20 loại cây thảo mộc Đông y và công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Từ xưa đến nay, thảo mộc được xem là một trong những phương thuốc chữa bệnh tự nhiên vô cùng tuyệt vời mà ai cũng biết. Ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều loại thuốc được chiết xuất từ các loại cây thảo mộc này có thể trị nhiều bệnh lý khác nhau, không những vừa tốt cho sức khỏe mà còn giúp tăng cường thêm sức đề kháng. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy đọc qua bài viết sau nhé!

Các loại cây thảo mộc tốt cho sức khỏe

Cây thảo mộc là gì?

Cây thảo mộc là một loại cây thường được dùng trong Đông y rất nhiều, nó không những giúp kiểm soát được các biến chứng gây bệnh mà còn dùng làm thuốc và thường được đánh giá cao là có mùi hương đặc trưng. Chúng cũng có nhiều hương vị khác nhau từ ngọt đến đắng, chát và có một điểm chung nhất định là có tác dụng chữa bệnh cho cơ thể người.

Từ thời xa xưa, khi mà nền y học chưa tiên tiến như hiện nay thì người ta thường dùng các loại thảo mộc để chữa các vết thương ngoài da cũng như là nhiều loại bệnh khác. Sau này, khi xã hội đã phát triển hơn các viên thuốc cũng được chế ra và chúng đều có chứa các thành phần của các loại thảo mộc này. (1)

Cây thảo mộc là gì?
Cây thảo mộc là gì?

Hello Y Khoa dám nhận định các loại thảo mộc đã luôn đóng một vai trò quan trọng trong nhiều thập kỷ và đem đến nhiều công dụng tuyệt vời. Một số loại có thể giúp vết thương mau lành hơn, hơn nữa các hoạt chất có trong cây thảo mộc còn hoạt động như chất bổ sung dinh dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích  cho sức khỏe. 

Một số khác thì lại giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ đường huyết cũng như là giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính chống viêm và ngăn ngừa các bệnh Alzheimer cũng như các loại ung thư khác nhau.

Các loại thảo mộc đương nhiên giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Chính vì vậy, mọi bộ phận đều phát huy hết vai trò và hoạt động tốt hơn nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất. 

Bên cạnh đó, chúng còn thường được sử dụng làm phụ gia hương liệu cho các món ăn thường ngày mà ta vẫn thường ăn. Cùng với đó, thảo mộc còn là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên sự phát triển cho các hoạt động y học khác nhau ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nói tóm lại, cơ thể chúng ta thật sự rất cần một số chất dinh dưỡng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cuộc sống và thảo mộc có thể đáp ứng được điều đó khi nó cung cấp cho chúng ta hầu hết các thành phần cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh.

Danh sách cây thảo mộc quanh ta tốt cho sức khỏe

Dưới đây là danh sách 20 loại thảo mộc tốt nhất mà bạn có thể tham khảo qua để biết thêm công dụng cũng như là những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó bao gồm:

1. Cây cỏ cú

Cây cỏ cú còn có tên gọi khác là cỏ gấu, củ gấu biến, củ gấu vườn và là loại thực vật thân mềm có chu kỳ sống lâu năm. Trong giới khoa học nó còn được gọi là cyperus tuber, loại cây này còn mọc hoang dại ở khắp nơi trên các đồng ruộng cũng như ven đường.

Thảo mộc - cây cỏ cú
Thảo mộc – cây cỏ cú
  • Hình ảnh nhận biết

Về đặc điểm bên ngoài thì cây có độ cao trung bình khoảng 20 – 30cm, lá cây nhỏ nhẹ, ở phần giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng. Phần dưới lá ôm lấy thân cây còn thân rễ phát triển thành củ, tất cả còn tuỳ theo vào nơi đất trồng thuộc loại rắn hay xốp thì củ phát triển to hay nhỏ. 

Vào độ khoảng tháng 6 cây sẽ cho ra hoa mỗi lần như thế thì sẽ có 3 đến 8 cụm hoa tán màu xám nâu xuất hiện, chúng là loài hoa lưỡng tính có 3 nhụy dài chừng 2mm. Khi chạm vào bạn sẽ thấy thân cây có phần hơi nhám đó là do bên ngoài nó được bao bọc bởi một lớp lông tơ.

  • Bộ phận sử dụng

Cây thường được thu hoạch vào mùa thu, khi này người dân sẽ bắt đầu đem rửa sạch phần rễ con và thân cây xong rồi đem phơi khô rồi bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh gây ẩm mốc. Nếu kỹ hơn có người còn đem chúng đi luộc cho thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn rồi mới phơi khô. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Do cây cỏ cú có vị cay hơi đắng, tính bình nên nó được dùng rất nhiều để chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt, viêm tử cung mãn tính, ăn uống kém, đau bụng, đau dạ dày. Ngoài ra nó còn có khả năng chữa cảm cúm, sốt rét những chị em phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên dùng tự tiện nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

  • Cách dùng cơ bản

Về liều lượng dùng thì điều đó còn phải căn cứ theo các công thức chữa bệnh từ cây cỏ cú để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhưng nhìn chung bạn có thể dễ dàng dùng cây tươi sắc lấy nước uống, còn không thì dùng dưới dạng bột hoặc ngâm với rượu thuốc. Cũng có trường hợp bạn kết hợp dùng loại thảo mộc này với các vị thuốc khác để chữa các bệnh dạ dày, phụ khoa liên quan.

2.  Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu còn được biết đến với một số tên gọi khác như là cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo, cỏ bắc, thanh tâm thảo, cỏ chìa tía. Giới khoa học vẫn thường gọi nó là Eleusine indica đây là một giống cây thuộc họ Lúa và thường mọc khắp ở mọi nơi nhất là trong các đám cỏ, vùng đồng bằng trung du.

  • Hình ảnh nhận biết

Về đặc điểm bên ngoài thì đây là một dạng cây thân thảo nhỏ có thể sống lâu năm và mọc thành cụm sum suê. Thân cây thường được phân nhánh ra mọi phía, chúng dễ mọc bò dài sau và có chiều cao trung bình khoảng từ 30 – 50cm. Lá mần trầu mọc so le nhau, bên hai mép lá có hình dải nhọn và thường được xếp thành 2 dãy cách nhau, bẹ lá mỏng có lông tơ bao bọc, phiến lá nhẵn, mềm.

Thảo dược - Cỏ mần trầu
Thảo dược – Cỏ mần trầu

Cụm hoa mần trầu mọc thành bông độ khoảng 5 – 7 bông và chúng luôn mọc ở phần đầu ngọn cây. Mặt khác sẽ có những cây xuất hiện 2 bông khác mọc thấp hơn trên một cán hoa nhìn chúng trông như những ngón tay. Quả mần trầu thuôn dài từ 3 – 4 mm. Thời điểm thích hợp để chúng ra ra hoa quả là vào tháng 5 – 7 hàng năm nếu nhìn không kỹ bạn có thể dễ nhầm lẫn nó với các loại cây lúa thông thường.

  • Bộ phận sử dụng

Trong đó, bộ phận được dùng làm thuốc là cả thân cây mần trầu người ta có thể dùng nó dưới dạng còn tươi hoặc là sau khi phơi khô. Do phần trên của thân cây có chứa dẫn chất của sitosterol và palmitoyl còn cành và lá tươi thì có flavonoid. Một số hợp chất kháng viêm như này có thể trị được nhiều chứng bệnh khác nhau.

  • Tác dụng chữa bệnh

Cỏ mần trầu là một cây thuốc chữa bệnh dân gian nên là nó sẽ có tác dụng chữa một số bệnh như ho khan, lao phổi, huyết áp, tiểu tiện vàng và dành cho phụ nữ có thai có hiện tượng hỏa nhiệt gây táo bón, động thai, buồn phiền, nhức đầu nôn mửa. Ngoài ra, nó còn trị được các bệnh về da cũng như là những vấn đề liên quan đến đường ruột.

  • Cách dùng cơ bản

Với liều dùng khô thì bạn chỉ nên dùng từ 15 – 20g còn với dạng cây tươi bạn có thể sử dụng 40 – 100g. Có rất nhiều cách chế biến khác nhau mà bạn có thể làm như sắc uống trực tiếp hoặc là phối hợp nó với các loại cây thảo dược khác.

3. Cây cỏ xước

Nhiều người vẫn thường quen gọi cây cỏ xước là cây ngưu tất hay là cây bách hội, hoài ngưu tất và nó thuộc họ nhà rau dền nên màu sắc của chúng cũng như đường vân lá na ná giống nhau. 

Cây có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên, nó thường sống rất lâu cũng như mọc hoang dại khắp mọi nơi. Ít ai nghĩ rằng một loại thực vật thân thảo nhỏ bé như này lại là một thảo mộc đông y quý hiếm giúp chữa cũng như ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm.

  • Hình ảnh nhận biết

Cỏ xước có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 1,5m, nó sẽ phân thành nhiều nhánh nhỏ. Hình dáng lá có cấu tạo đơn giản, dạng hình trứng thường mọc so le và đối xứng nhau, phiến lá dày, cuống thì nhỏ. 

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước

Rễ của cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt có nhiều nốt sần của các rễ con, phần thân rễ phình to tương tự như rễ của cây đinh lăng và nó cũng rất giàu dược tính. Khi nở hoa nó thường mọc ra từ các kẽ lá và tạo thành từng cụm nhỏ. Quả sẽ có hình trứng thuôn hoặc bầu dục, từng quả một đều chứa 1 hạt đen nhỏ bên trong.

  • Bộ phận sử dụng

Bình thường khi dùng cỏ xước để trị bệnh thì người ta sẽ lấy toàn bộ cây. Nhưng điểm quan trọng nhất ở cỏ xước chính là phần rễ của nó vì đây là nơi tập trung nhiều dưỡng chất chữa bệnh như là saponin, muối kali cùng nhiều hợp chất khác. 

Cây thuốc này sẽ được người dân thu hái quanh năm, sau khi thu hoạch xong họ sẽ đem những rễ chính rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước xong rồi đem đi phơi khô. Còn không thì bạn có thể dùng khi nó vẫn tươi và nhớ là bảo quản kín để sử dụng lâu dài.

  • Tác dụng chữa bệnh

Dù rằng đây chỉ là một loại cỏ dại nhưng những tác dụng nó đem lại thật khiến người ta phải ngỡ ngàng. Vị của nó đắng nhẹ nên có thể giúp giải nhiệt, giảm đau chữa khớp cũng như là khiến việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cỏ xước còn có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cao huyết áp, bệnh gout, viêm gan, thận.

  • Cách dùng cơ bản

Theo như các chuyên gia bác sĩ phân tích thì bạn chỉ nên dùng nó với dạng khô là từ 15 – 30g có thể thể sắc uống theo thang. Còn nếu dùng để chữa trị cũng như đắp cho các chấn thương ngoài da thì nên lấy khoảng 30 – 100g cây tươi giã nhuyễn xong rồi bôi lên bộ phận đang bị đau. Phần ngọn và lá non bạn có thể nấu canh ăn với cơm rất là nên thuốc.

4. Cây cỏ mực

Cỏ mực ở một số địa phương còn được gọi là hạn liên thảo, cỏ nhọ nồi, kim lăng thảo trong đó tên gọi khoa học của nó là Eclipta prostrata đây là một loài cây mọc dại ở rất nhiều nơi và thuộc họ nhà Cúc Asteraceae. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp nó mọc nhiều trên đất nước ta và đồng thời loại thảo dược thần kỳ này thật sự đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người. (2)

  • Hình ảnh nhận biết

Cây cỏ mực là loại cỏ mọc thẳng đứng cao tới 80cm, phần thân xung quanh được bao phủ bởi lớp lông trắng nên khi sờ vào sẽ có cảm giác nhám ở tay. Lá mọc đối xứng nhau và có chiều dài độ khoảng 2 – 8cm, rộng chừng 5 – 15mm. Cụm hoa màu trắng sẽ mọc ở đầu lá hoặc đầu cành còn lá bắc dài 5 – 6mm, phiến lá cũng có lông bám vào. Quả cụt đầu có 3 cạnh và dài 3mm, rộng 1,5mm.

Hình ảnh cây cỏ mực
Hình ảnh cây cỏ mực
  • Bộ phận sử dụng

Để làm thuốc chữa bệnh thì người ta sẽ sử dụng toàn bộ cây cỏ mực. Bạn có thể chế biến nó thật sạch sẽ, phơi khô xong rồi đóng gói để sử dụng dần nếu muốn. Còn không thì bạn dùng lá cây để nấu canh ăn cũng rất tốt.

  • Tác dụng chữa bệnh

Dựa theo sách xưa có ghi lại thì cây cỏ mực có vị ngọt, chua có thể giúp cầm máu đối với các chị em phụ nữ gặp vấn đề rong kinh, trĩ và bị thương ngoài da. Ngoài ra nó còn được dùng để chữa bệnh ho hen, ho lao, viêm họng. 

Mỗi ngày bạn có thể  dùng từ 6 đến 12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống. Cũng có người dùng cỏ mực để chữa bệnh nấm ở ngoài da, nhuộm tóc, làm thuốc mọc tóc và trên hết nó không hề gây tăng huyết áp cũng như là làm giảm tĩnh mạch.

  • Cách dùng cơ bản

Dựa theo đánh giá thì liều lượng dùng thích hợp nhất sẽ rơi vào khoảng 12 – 20g. Tương tự như nhiều loại cây dược thảo khác thì bạn có thể dùng trực tiếp nó khi sắc uống hoặc là có thể phối hợp với Ngó sen, lá Trắc bá hoặc sử dụng riêng. 

5. Cây mắc cỡ ( cây trinh nữ )

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ đây là loại cây thân thảo mền sống lâu năm, chúng có thể mọc khắp nơi thậm chí là hai bên ven đường. Khi chạm vào cây sẽ đột nhiên lập tức cúp lại như thẹn thùng, mắc cỡ đây chính là đặc tính kỳ lạ của nó. 

Thảo mộc - cây mắc cỡ
Thảo mộc – cây mắc cỡ
  • Hình ảnh nhận biết

Đặc điểm bên ngoài mà ai nhìn vào cũng ấn tượng là Cây mắc cỡ trông rất nhỏ, nếu mọc thành bụi lớn thì chúng sẽ cao 30 – 40cm. Thân cành tương đối lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông trắng bao phủ và gai nhỏ xung quanh. 

Lá kép, tất cả đều sẽ cụp lại nếu như cây bị tác động phải. Hoa nhỏ sẽ mọc ở kẽ lá và được xếp thành đầu tròn, chúng có màu sắc nhã nhặn là màu tím hồng, 4 cánh, 4 nhụy, 4 noãn đều dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng và dễ dàng bay theo gió.

  • Bộ phận sử dụng

Thông thường bộ phận dùng làm thuốc của cây trinh nữ đó là phần rễ và cành lá của nó. Các thành phần chứa trong các bộ phận này sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác chữa trị bệnh. Rễ thì sẽ được người nông dân đào quanh năm sau đó thái mỏng ra rồi phơi hoặc sấy khô. Còn với Cành lá thì sẽ thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

  • Tác dụng chữa bệnh

Cũng như nhiều loại cây thảo mộc khác thì cây mắc cỡ cũng có những công dụng riêng biệt. Nó có thể giúp làm dịu cơn đau, hạ huyết áp, tiêu tích, lợi tiêu và khiến tinh thần ta dần được an thần không lo bị stress, mệt mỏi. Ngoài ra nó còn trị các chứng bệnh động kinh, mất ngủ và khiến cho quá trình tiêu hóa hoạt động dễ dàng. 

  • Cách dùng cơ bản

Về việc dùng như thế nào thì cũng tương đối đơn giản bạn chỉ cần sử dụng theo đúng số lượng công thức chữa bệnh mà các bác sĩ đã đưa ra. Còn không thì thái mỏng nó và tẩm với rượu gạo để dùng dần.

6. Cây tầm bóp

Cây tầm bóp có tên gọi Việt Nam thân thuộc là bùm bụp, lồng đèn, cây bôm bốp. Đây là một dạng thực vật thuộc họ nhà Cà nó có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới và sống như cỏ dại sau này mới du nhập dần vào nước ta.

Cây tầm bóp sống tập trung ở vùng có khí hậu nhiệt đới mùa chúng thường mọc dại dọc theo hai bên đường đi, bờ ruộng hoặc là ngay cả các khu đất hoang. Tại Việt Nam nhờ vào những giá trị lợi ích như này mà người ta thường nó để chữa bệnh cũng như là ăn như một loại rau thông thường hàng ngày.

  • Hình ảnh nhận biết

Đây là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 50 – 90cm, thân cây tầm bóp có nhiều cành và thường mọc rủ xuống. Lá của nó có màu xanh đậm, hình bầu dục, chiều dài khoảng 0.3cm và chiều rộng 0.2 – 0.4 cm.

Cây tầm bóp
Cây tầm bóp

Các lá mọc kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài 0.15 – 0.3 cm, lá cây có thể được phân ra nhiều thùy hoặc không. Còn khi ra hoa nó sẽ có màu trắng, bên trong phần nhụy có màu vàng, hoa sẽ nở thành 5 cánh, cuống hoa mảnh, mọc đơn độc, đài hoa tầm bóp hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài.

Quả tầm bóp mọc quanh năm với đặc điểm là quả mọng nước, hình tròn, bề mặt trơn nhẵn. Khi còn tươi thì nó sẽ có màu xanh nhưng đến lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. 

  • Bộ phận sử dụng

Nhìn chung thì tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều được sử dụng từ rễ, thân, lá, quả vì chúng thật sự có giá trị và đem đến nhiều tiện ích cho sức khỏe con người. 

Tầm bóp sẽ được thu hái được quanh năm, sau công đoạn làm sạch người ta có thể dùng dưới dạng cây tươi trực tiếp hoặc phơi khô để tích trữ. Có một điều mà bạn nên lưu ý là cây tầm bóp sau khi phơi khô nên cho vào trong hộp kín và bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ để tránh bị biến chất. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Do trong thành phần hóa học của cây tầm bóp có chứa nhiều hoạt chất như protein, vitamin C, chất khoáng, sắt, kẽm…nên nó có thể giúp kiểm soát máu cũng như là ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Đồng thời chúng còn hỗ trợ điều trị ung thư, giúp làm sáng mắt và khiến cho các mô tế bào không bị tổn thương sau khi hoạt động quá mức.

  • Cách dùng cơ bản

Cây tầm bóp khá là lành tính nhưng bạn cũng chỉ nên dùng nó với một liều lượng an toàn. Nó có vị đắng tính mát và những ai bị dị ứng với các thành phần có trong loại thảo dược này thì tuyệt đối không nên sử dụng. Bạn có thể nấu thành nước để uống hoặc là ăn sống với bánh tráng cũng được.

7. Cây chó đẻ 

Cây chó đẻ là một trong số ít các loại thảo mộc có tên gọi khá là đặc biệt nhưng nhìn chung thì nó cũng đem lại nhiều công dụng tuyệt vời giúp ích cho cuộc sống con người. Có một cách gọi khác để gọi nó đó cây chó đẻ răng cưa.

Chúng thường mọc rải rác ở khắp mọi nơi, trừ những vùng núi cao hoặc những nơi có khí hậu lạnh. Cây chó đẻ chứa chất đắng cùng nhiều thành tố khác như là ancaloit, flavonoid, phenol, tannin, tritecper, a-xit hữu cơ…chúng đều có khả năng trị nhiều bệnh khác nhau. (3)

  • Hình ảnh nhận biết

Mô tả về ngoại hình bên ngoài thì đây là loại cây thuộc họ nhà thầu dầu Euphorbiaceae, thân nó tương đối cao khoảng 20cm – 30cm, khi phát triển trong điều kiện tốt nó thậm chí cao tới 60-70cm. 

thảo mọc cây chó đẻ
Thảo mọc cây chó đẻ

Bề mặt thân sẽ tương đối nhẵn và có màu hồng đỏ, có loại màu xanh. Về phần lá thì chúng có dạng hình bầu dục, khi này nó sẽ mọc theo thành cụm tạo thành hai hàng ở hai bên cành lá. 

  • Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng để làm thuốc đó là thân cây, lá, quả và phần rễ thì sẽ bỏ đi không sử dụng.

  • Tác dụng chữa bệnh

Theo như trong y học cổ truyền thì cây chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát và chúng có tác dụng làm tiêu độc, mát gan, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, làm thông huyết mạch, lợi tiểu. Ngoài ra nó còn dùng chữa đau chàm má, viêm hang, đinh râu, mụn nhọt và thêm nhiều bệnh khác liên quan đến gan mật.

  • Cách dùng cơ bản

Dược liệu sau khi thu hoạch về sẽ được cắt bỏ rễ rồi rửa sạch người ta sẽ dùng dao băm nhỏ và phơi khô để làm thuốc. Cây chó đẻ sau khi làm khô rồi thì nên được bảo quản trong túi nilon kín và để ở nơi khô ráo, còn về liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào công thức chữa trị của từng loại bệnh.

8. Cây lược vàng

Cây lược vàng còn có một tên gọi khác trong dân gian đó là cây lan vòi hay địa lang vòi và nó thuộc họ cây Thài Lài. Theo như nguồn gốc xuất xứ thì nó mọc nhiều ở Mexico sau đó được di thực sang bên nước Nga rồi cuối cùng là đến Việt Nam. 

  • Hình ảnh nhận biết

Cây lược vàng là loại cây thảo dược sống lâu năm với thân đứng cao khoảng 14 – 45cm, trên phần của nó sẽ có nhiều vết đốt và thường được bò ngang trên mặt đất.  Các lá trên cành thì đơn mọc so le với các phiến lá thuôn hình ngọn giáo, khác với phần thân thì trên bề mặt lá khá nhẵn bóng với một màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Thảo dược cây lược vàng
Thảo dược cây lược vàng
  • Bộ phận sử dụng

Người ta sẽ sử dụng lá của cây lược vàng để chữa bệnh là chủ yếu vì các thành phần trong này có tính sát khuẩn tương đối cao nên nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại của mụn cũng như hạn chế tình trạng đau đớn, ngứa ngáy.

  • Tác dụng chữa bệnh

Hiện nay bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây thuốc này trong đông y vì nó có thể giúp chữa ho, ngăn ngừa được các tế bào ung thư và giảm thiểu khả năng gây mụn. Ngoài ra nó cũng giúp làm hạ đường huyết trong máu và kích thích tế bào lympho. 

  • Cách dùng cơ bản

Bạn có thể dùng lá cây ngâm với nước muối để súc miệng mỗi ngày. Còn không thì giã lá ra cho thật nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên mặt thì đảm bảo chỉ trong vòng 2 ngày tình trạng da ngứa ngáy cũng như mụn bọc sẽ giảm đi đáng kể.

9. Cây sò lẻ bạn

Cây sò lẻ bạn nghe cái tên của nó sẽ làm người ta liên tưởng đến hình vỏ sò và thật thì đúng như vậy ở nhiều nơi nó còn được gọi là sò huyết, sò tím và bạng hoa. Chúng không chỉ đơn giản là được trồng để làm cảnh mà nó còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh cực kỳ tốt.

  • Hình ảnh nhận biết

Cây sò này là một loại cây thảo sống nhiều năm nên đương nhiên chiều cao trung bình sẽ dao động khoảng 30 – 40cm. Thân cây sẽ có dáng mập, nhẵn và không được phân nhánh, trên thân chúng sẽ xuất hiện các ngấn ngang đó chính là vết tích của sẹo lá.

Thảo mộc - Cây sò lẻ bạn
Thảo mộc – Cây sò lẻ bạn

Các tàu Lá lẻ bạn thì dài khoảng 15 – 30cm, chiều rộng khoảng 3 – 5cm. Trên phần đỉnh đầu của lá thường là phiến lá khá dày, cứng và lõm vào bên trong. Các gân lá chạy song song nhau và có màu tím sặc sỡ bên ngoài. Hoa của cây có màu trắng vàng, mỗi cây sẽ cho ra khoảng 3 cánh hoa và cùng 6 nhị gần bằng nhau.

  • Bộ phận sử dụng

Ở một số loại cây khác bạn sẽ thấy người ta sẽ dùng rễ hoặc là thân cây nhưng với cây sò lẻ bạn thì khác hoa của nó lại là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì lá của cây cũng dùng làm thuốc được chỉ là không phổ biến như hoa.

  • Tác dụng chữa bệnh

Một số thành phần có trong cây sò lẻ bạn có khả năng chữa được chứng ho ra máu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, chống vi trùng và thậm chí chúng còn hỗ trợ điều trị các bệnh nhân ung thư. Đương nhiên phần nước sắc của nó có thể giúp thanh lọc các độc tố ra ngoài nên bạn có thể cân nhắc dùng mỗi ngày nếu muốn.

  • Cách dùng cơ bản

Cây sò lẻ bạn dùng cũng tương đối đơn giản bạn có thể được dùng nó ở cả dạng khô hoặc là dạng tươi tùy thích. Thông thường người ta sẽ dùng nó sắc lấy nước rồi uống trực tiếp sau mỗi bữa ăn hoặc là  kết hợp chung với nhiều vị thuốc khác. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về liều lượng sử dụng thảo dược trong 1 ngày là bao nhiêu gram bạn nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng.

10. Cây an xoa

Cây an xoa còn có tên gọi khác là thâu kén lông, cây dó lông và nó thường được phân bố ở các nước Đông Nam Á như là Campuchia, Malaysia, Philippin, Việt Nam…Tại nước ta nó mọc ở trong các đồi cây bụi, rừng thừa từ Bắc vào Nam.

  • Hình ảnh nhận biết

Cây an xoa là một dạng cây bụi và chúng có độ cao khoảng 1-3m, cành dạng hình trụ, có lông bám xung quanh. Lá cây có hình bầu dục, dài từ 5 – 17cm, chiều rộng là từ 2,5cm – 7,5cm, gốc thuôn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn hướng vào trong. Mặt dưới lá sẽ có màu trắng, cả hai mặt đều có lông hình sao. 

Cây thảo dược an xoa
Cây thảo dược an xoa

Cụm hoa sẽ mọc gần ngay nách lá và chúng có màu hồng hoặc đỏ, ở cuống có khía, lá bắc sớm thì sẽ sớm rụng. Hoa nở ra có 5 cánh có gân bên trong, đầu nhụy bầu có nhiều gợn sóng, mỗi lá noãn sẽ chứa 25 – 30 noãn. Quả nang có dạng hình trụ có nhiều hạt. Cây sẽ bắt đầu cho ra quả từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm.

  • Bộ phận sử dụng

Các thầy thuốc sẽ chỉ Sử dụng phần thân, lá và cành để làm thuốc

  • Tác dụng chữa bệnh

Do cây an xoa có bị khá thơm và giống với vị trà nên nhiều người thường dùng nó để làm thuốc. Các thành phần chứa trong loại cây này như là alcaloid, hoạt chất flavonoid chúng đều có khả năng kháng lại các tế bào gây ung thư và chữa được các bệnh về gan như men gan cao, viêm gan, xơ gan. 

  • Cách dùng cơ bản

Sau khi thu hoạch rồi thì người ta sẽ tiến hành phân loại phần lá và phân thân ra riêng để dễ bảo quản. Sau đó chúng sẽ được cắt nhỏ rồi đem phơi xong rồi bỏ vào hộp kín. Mỗi lần dùng chỉ nên lấy 1 lượng vừa đủ dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.

11. Cây bồ công anh

Cây bồ công anh một trong những loại cây đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai biết rằng nó còn có tên gọi khác là cây rau lưỡi cày, diếp hoang hay diếp trời. Nhìn sơ thì chúng giống cây thuộc họ nhà cúc nhưng nó có vòng đời tương đối ngắn chỉ sống được 1 – 2 năm và rất dễ phát tán trong gió.

  • Hình ảnh nhận biết

Thân cây thảo mộc nhẵn bóng và mọc đứng, chúng có màu đốm tía và chiều cao trung bình ước tính là rơi vào khoảng nửa mét, thậm chí có một số cây có thể cao đến 2m. Lá của cây bồ công anh thường mọc so le nhau, có răng cưa hai bên méo và không có cuống.

Cây thảo mộc bồ công anh
Cây thảo mộc bồ công anh

Khi nở hoa chúng sẽ mọc thành từng cụm, thường là mọc ngay ở phần ngọn hoặc ở trên các kẽ lá và được xếp thành chùy dài khoảng 20cm. Nhánh cũng được phân ra nhiều hướng khác nhau. Bao hoa có dạng hình trụ, mỗi cây sẽ cho ra khoảng từ 8 – 10 hoa và chúng đều có màu vàng tươi. Vào tháng 6 và tháng hoa sẽ bắt đầu nở và giai đoạn này sẽ kết thúc khi sang tháng 9.

  • Bộ phận sử dụng

Không như các loại cây khác thu hoạch quanh năm thì cây bồ công anh chỉ thu hoạch vào tháng 4 hàng năm. Người ta sẽ hái lá rồi dùng chúng trực tiếp còn không thì phơi khô dùng dần. Ngoài ra hoa và quả cũng như là rễ cây còn được sử dụng làm thuốc rất tốt. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Do hàm lượng dinh dưỡng của cây bồ công anh cao hơn nhiều so với các loại rau thơm và rau dền khác nên cũng không lấy làm ngạc nhiên khi loại cây này giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 

Chúng chứa nhiều vitamin các loại rồi là chất xơ, chất chống oxy hóa nhằm giúp đẩy lùi vi khuẩn, sát trùng vết thương và bảo vệ tối ưu xương khớp. Ngoài ra nó còn giúp thanh lọc gan, lợi tiểu và khiến cho quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

  • Cách dùng cơ bản

Các thành phần của cây bồ công anh như là lá, thân và hoa sẽ được sử dụng ở dạng tươi hoặc bạn có thể giã nhuyễn nó ra thành nước rồi uống trực tiếp. Còn không thì bạn có thể phơi khô nó rồi pha trà uống hoặc là kết hợp cùng với các loại thảo dược khác.

12. Cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung nghe cái tên có vẻ là vì đặc thù cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn độ và nó cũng được cho là loại dược liệu quý hiếm thường dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Loại thực vật này còn có tên gọi khác là náng lá rộng hay tỏi tơi lá rộng và chỉ thích hợp sống ở những có khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình là các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào. 

  • Hình ảnh nhận biết

Cây trinh nữ hoàng cung là một loại cây thân cỏ, nó có dạng như củ hành tây to, bẹ lá sẽ úp vào nhau tạo thành một thân giả dài khoảng 10 – 15cm. Bề mặt bên ngoài có nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá màu xanh đậm chạy song song tới đỉnh đầu lá, mặt trên lõm tạo rãnh, mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ.

Cây thảo dược trinh nữa hoàng cung
Cây thảo dược trinh nữa hoàng cung

Cánh hoa có màu trắng mọc thành tán dài gồm 6–18 hoa, từ phần đỉnh đầu của chúng điểm màu tím đỏ. Từ thân mọc ra rất nhiều củ con và bạn có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng. Thông thường thời gian cho ra hoa quả sẽ rơi vào khoảng tháng 8 – 9.

  • Bộ phận sử dụng

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác thì bộ phận chính được sử dụng là lá tươi, bạn có thể phơi khô chúng hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. Không những vậy, người ta còn dùng cán hoa, thân cây đem rửa sạch rồi bảo quản dùng dần. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Cây trinh nữ hoàng cung có thể trị các bệnh liên quan đến ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, chữa đau dạ dày và khiến cho kinh nguyệt điều hòa tốt hơn. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm đau, chống viêm nhờ vào chiết suất metanol có trong lá các hoạt chất này sẽ giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa tình trạng xấu nhất xảy ra. 

  • Cách dùng cơ bản

Dựa theo kinh nghiệm dân gian thì cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung cũng rất đơn giản đó là bạn dùng lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ với liều 3–5 lá mỗi ngày, sao cho thật vàng rồi sắc lấy nước uống trực tiếp. Để cho chắc ăn bạn nên thảo luận với thầy thuốc hoặc các bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp hơn. 

13. Rau diếp cá

Rau diếp cá có lẽ là một trong những loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, nó không những thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình mà còn là loại dược liệu có một không hai giúp trị được các chứng bệnh về da và giúp tăng cường hệ miễn dịch sức khỏe. 

  • Hình ảnh nhận biết

Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo có chiều cao trung bình khoảng chừng 20 – 40 cm. Phần rễ diếp cá sẽ mọc ngầm dưới mặt đất. Điểm đặc biệt làm bạn ấn tượng với loại rau này là lá cây hình trái tim và khi ra hoa nó có màu vàng nhạt, thân lá màu xanh sẫm, mọc so le nhau. 

Thảo mộc - Rau diếp cá
Thảo mộc – Rau diếp cá

Phần đầu lá hơi nhọn dài tới 75mm. Hoa diếp cá tương đối nhỏ, mọc thành khóm và sẽ cho ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6. Quả nang với hạt hình trái xoan, chúng nhìn không rất nhẵn bóng và thường ra quả từ tháng 7 – 10.

  • Bộ phận sử dụng

Đương nhiên đã nói về rau diếp cá thì cái người ta sẽ sử dụng đó chính là lá của nó. Đây chính là bộ phận chứa các hoạt chất tinh túy có thể giúp chữa nhiều căn bệnh khác nhau cũng như là tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Để mà nói về việc rau diếp cá có thể chữa các bệnh nào thì danh sách kể cả tương đối dài nhưng nhìn chung người dùng sẽ dùng nó để trị bệnh trĩ, cải thiện chứng đi tiểu, giúp mụn mau xẹp, chữa viêm phổi, thận, táo bón…Dù rằng vị của nó khá là tanh, cay chua rất khó uống nhưng nhiều người vẫn cho đó là lấy độc trị độc và đúng như mong đợi nó thật sự hiệu quả vượt trội hơn nhiều loại cây khác.

  • Cách dùng cơ bản

Khi ăn sống rau diếp cá bạn sẽ nó có mùi hơi tanh gần giống như mùi cá. Đa phần ai mới ăn thì sẽ chưa quen ngay được mùi vị của chúng còn không thì bạn có thể ép thành nước để uống như thế nguyên chất hơn nhiều. Cách khác nữa là bạn cho thêm nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị. 

14. Rau tía tô

Rau tía tô là một loại thực vật phổ biến nó không những được trồng rất nhiều ở khu vực Châu Á mà còn giúp làm món ăn tăng thêm mùi vị, trị được nhiều loại bệnh khác nhau và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể người. Tại một số quốc gia tía tô còn được phân thành nhiều loại, các thành phần chiết xuất của nó đã giúp ích rất nhiều cho nền y học tiên tiến ngày nay.

  • Hình ảnh nhận biết

Rau tía tô cao từ 0,5 – 1m chúng có nhiều nhánh, thân cây có dạng hình vuông, mặt lõm vào bên trong và có nhiều lông tơ bám xung quanh. Lá tía tô màu xanh hoặc tím mọc đối xứng nhau và có mùi thơm rất đặc trưng. Hoa nhỏ sẽ mọc ngay đầu cành, thường thì hoa tía tô có màu trắng hay tím.

Cây thảo mộc rau tía tô
Cây thảo mộc rau tía tô
  • Bộ phận sử dụng

Đa phần khi thu hoạch người nông dân sẽ chọn lấy phần thân lá, cành và hạt thường còn rễ thì sẽ bỏ đi. Để đảm bảo có thể thu được những lá tía tô tươi ngon thì người ta sẽ chọn thời điểm tốt nhất là vào mùa hè.

  • Tác dụng chữa bệnh

Theo như ghi nhận thì lá tía tô đã chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa nên nó sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do đang hủy hoại cơ thể. Đồng thời nó còn có khả năng chống dị ứng, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, thúc đẩy sức khỏe đường hô hấp và trị được cả chứng bệnh trầm cảm.

  • Cách dùng cơ bản

Bạn có thể ăn sống lá tía tô cùng các loại rau ăn kèm khác còn không thì làm thành món hầm, nấu canh. Thường xuyên sử dụng loại rau này trong bữa ăn gia đình thì đảm bảo sức khỏe của bạn sẽ luôn ổn định và không sợ các tác nhân xấu gây bệnh.

15. Rau má

Đối với những người thường xuyên uống rau má hay ăn canh rau má thì đã quá quen thuộc với loại rau này rồi nhỉ. Thoạt nhìn thì nó trông như cỏ 4 lá đem lại may mắn nhưng thật chất công dụng của nó còn hơn thế nó không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn được ví như một loại thảo mộc chữa bách bệnh. Theo như ghi nhận thì nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo hay tích tuyết thảo và thường mọc ở nơi ẩm ướt.

  • Hình ảnh nhận biết

Loại rau này có hình dạng giống như những đồng xu hình tròn, xòe quạt và xếp nối vào nhau Thân cây rất nhỏ, chúng dễ mọc bò lan ở khắp nơi khi mùa mưa xuống, nhất là chỗ bờ mương, đất mùn tơi xốp. Thân cây rất mảnh, cuống lá mọc so le và có chiều dài khoảng 5 – 20cm màu xanh đậm. Hoa của rau má chủ yếu là có màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, trái ngược với sắc xanh của lá thì quả của chúng lại có màu nâu đen.

Thảo mộc cây rau má
Thảo mộc cây rau má
  • Bộ phận sử dụng

Đa phần người ta sẽ sử dụng lá rau má là chủ yếu, bạn có thể dùng chúng dưới dạng còn tươi hoặc là phơi khô rồi xay thành bột nhuyễn rồi bảo quản dùng dần. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Để nói về mặt chữa bệnh của rau má thì nhiều vô số kể nó có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm suy yếu tĩnh mạch, chữa loét đường tiêu hóa, làm mờ các vết sẹo thâm bên ngoài da, trị vàng da, hen suyễn, tiểu đường. Đương nhiên bên cạnh đó chiết xuất từ rau má cũng được ứng dụng nhiều trong làm đẹp nó giúp phục hồi các vùng da đã bị tổn thương cũng như là tăng cường sức đề kháng cho các mô tế bào. 

  • Cách dùng cơ bản

Loại rau xanh sạch này có thể dùng làm rau sống, bạn cũng có thể luộc hoặc xào nó tùy thích. Đặc biệt hơn nước rau má còn là loại đồ uống giải khát cho những ngày thời tiết oi bức, mệt mỏi và nó cũng giúp giảm cân hiệu quả nữa.

16. Rau cải trời

Rau cải trời còn có tên gọi khác là cải ma, kim đầu tuyến, cỏ hôi chúng được dùng để tạo ra nhiều món ăn ngon mỗi ngày và đặc biệt nó còn được ứng dụng nhiều trong y học điển hình là trị được bướu cổ và mụn nhọt ngoài da.

  • Hình ảnh nhận biết

Theo như diện mạo bên ngoài thì rau cải trời có chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm, bề mặt thân có nhiều rãnh lẫn răng cưa, thân có màu xanh lục hoặc là tím đỏ và chúng được bao phủ bởi một lớp lông dày màu trắng.

Thảo mộc - Rau cải trời
Thảo mộc – Rau cải trời

Phiến lá có dạng hình trái xoan, thường mọc so le nhau và có chiều rộng 4cm, chiều dài 9cm, mép lá mọc cũng không đều. Hoa khi mọc sẽ tạo thành cụm và cho ra từ 2 – 3 bông chúng mọc trên đỉnh ngọn có màu vàng hoặc màu trắng. Cây sẽ cho ra hoa vào tháng 3 – 6 hàng năm.

  • Bộ phận sử dụng

Đối với rau cải trời thì người ta sẽ không bỏ đi bộ phận nào của nó vì chúng đều có những giá trị cũng như chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Rau cải trời có vị đắng đặc trưng ngang ngửa như là khổ qua hay rau đắng, hơn nữa nó còn có mùi thơm dễ chịu. Loại thực vật này có thể chữa viêm phế quản, táo bón, mất ngủ, trĩ, sổ mũi, chảy máu…chính vì những tác dụng tuyệt vời này mà nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu trồng nhiều loại cây này để giúp ích cho nền y tế.

  • Cách dùng cơ bản

Bạn có thể tìm mua cây cải trời và dùng với một liều lượng cân đối là từ 10 – 30g mỗi ngày. Cách chế biến thì cũng tương đối đơn giản bạn có thể ép nó thành nước để uống nếu muốn còn không thì xào với thịt bò, làm thành salad trộn.

17. Rau cần tây

Rau cần tây thuộc họ Hoa tán Apiaceae đây là một loại thân thảo sống lâu năm và trong đó thành phần của nó 95% là nước. Nhờ việc chứa nhiều vitamin lẫn các chất khoáng quan trọng mà rau cần tây được ứng dụng nhiều trong y học lẫn trong đời sống hàng ngày điển hình là trong các bữa cơm gia đình.

  • Hình ảnh nhận biết

Sơ lược về đặc điểm bên ngoài thì rau cần tây là cây thảo có thân mọc thẳng đứng, nó sẽ cao tới 1,5m phần thân có nhiều rãnh dọc, lá sẽ chĩa ra nhiều hướng khác nhau. 

Cây rau cần tây
Cây rau cần tây

Phần lá ở gốc có cuống, dạng hình thuôn và có 5 cạnh, xẻ ba hay chia ba thùy cho tới phía giữa phiến. Cụm hoa gồm nhiều tán, các tán nằm ở phía đầu cành sẽ có cuống dài hơn các tán phía dưới. Hoa nở li ti có màu trắng nhạt.

  • Bộ phận sử dụng

Tất cả bộ phận của rau cần tây đều có thể được dùng để chữa bệnh. Quả sẽ được dùng để ép ra tinh dầu và làm thành gia vị. Lá của nó có thể chữa được bệnh huyết áp còn phần rễ củ cũng được sử dụng như là một món ăn vừa nên thuốc lại lợi tiểu.

  • Tác dụng chữa bệnh

Do trong rau cần tây có chứa nhiều vitamin C lẫn các hợp chất flavonoid và beta carotene đây đều là những chất kháng viêm giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu gây bệnh. Với người bị huyết áp cao thì rau cần tây này lại giúp hạ huyết áp vô cùng hay đồng thời nó cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

  • Cách dùng cơ bản

Theo như cách thấy thông thường bạn sẽ thấy người ta dùng rau cần tây để nấu canh, xào hoặc là ăn sống nhưng tại các nước châu âu thì từ lâu loại rau này đã là một vị thuốc quý giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày bạn có thể  dùng một nắm nhỏ rau cần tươi, xong rồi thái nhỏ đun thành nước uống, nhớ là chia làm nhiều lần uống trong ngày và không để quá lâu. 

18. Rau húng quế

Rau húng quế là một loại rau quá quen thuộc mọi nhà thậm chí khi đi ăn ở ngoài bạn sẽ thấy nó còn được dùng ăn kèm với phở cũng như nhiều món ăn khác nữa. Ở mỗi vùng miền nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như là hương thái, húng chó, é quế…và đây còn là loại rau thực vật thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

Cây rau húng quế
Cây rau húng quế
  • Hình ảnh nhận biết

Dựa theo đặc tính bên ngoài thì chúng có chu kỳ sống khá là cao, cây sẽ mọc từ dưới gốc và đâm tược ra nhiều cành lá, chúng có chiều cao trung bình khoảng 50-60cm. Phần thân trơn nhẵn nhưng khi sờ vào lại có cảm giác nhám ở tay do có lông tơ bao phủ. Lá mọc đối xứng với nhau và có cuống ngay giữa, phần cuống lá có màu tím phiến thuôn dài. Hoa rau húng quế nhỏ có màu trắng hoặc hơi tía, mọc phân nhánh. 

  • Bộ phận sử dụng

Phần lá sẽ là bộ phận chính mà người ta sẽ sử dụng vì theo nhiều chuyên gia nhận định các tinh dầu chứa hợp chất dinh dưỡng quý giá nhất của nó đều tồn tại một lượng lớn ở các phiến lá xanh, dày.

  • Tác dụng chữa bệnh

Rau húng quế có vị cay, the đặc trưng và nó được dùng như loại gia vị hoặc là các bài thuốc chữa bệnh trong đông y. Thành phần eugenol có trong rau húng quế có tác dụng giảm các triệu chứng sưng đau đối với người bị viêm khớp, ngoài ra nó còn hỗ trợ trị táo bón, chữa cảm sốt, phòng ngừa ung thư và ngăn chặn các virus cảm cúm. 

  • Cách dùng cơ bản

Bạn có thể ăn kèm nó cùng với các món ăn thường ngày còn nếu trong trường hợp bị sốt bạn có thể giã nhuyễn rau húng quế tươi ra và uống trực tiếp phần nước cốt đó còn không thì nấu cùng với nước sôi để giúp làm giảm thân nhiệt.

19. Lá ổi

Cây ổi là một trong những loại cây ăn trái quá quen thuộc và nhẵn mặt với mọi thế hệ, quả của nó đúng thật đem đến nhiều công dụng tuyệt vời nhưng lá của nó cũng vượt trội không kém vì nó cũng là một trong các loại thảo mộc dùng được trong đông y để chữa bệnh.

  • Hình ảnh nhận biết

Lá của cây ổi là lá đơn, trông hình thù khá là to và mọc đối với nhau, không có lá bắc kèm theo. Phiến lá sẽ có dạng hình bầu dục, gốc thuôn tròn, phần đỉnh đầu có lông gai và lõm vào trong, chiều dài khoảng 11-16cm, chiều rộng 5-7 m.

Lá ổi
Lá ổi

Bìa phiến nguyên, về lá non thì chúng có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá sẽ có dạng như hình lông chim, gân dày nổi rõ ở giữa mặt dưới. Cuống lá có màu xanh đậm, hình trụ dài 1-1,3 cm và có rãnh cạn ở mặt trên.

  • Bộ phận sử dụng

Ngoài quả và vỏ thân được sử dụng thì lá ổi cũng là một bộ phận không thể bỏ sót. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Khác với quả ổi có vị ngọt hơi chua thì lá ổi lại có vị đắng chát nhưng nó lại có khả năng chữa các bệnh về viêm ruột cấp, làm lành các vết thương đã bị lở loét, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp thanh lọc cũng như đào thải được các độc tố ra ngoài cơ thể. Phần dịch lá ổi còn giúp kháng khuẩn và trị chứng tiêu chảy.

  • Cách dùng cơ bản

Các bộ phận của cây ổi điển hình là lá ổi có thể được dùng ở dạng tươi hoặc là phơi khô. Đối với người bệnh thì thường họ sẽ lấy lá tươi sắc lấy nước uống hoặc có thể đắp ngoài da trong một số trường hợp cụ thể. Liều dùng đã được các chuyên gia khuyến khích là khoảng 10 – 15g mỗi ngày còn nếu bạn dùng đắp ngoài da thì không kể liều lượng.

20. Quả sung

Quả sung còn có tên gọi khác là ánh nhật quả, vô hoa quả, thiên sinh tử… thuộc họ nhà Moraceae. Cây sung có nguồn gốc xuất từ Địa Trung Hải lẫn Tây Á sau này do di dân nên nó đã du nhập vào Việt Nam và trở thành một loại cây làm cảnh. Quả cùng như lá sung không những mang đến lợi ích về mặt dinh dưỡng mà nó còn là nhân tố tiềm năng về mặt sức khỏe điển hình là chúng đã được sử dụng rất rộng rãi trong đông y. 

  • Hình ảnh nhận biết

Quả sung nhìn trông rất độc đáo và bạn khó có thể nhầm lẫn nó với các loại quả khác. Nhìn bên ngoài loại quả nhỏ bé này trông giống hình giọt nước, chúng sẽ mọc thành chùm và chụm lại với nhau ở thân và cành. 

Thảo mộc - quả sung
Thảo mộc – quả sung

Đa phần khi còn sống quả sẽ có màu xanh lục còn khi chín chúng sẽ chuyển sang màu vàng. Phần Thịt bên trong quả sung có màu hồng nhạt, có vị ngọt thanh nhẹ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất của loại quả này là sẽ từ tháng 8 đến đầu tháng 10.

  • Bộ phận sử dụng

Đương nhiên cái chính mà người ta sẽ sử dụng là quả sung, quả tươi thì dùng để nấu ăn nếu dùng thử mà bạn thấy vị của chúng khá là chua thì quả sung đó đã chín quá tới. Còn không thì bạn có thể đem nó đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi phơi khô. 

  • Tác dụng chữa bệnh

Quả sung là một món ăn giàu dinh dưỡng và hơn hết lượng calo của nó tương đối thấp đây sẽ là một món ăn tuyệt hảo cho những ai đang có nhu cầu giảm cân. Đồng thời nó còn giúp hình thành các tế bào máu, ngăn ngừa táo bón, dùng cho các bệnh ngoài da, ngăn ngừa được sự tấn công của các tế bào ung thư. 

  • Cách dùng cơ bản

Theo như nghiên cứu thì trung bình 1 người có thể tiêu thụ khoảng 4 quả sung tức là 45g mỗi ngày. Sau khi quả đã được hái xuống từ trên cây thì bạn cần phải rửa nó cho thật sạch rồi mới ăn trực tiếp còn không thì sấy khô hoặc là làm thành mức. Những cách này vừa giúp sung phát huy được hết công năng của chúng trong việc chữa bệnh.

Dùng thảo mộc cần lưu ý những gì?

Thảo mộc thật sự đem đến nhiều công năng tuyệt vời nó không những hỗ trợ ta về mặt sức khỏe mà khiến ta chú trọng hơn vào lối sống sinh hoạt thường ngày của mình. Dù vậy các loại thực vật tự nhiên này cũng tồn tại một vài hạn chế mà ta cần phải lưu ý khi sử dụng chúng cụ thể là:

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược
Những lưu ý khi sử dụng thảo dược
  • Bạn chỉ nên lựa chọn các loại mộc mà mình thật sự biết rõ và nhớ tra kỹ những công dụng chữa bệnh của nó để phòng hờ trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ kỹ các loại thảo mộc trước khi sử dụng để đảm bảo chúng không chứa vi khuẩn cũng như các chất độc hại nào.
  • Khi mua các loại thảo mộc ở dạng sấy khô thì bạn nên chú ý đến đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm mà mình vì đa phần người ta sẽ trộn lẫn thêm nhiều thành phần khác vào để giúp gia tăng lợi nhuận.
  • Không tự tiện sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào khi chưa rõ công hiệu thật sự của nó, nếu muốn chắc ăn bạn có thể tham khảo với bác sĩ hoặc các chuyên gia chuyên về chữa bệnh đông y.
  • Trong trường hợp bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào với các loại thảo dược thân thảo kể tên như trên thì tuyệt đối không nên sử dụng để không bị nguy hiểm đến tính mạng cũng như xảy ra dị ứng.
  • Sử dụng thảo mộc với tần suất nhất định không lạm dụng chúng quá mức trong việc tăng cường sức đề kháng. Bạn nên bổ sung thêm nhiều hoạt chất dinh dưỡng đến từ các loại thực phẩm phong phú hàng ngày để góp phần nâng cao giá trị sức khỏe bản thân.

Bài viết trên đã mô tả sơ qua một số loại thảo mộc mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và áp dụng được nó trong cuộc sống hàng ngày nhằm ngăn ngừa bệnh cũng như phòng chống các tác nhân xấu gây hại. Đương nhiên nhiều loại thảo mộc này không chỉ giúp chữa bệnh mà bạn cũng chế biến ra được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng từ chúng nữa đấy. Hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người xung quanh từ bây giờ nhé!

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận