Cây cúc dại vẫn thường được người xưa ví là loại thần dược có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau nó không những giúp tăng cường sức đề kháng mà còn phòng chống được những bệnh lý nguy hiểm. Vậy rốt cuộc loại cây hoa cúc dại này có thật sự công hiệu như mọi người vẫn nghĩ hay không chúng ta sẽ biết được thông qua bài viết dưới đây.
Cây cúc dại là gì?
Cây cúc dại còn được gọi là đơn kim hay cỏ lưỡi chó, đây là một dạng thực vật thuộc họ nhà cúc. Trong đó phần hoa của nó có thể được dùng để làm thuốc và trị một số bệnh lý có liên quan đến các chứng bệnh như đau cơ khớp, đau bụng kinh, giúp thải độc cơ thể…
Nhờ vào những công dụng thần thánh này mà nó rất được trọng dụng cho công tác điều trị sức khỏe. Những ai từng thử qua phương pháp trị bệnh nhờ vào hoa cúc đều cảm thấy khỏe hơn, bệnh tình cứ thế thuyên giảm và nó cũng không hề gây ra tác dụng phụ nào.
Khu vực phân bố, cách thu hái chế biến và bảo quản
Thường thì loại hoa cúc này sẽ được trồng cũng như mọc nhiều tại các vùng Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp nó mọc hoang khắp nơi nhất là ở những vùng ven biển miền Trung từ Quảng Nam cho đến Đà Nẵng.
Đây là loại thân thảo sống lâu năm, phần thân của nó cao khoảng 0,4 – 1m. Lá và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông bám nên khi sờ vào sẽ có cảm giác nhám ở tay. Phần cuống lá thì dày và ngắn, lá có dạng hình mác phía đáy hơi tròn và hai bên mép có răng cưa to.
Hoa thường sẽ mọc ở đầu cành hay gần nách lá nó có thể mọc từng đôi hay đơn lẻ tùy thuộc vào độ sinh trưởng của từng cây. Nếu nhìn gần bạn sẽ thấy phần lá có kích thước khá lớn so với cành, nó sẽ thay đổi dựa theo điều kiện môi trường sống cũng như là kỹ thuật canh tác của người trồng.
Tuy là giống loài hoa dại nhưng nó có nhiều màu sắc khác nhau trong đó có 2 màu đặc trưng là trắng và vàng. Từ khoảng tháng 6 đến tháng 11 cúc dại sẽ nở hoa đây chính là thời điểm lý tưởng để mọi người đi thu hoạch và đóng gói lại thành sản phẩm rồi bày bán cho những ai có nhu cầu.
Đầu tiên họ sẽ hái toàn bộ cây kể cả phần rễ xong rồi đem đi rửa sạch phân loại ra từng mảng như là hoa riêng, thân và rễ riêng. Đem tất cả phơi khô trong bóng râm cho đến khi chúng đã khô hoàn toàn rồi thì mới bỏ vào túi nilon và ép kín để không khí không lọt vào bên trong.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý cây cúc dại là gì?
Để có thể biết được cây cúc dại có tác dụng gì ta sẽ đi tìm hiểu về thành phần hóa học của nó cũng như tác dụng dược lý mà nó mang lại:
1. Thành phần hóa học
Loại cây cúc dại này ưa mọc ở những nơi có ánh sáng mặt trời và các thành phần hóa học có trong chúng đều là những dưỡng chất quý như là tinh dầu, acid amin, indicumenin, b-sitosterol, flavonoid,sesquiterpen cùng nhiều hợp chất khác.(1)
Tất cả các thành phần được kể tên như trên đều đem đến những công dụng hết sức tuyệt vời cho công cuộc trị bệnh mà ít loại thảo mộc nào có được. Hơn nữa chúng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo vô cùng lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
2. Tác dụng dược lý của cây hoa cúc dại
Cây hoa cúc dại này có tính ôn nhưng vị khá là đắng chúng có tác dụng giải độc cho cơ thể, làm thanh nhiệt và giúp cho thị lực nhìn rõ hơn. Ngoài việc được dùng để chữa các chứng bệnh cảm cúm thông thường ra thì nó còn có khả năng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng đau đầu, mỏi mắt.
Bên mảng sức khỏe là thế còn trong quá trình làm đẹp cúc dại còn giúp các chị em phụ nữ cân bằng nội tiết tố, khiến họ trẻ lâu hơn và chống lại những tác nhân xấu gây hại. Nếu như có ai đang gặp phải tình trạng bị mụn nhọt thì bạn chỉ cần dùng hoa cúc đắp lên mặt hay rửa mặt cùng với tinh dầu của nó là đảm bảo những khuyết điểm cứng đầu này sẽ nhanh chóng biến mất.
Tác dụng phụ của cây hoa cúc dại
Cây cúc dại đem đến nhiều công dụng là thế nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận vì một số chất có trong đó sẽ gây ra một vài tác dụng phụ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trong đó hợp chất alkaloid pyrrolizidine này có thể khiến cho gan bạn bị tổn thương nếu như bạn dùng hoa cúc với hàm lượng quá cao. Chất này sẽ gây ra nhiều triệu chứng mở đầu cho một chuỗi các bệnh lý khác nhau và nếu như không phát hiện kịp thời bạn có thể thậm chí bị tử vong. Cho nên trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào đi chăng nữa bạn cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để tránh việc bản thân bị dị ứng với các thành phần có trong hoa cúc dại.
Cây cúc dại chữa bệnh gì?
Theo như một vài nghiên cứu đưa ra thì một số chất có trong cây cúc dại có thể chống lại các tế bào ung thư và làm tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn giảm thiểu khả năng bị cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi.
Ngoài ra, nó như là một loại thuốc giảm đau hữu hiệu cho những ai đang phải trải qua các cơn đau khác nhau như đau họng, viêm amidan, đau răng. Bạn có thể kết hợp cây cúc dại cùng một số thảo dược khác để đắp lên vết thương đang cần được giảm đau nhanh chóng.
Nếu như bạn đang gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa thì cúc dại lại có khả năng điều trị tốt vấn đề này nó sẽ khiến cho đường ruột của bạn hoạt động ổn định hơn nhờ vào những tách trà cúc dại mỗi ngày. Đồng thời nó cũng sẽ hỗ trợ các trường hợp về táo bón và chống viêm hiệu quả.
Trong cuộc sống hàng việc phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc lẫn mối quan hệ xung quanh sẽ khiến bạn dần stress và trở nên căng thẳng hơn. Những lúc thế này bạn hãy dành cho mình 1 ly trà hoa cúc dại thơm ngon nó sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi và khiến bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ hơn. (2)
Hơn nữa cây cúc dại cũng giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến làn da, nó không những khiến làn da của bạn thêm trắng khỏe mà còn trị dứt điểm các bệnh viêm da, vẩy nến và thúc đẩy quá trình collagen giúp sản sinh ra tế bào da mới.
Điều cẩn thận trong khi sử dụng cây cúc dại
Để có thể biết được mức độ an toàn về loại thần dược này đến đâu cũng như là nó có thể tương tác với loại thuốc nào mời bạn đọc tiếp thông tin sau:
1. Mức độ an toàn của cây cúc dại
Cây cúc dại được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau và chiết xuất của nó được ứng dụng trong các thực phẩm chức năng cũng như là những sản phẩm làm đẹp khác nên có thể đảm bảo một điều là nó an toàn.
Tuy nhiên, mức độ an toàn của nó sẽ chỉ phát huy tác dụng khi nó được dùng với liều lượng vừa phải còn nếu dùng quá nhiều nó sẽ gây ra những phản ứng ngược khác nhau. Đối với các đối tượng có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây cúc dại thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng nếu như chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Cây cúc dại không nên dùng cùng với dược liệu nào?
Một số loại thuốc có thể tương tác với cây cúc dại gồm có rifabutin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepine…chúng sẽ khiến cho bạn mắc phải những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và tay chân run rẩy.
Cho nên để tránh việc thảo dược trung hòa cùng thuốc thì bạn nên liệt kê danh sách những loại thuốc bạn đang sử dụng rồi cho bác sĩ xem nếu nó an toàn thì không sao, còn nếu nó làm gia tăng mức độ ảnh hưởng của bệnh thêm thì bạn nên ngưng sử dụng ngay.
Tùy thuộc vào tình trạng khác nhau của những người người bệnh mà họ sẽ dùng cây cúc dại với liều lượng khác nhau. Sự kết hợp nào cũng mang tính rủi ro và vì thế bạn nên cân nhắc việc dùng nó thay thế cho các sản phẩm khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của cây cải trời
Các bài thuốc kinh nghiệm khi dùng cây cúc dại
Một vài bài thuốc dân gian được điều chế từ cây hoa cúc dại có thể giúp bạn trị một số vấn đề sau đây:
1. Nấm da đầu
Đối với các chị em đang gặp phải vấn đề về da đầu như bị nấm hay gàu thì bạn có thể áp dụng theo công thức dân gian sau để đảm bảo da đầu của mình luôn khỏe mạnh mà không phải dựa vào các hóa chất độc hại từ các sản phẩm chăm sóc tóc khác. (3)
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g cây cúc dại hoa vàng, 2 muỗng muối hột
Cách làm:
- Bước 1: Ban đem đi rửa cánh hoa cúc dại sao thật sạch rồi để ráo nước.
- Bước 2: Đun sôi 100ml nước rồi cho hoa cúc dại vào, bỏ thêm 2 muỗng muối hột rồi đun tiếp trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Nhấc nồi xuống và đợi cho đến khi nước nguội rồi thì bạn mới dùng để gội đầu, nhớ là phải kết hợp với việc massage để đảm bảo loại bỏ các nấm vi khuẩn cũng như bụi bám trên da đầu.
- Bước 4: Sau khi gội xong thì bạn gội đầu lại với nước sạch.
Sau khi gội xong bạn sẽ thấy tóc mình mềm mượt hơn hẳn, da đầu cũng không còn quá ngứa như trước vì các tinh chất từ hoa cúc dại đã làm sạch da đầu của bạn. Chỉ cần chuyên tâm dùng xuyên suốt 1 tháng bạn sẽ thấy da đầu của mình dần nhẹ dịu hơn, hương thơm nhẹ nhàng từ hoa cúc cũng sẽ được lưu giữ trên tóc bạn.
2. Hỗ trợ trị chứng mất ngủ, giúp làm an thần
Nếu đang phải gặp căng thẳng từ những deadline công việc cũng như là một vài mối quan hệ xung quanh khiến tinh thần bạn dần kiệt quệ đi và xảy ra hiện tượng mất ngủ. Thì thay vì sử dụng một số loại thuốc ngủ thông thường khác thì bạn có thể dùng cây cúc dại để cải thiện triệu chứng này.
Nguyên liệu chuẩn bị: 50g hoa cúc dại khô
Cách làm: Bạn cho cúc dại khô vào ấm trà rồi cho 100ml nước vào để đun sôi, đun cho tới khi chất trà đã ra hết hoàn toàn rồi thì mới rót ra ly để uống. Nếu thấy nó hơi đắng bạn cũng có thể thêm 1 muỗng đường vào để dễ uống hơn. Cách này sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ, khiến tinh thần dần cảm thấy thoải hơn và xua tan đi cảm giác căng thẳng.
Lời khuyên từ chuyên gia y khoa
Bên cạnh việc áp dụng cây cúc dại để điều trị bệnh ra thì người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho hợp lý để giảm thiểu tình trạng gây bệnh. Theo đó bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống các loại thực phẩm chức năng để bảo trợ và chăm tập thể dục hơn.
Tránh hiện tượng bạn phụ thuộc quá nhiều vào thảo dược mà không cải thiện lối sống sinh hoạt thì các chuyên gia cũng khuyến cáo là nếu có bất kỳ trường hợp nào xảy ra thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Không được tự tiện dùng bất kỳ loại thảo dược nào nếu như không xác định được nguồn gốc cũng như tác dụng mà nó mang lại.
Lưu ý quan trọng trước và sau khi dùng cây cúc dại
Trong quá trình sử dụng cây cúc dại thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được dùng nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Khi dùng cây cúc dại để điều trị bệnh nếu bạn có dùng thêm song song một số loại thuốc nào khác thì cần phải báo ngay cho bác sĩ để nhận định và đánh giá.
- Cây cúc dại không phải là loại thuốc có thể trị được hết tất cả các chứng bệnh nó chỉ có công dụng là hỗ trợ và ngăn ngừa mà thôi.
- Không nên lệ thuộc quá nhiều vào loại thảo dược này vì một số thành phần của nó khi dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn.
- Dùng cây cúc dại để làm trà uống thì bạn cũng nên chú ý đến tần suất sử dụng vì nếu dùng quá nhiều nó sẽ khiến bạn khó ngủ và làm suy nhược hệ thần kinh.
Cây cúc dại có ăn được không?
Rất nhiều người ắt hẳn sẽ thắc mắc là cây cúc dại có ăn được không thì câu trả lời là có. Vì theo như cha đẻ của ngành y học đã nói “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn” mỗi loại thảo dược sẽ tương ứng với nhiều vị khác nhau và trong khi đó cây cúc dại lại có vị đắng.
Mà trong các loại thực phẩm có vị đắng thì ta có thể thấy một số loại rau như rau má, rau đắng, khổ qua đều có vị đắng ngang ngửa như cây cúc dại mà ai cũng có thể ăn được. Không những nó mang đến nhiều lợi ích có giá trị về mặt dinh dưỡng mà nó còn giúp phòng ngừa một số bệnh lý gây hại khác đảm bảo cho cơ thể bạn luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
Nhìn chung thì cây cúc dại thật sự đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người bệnh nhưng bạn phải biết thiết lập một lối sống khoa học hơn ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh.
Hello Y khoa chỉ chia sẻ những thông tin tổng quan với mục đích tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cây hoa cúc dại thì bạn phải tham khảo với các bác sĩ trước khi sử dụng.