Cây nhọ nồi chữa chảy máu cam là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa, cho đến ngày nay. Cây nhọ nồi hay còn được gọi là cây cỏ mực, là vị thuốc quý mọc hoang ở khắp nhiều nơi. Cây thường có tính mát, vị hơi chua pha lẫn ngọt, vì thế chúng thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y, giúp thanh nhiệt, chữa xuất huyết nội tạng, bổ thận,…
Những nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở khoang mũi ở một hoặc cả hai bên. Thông thường tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài thì chắc chắn là có. (1)
Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên bị chảy máu cam, đều có thói quen sống không lành mạnh, hoặc mắc các bệnh lý. Trong trường hợp này, máu chảy ra thường chỉ xảy ra ở một bên mũi với số lượng tương đối ít, nhưng nó có thể kéo dài hơn. Nếu biết cách sơ cứu và điều trị ngay lập tức, máu sẽ ngừng chảy sau vài phút. Đặc biệt, tình trạng chảy máu cam tự phát này, luôn xảy ra ở lứa tuổi học sinh.
Đa phần chảy máu cam sẽ xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Vì thế, một số người sẽ cảm thấy lo lắng trước hiện tượng này và không rõ lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân, dẫn đến chảy máu cam tự phát mà bạn có thể tham khảo:
- Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết quá khô, quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm không đủ cung cấp cho niêm mạc mũi. Điều này làm cho các mạch máu trở nên nhạy cảm và rất dễ vỡ. Đặc biệt tình trạng này xảy ra ở con người vào thời điểm chuyển mùa rất nhiều, do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
- Dị ứng hoặc cảm lạnh: Khi mắc phải hai vấn đề này, xoang mũi của chúng ta rất dễ bị viêm. Đây chính là nguyên nhân khiến các mạch máu dễ bị tổn thương, hoặc bị giãn ra và sung huyết.
- Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng chúng lại khiến các niêm mạc, mạch máu bị tổn thương và chảy máu cam.
- Hít phải khói bụi, hóa chất: Khi cơ thể hít quá nhiều khói bụi và hóa chất đến từ rác thải công nghiệp, xăng dầu, axit sunfuric,… sẽ khiến vùng niêm ạmc mũi vô tình bị tổn thương.
- Uống bia rượu, sử dụng chất kích thích thường xuyên: Những người có thói quen này, sẽ dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến máu như giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chứng đông máu. Từ đó, dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
- Do bệnh lý: Các bệnh về máu, tim mạch hoặc bệnh mãn tính như rối loạn chảy máu, huyết áp cao, suy thận,… đều có thể gây chảy máu cam.
- Sử dụng thuốc đặc trị: Chảy máu cam cũng có thể liên quan đến một số loại thuốc đặc trị hằng ngày như: thuốc xịt mũi, thuốc kháng viêm, hoặc thuốc chống đông máu,…
- Vách ngăn mũi bị vẹo sang một bên: Khi vách ngăn mũi bị vẹo, sẽ khiến không khí đi vào cả 2 khoang mũi không đồng đều, gây ra tình trạng niêm mạc khô. Từ đó, khiến nguy cơ chảy máu cam ngày càng tăng.
Cỏ nhọ nồi cầm máu có hiệu quả không?
Theo các thầy thuốc dân gian, cây nhọ nồi chữa chảy máu cam là điều hoàn toàn đúng sự thật. Trong thành phần của cây thảo dược này có chứa tanin, chất đắng, một sit tinh dầu, caroten và chất ancaloit. Những thành phần này khi tổng hợp lại giống như vitamin k, và có tác dụng cầm máu.
Không những thế, cây nhọ nồi còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt với những bạn đang bị chảy máu cam do tổn thương bên trong khoang mũi. Vì những tác dụng tuyệt vời trên, mà các thầy thuốc ngày xưa thường dùng lá nhọ nồi cầm máu.
Cách dùng cây nhọ nồi chữa máu cam
Có thể nói với ông bà ta, thì việc sử dụng cây nhọ nồi chữa chảy máu cam là điều hoàn toàn phổ biến. Nhưng đối với xã hội phát triển ngày này, cách dùng này ngày càng bị lãng quên. Chính vì thế Helloykhoa sẽ bật mí 3 cách dùng được ông bà ta thường xuyên sử dụng nhất nhé!
Bài thuốc 1: Lấy một nắm lá nhọ nồi tươi, cả thân và lá, ngâm nước cho sạch. Sau đó vẩy khô nước hoặc phơi khô chúng hoàn toàn rồi giã nát, vắt lấy nước để uống. Chỉ cần thực hiện vài lần là tình trạng chảy máu cam sẽ hết hẳn.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10gr cỏ mực, 10gr hoa hoè sao đen, 16gr cam thảo đất. Cho tất cả vị thuốc vào ấm, sắc cùng 2 bát nước cho đến khi sôi thật kỹ, thì gạn lấy phần nước cốt. Chia làm thuốc uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, cho đến khi chứng máu cam ngừng xuất hiện.
Bài thuốc 3: Mua 30gr cỏ mực, 15gr lá sen, 10gr trắc bá diệp. Đem các vị thuốc cho vào nồi, rồi thêm một lượng nước vừa phải, đun sôi, rồi gạn lấy nước. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày, vào buổi sáng, trưa, chiều. Dùng cho đến khi bệnh chảy máu cam dứt hẳn.
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho mọi người khi quyết định sử dụng cây nhọ nồi cầm máu đó chính là: không dùng cho người có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai. (2)
Một số bài thuốc khác dùng cây nhọ nồi chữa bệnh
Ngoài những tác dụng của cỏ nhọ nồi cầm máu, vị thuốc quý này còn có nhiều tác dụng hơn thế nữa. Bởi chúng chứa rất nhiều thành phần mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Chính vì thế, cây cỏ mực luôn được các thầy thuốc tận dụng tối đa, để đưa vào các bài thuốc khác. Chẳng hạn như: (3)
- Trị tiểu ra máu
Dùng cỏ nhọ nồi nướng trên miếng ngói sạch cho đến khi khô, rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng, hãy lấy khoảng 8gr hoà nước nước cơm để uống. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng mã đề và cây cỏ mực kết hợp với nhau (theo tỉ lệ 1:1), giã nát, rồi vắt lấy nước uống khi đói. Chia làm 3 chén uống trong 1 ngày. Hoặc bạn có thể dùng nhọ nồi để nấu cháo, thêm một vài lát gừng để tăng thêm hương vị.
- Trị đại tiện ra máu
Dùng một nắm cỏ mực tươi, giã nhuyễn, rồi cho thêm một chén rượu nóng vào. Khuấy đều cho đến khi chúng tạo thành hỗn hợp đặc, vừa có thể uống vừa có thể lấy bã để đắp bên ngoài.
- Chữa vết thương cắt chảy máu
Dùng một nắm có mực rửa thật sạch, rồi nhai hoặc giã nát như bã, rồi đắp lên vết thương để cầm máu.
- Rong kinh
Nếu chứng rong kinh đang ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể dùng cỏ mực tươi giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Hoặc có thể dùng nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu rong kinh nặng, cần thêm cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp.
- Trị chảy máu dạ dày – đau tá tràng
Dùng 50gr cỏ nhọ nồi, 4 quả đại táo, 25gr bạch cập, 15gr cam thảo. Chó tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc.
- Chữa tóc râu bạc sớm
Lấy một lượng cỏ nhọ nồi rửa sạch, rồi nấu cô đặc cho thành cao, cho thêm mật ong, nước gừng với lượng vừa phải, rồi nấu cô đặc lại lần nữa. Cho cao vào lọ, mỗi ngày khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa với nước sôi còn ấm, hoặc cho một ít rượu gạo để uống. Nên uống 2 lần mỗi ngày.
- Chữa cơ thể bị suy nhược
Dùng cỏ nhọ nồi, cỏ mần trầu, mỗi vị 100gr, gừng khô 50gr. Cắt nhỏ các vị thuốc, rồi bắc lên bếp sao hơi khô, khử thổ. Sau đó, đổ thêm 3 chén nước dừa tươi vào nấu cùng, nấu cho đến khi còn 8 phần, thì chia làm thuốc uống 2 lần mỗi ngày.
- Trị trẻ bị tưa lưỡi
Dùng 4gr cỏ mực tươi, 2gr lá hẹ tươi, giã nhuyễn tất cả nguyên liệu. Chắt lấy nước cốt, thêm một mật ong rồi hoà đều vào nhau. Cứ cách 2 giờ thì dùng hỗn hợp đó chấm lên lưỡi bé một lần.
- Chữa vàng da, tóc rụng, đau thận
Dùng 15gr cỏ mực, 15gr cành cây râm, đem tất cả nguyên liệu nấu thành nước để uống hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa suy thận bằng cỏ mực
- Trị di mộng tinh
Dùng cỏ mực tươi sấy khô hoặc có thể dùng nhọ nồi khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày hoà 8gr với nước cơm để uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng 30gr cỏ mực tươi hằng ngày để sắc lấy nước uống.
- Chữa kiết lỵ
Dùng lá nhọ nồi tươi, lá mơ lông, mỗi vị 100gr. Cho tất cả vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa phải, cho đến khi chúng cô đặc, gạn lấy nước cốt. Chia thành nhiều lần uống trong ngày. Hoặc bạn có thể dùng 1 nắm nhọ nồi, 2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má, cho vào ấm sắc đặc. CHia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Trị ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp tính
Dùng 50gr nhọ nồi tươi, sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong 3 ngày liên tục.
- Chữa thấp khớp
Dùng nhọ nồi, rễ cỏ xước, hy thiêm, mỗi vị 16gr, thổ phục linh 20gr, thương nhĩ tử, ngải cứu, mỗi vị 12gr. Đem tất cả sao vàng, rồi cho vào ấm sắc với nước, cho đến khi cô đặc. Mỗi ngày uống 1 tháng, uống liên tục từ 7-10 ngày.
Như vậy ngoài việc chữa máu cam bằng cây nhọ nồi, bạn cũng có thể sử dụng vị thuốc này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau vô cùng an toàn và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ
Dùng cỏ nhọ nồi cần lưu ý những gì?
Tuy cỏ mực là vị thuốc lành tính, nhưng khi sử dụng vẫn xảy ra nhiều tác dụng phụ hoặc tác hại nhất định đối với người bệnh. Vì thế, một số lưu ý sau đây sẽ cực kỳ hữu ích với bạn trong giai đoạn này đấy!
- Một số người dùng có thể gặp phải tình trạng ngứa và cảm thấy khô ráp ở bộ phận sinh dục.
- Khi lá lách, thận và dạ dày bị lạnh, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần hết sức cẩn trọng khi dùng cỏ mực chữa bệnh cho người bị tiêu chảy.
- Không nên lạm dụng vị thuốc này vì có thể gây buồn nôn, hoặc kích ứng dạ dày.
- Đối tượng đang bị viêm đại tràng mãn tính, sôi bụng, đại tiện phân lỏng thì không nên dùng.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, sử dụng cây nhọ nồi có thể dẫn đến sảy thai.
Hy vọng với những thông tin trên đã có thể giúp bạn phần nào hiểu được tác dụng của cây nhọ nồi chữa chảy máu cam. Đây là vị thuốc quý từ dân gian, vì thế hãy tận dụng chúng thật tốt để điều trị những bệnh lý đang gặp phải nhé!