau một thời gian sử dụng.
7. Bài thuốc chữa táo bón bằng quả sung
Táo bón khiến chúng ta khó chịu, đau bụng và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Vậy quả sung có tác dụng gì đến việc táo bón? Như chúng ta đã biết, quả sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, vì thế nếu tiêu thụ loại quả này thường xuyên chúng sẽ giúp nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả.
8. Hỗ trợ giảm triệu chứng hen phế quản
Khi bị hen phế quản (hen suyễn), các bác sĩ sẽ khuyến cáo rằng bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau đây vào cơ thể, đó là: vitamin C,E, Carotenoid và Flavonoid. Và thật trùng hợp khi quả sung lại có chứa hầu hết các dưỡng chất này. Vì thế, trái sung là lựa chọn hoàn hảo cho người đang bị suyễn ở giai đoạn nhẹ.
9. Trị đau lưng, đau khớp từ quả sung
Tiếp tục cùng tìm hiểu xem trái sung trị bệnh gì? Một số nghiên cứu đã tìm thấy bên trong trái sung có chứa các khoáng chất có lợi cho xương khớp như canxi, kali, magie. Như bạn đã biết canxi là một thành phần quan trọng để duy trì sức khỏe cho xương khớp. Cùng với đó là hàm lượng kali sẽ ngăn chặn sự mất canxi qua đường nước tiểu để không làm xương mỏng đi.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các chất phytochemical như Flavonoid và Polyphenol trong quả sung sẽ bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại. Vì thế, đối với những người đang bị đau lưng hoặc đau khớp thì sử dụng sung hàng ngày có thể làm thuyên giảm cơn đau hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng quả sung để chữa bệnh
Không thể phủ nhận rằng trái sung thất sự có lợi đến sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, khi dùng quả sung trị bệnh chúng ta cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Khi lựa chọn sung để sử dụng nên chọn những quả sung nếp, xanh, lúc mua phải còn nguyên chùm và cuống phải tươi (hoặc còn dính mủ nhựa). Kích thước quả sung phải to đều nhau, khi cắt đôi, lõi quả sung phải có màu hồng tím.
- Quả sung có thể điều hoà huyết áp rất tốt cho mọi người nhưng với những người phụ nữ mang thai, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với mủ cao su thì quả sung không phải là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Vì quả sung chứa khá nhiều mủ có thể khiến cơ thể bị dị ứng nghiêm trọng.
- Trong quả sung có chứa hàm lượng vitamin K khá cao và được biết đến như một chất giúp đông máu. Vì thế, nếu sử dụng quá nhiều chúng có thể dẫn đến chứng động máu. Lưu ý đặc biệt đối với những người đang uống thuốc điều trị chống đông máu thì không nên sử dụng quả sung vì có thể gây phản tác dụng.
- Trước khi sử dụng, nên rửa quả sung với nước muối thật kỹ để loại bỏ nhựa mủ.
Một số cách chế biến quả sung
Để giúp bạn dễ dàng sử dụng trái sung trị bệnh, mình sẽ tổng hợp một số cách chế biến quả sung cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thay đổi áp dụng hằng ngày nhé!
1. Làm sung phơi khô
Nguyên liệu: 0,5-1kg sung khô, 3 muỗng canh muối
Cách làm:
- Cắt bỏ phần cuống mỗi quả sung , gọt sạch vỏ rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30-40 phút để loại bỏ mủ nhựa. Sau đó rửa sạch với nước, vớt ra, để ráo.
- Thái sung thành từng lát mỏng hoặc có thể chẻ đôi, nếu bạn thích ngọt bạn có thể thêm một ít đường vào trộn đều.
- Tiếp đến bắt chảo, cho sung vào sao khô rồi đem ra phơi dưới nắng to khoảng 1 tuần.
- Sung được phơi dưới nắng sẽ có màu vàng nâu, vị hơi ngọt rất dễ ăn. Bạn có thể bảo quản sung trong túi nhựa để nơi khô ráo, thoáng mát.
2. Nấu canh sung
Nguyên liệu: 100gr trái sung nếp, 300-350gr xương sườn heo, hành tây, hành lá, rau ngò, gia vị nêm nếm
Cách làm:
- Sung nếp cắt bỏ cuống, gọt vỏ ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ mủ rồi cắt đôi.
- Rửa sạch hành tây, hành lá, rau ngò với nước rồi băm nhỏ.
- Sườn heo rửa sạch, vớt ra tô để ráo rồi tiến hành nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Tiếp đến, bạn phi thơm hành rồi cho xương sườn heo vào đảo đều, rồi cho thêm nước vào hầm trong 1-2 tiếng để xương mềm.
- Sau đó, bạn mới cho sung vào, nấu thêm khoảng 10 phút rồi nêm nếm lại gia vị, tắt bếp, đổ ra tô và thưởng thức.
3. Sung kho thịt
Nguyên liệu: 0,5kg sung tươi, 100gr thịt nạc, hành tiêu, gia vị
Cách làm:
- Thịt nạc rửa sạch với nước muối, để ráo rồi cắt thành các khúc bằng nhau, tẩm ướp gia vị vừa ăn.
- Sung cắt bỏ phần cuống, gọt vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại, để ráo, cắt thành từng lát mỏng hoặc có thể chẻ đôi.
- Sau đó, cho thịt vào nồi, đổ một chút dầu ăn rồi đảo đều cho đến khi thịt săn chắc lại, rồi đổ thêm một tí nước đun sôi.
- Khi thịt bắt đầu mềm và có màu vàng nâu thì cho sung vào đảo đều, nấu thêm khoảng 5-7 phút rồi cho hành vào.
- Cuối cùng, đổ ra dĩa và thưởng thức.
4. Cách làm sung muối
Nguyên liệu: 1kg sung tươi, 60gr đường, 100gr muối, tỏi, riềng, ớt, hũ đựng
Cách làm:
- Sung mua về cắt bỏ cuống, gọt vỏ, rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút. Vớt ra rửa lại với nước sạch khoảng 2,3 lần, rồi để ráo.
- Tỏi và riềng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, ớt bỏ cuống để ra khay.
- Tiếp đến, đun 2 lít nước sôi để hơi nguội rồi cho muối, đường, riềng, tỏi, ớt vào khuấy đều cho đến khi tan hết.
- Lấy sung xếp vào hũ đựng, không xếp quá đày chỉ cần hơn ⅔ bình là đủ. Đổ hỗn hợp nước muối đã pha vào hũ cho ngập sung.
- Sau đó, dùng một cây nĩa hoặc nước bỏ trong bọc ni lông nén sung chìm hẳn trong nước muối, để sung chín vàng mà không bị thâm hay lên men.
- Muối sung từ 2-3 ngày để chúng có thể lên men hoàn toàn là sử dụng được.
Với những chia sẻ về câu hỏi “trái sung trị bệnh gì” của chúng tôi, hy vọng bạn có thể áp dụng những công thức, bài thuốc đúng đắn nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh của mình. Sức khỏe chính là lá chắn giúp chúng ta sống vui khoẻ và lâu hơn, vì thế hãy chăm sóc chúng mỗi ngày nhé!