Cây sài đất có tác dụng gì? 22 công dụng có thể bạn quan tâm

Cây sài đất được lan truyền trong dân gian với nhiều bài thuốc có thể chữa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh thường gặp. Vậy cây sài đất có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Hôm nay, trong bài viết này, Hello Y Khoa sẽ bật mí 22 tác dụng tuyệt vời của cây sài đất mà bạn có thể tham khảo nhé!

Cây sài đất có tác dụng gì

Cây sài đất là gì?

Cây sài đất là loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Chúng hay còn gọi là ngổ núi, húng trám, cúc nhám. Có tên khoa học là Wedelia chinensis Merr, thuộc họ Cúc. Đây là một loại cỏ dại, mọc bò trên đất nhưng lại có nhiều tác dụng quý giá trong sức khoẻ của chúng ta. Để dễ dàng nhận biết được hình ảnh của cây sài đất hãy cùng Helloykhoa điểm qua một số đặc điểm sau.

1. Hình ảnh nhận biết cây sài đất

Sài đất là một loại cỏ sống dại có chiều cao khoảng 40 – 50cm, mọc bò trên mặt đất và đặc biệt thân mọc lan tới đâu, rễ mọc lan đến đó, vì thế bạn của có thể thấy được rễ của loại cây này. Thân húng trám có màu xanh và được phủ lớp lông trắng cứng nhỏ, lá mọc sát vào thân, không có cuống lá.

Hình ảnh cây sài đất
Hình ảnh cây sài đất

Lá sài đất có hình bầu dục với 2 chỉa nhọn ở phần cuối lá, kích thước nhỏ và mọc đối xứng với nhau, viền lá có răng cưa to, không sắc bén, nông. Phiến lá có 1 gân giữa và 2 gân phụ xuất phát từ cuống, các đường gân nổi rõ trên mặt lá, có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. 

Hoa cây xoài đất mọc ở đầu cành, lá hoa thon dài có màu vàng tươi. Lưu ý, bạn nên cẩn thận trong việc phân biệt cây sài đất với cây lỗ địa cúc hoặc sài hồ.

Hoa sài đất
Hoa sài đất

2. Xuất xứ và phân bố của cây xoài đất

Sài đất là loại cây ưa sống ở những nơi ẩm mát và mọc hoang khá nhiều ở vùng Ấn Độ, Malaysia. Tuy nhiên, hiện nay sài đất đã được du nhập và trồng ở Việt Nam, vì thế bạn có thể dễ dàng để nhận thấy loại cây này mọc hoang khắp nơi, bên vệ đường, công viên,… Không chỉ dừng lại là một loại thảo dược dùng để chữa trị bệnh, sài đất còn được nhiều nhà máy xí nghiệp trồng làm cây cảnh nhờ màu sắc tươi rói của nó. (1)

3. Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây sài đất là toàn bộ thân, rễ, lá và hoa. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của người dùng mà có thể lấy đi những phần thích hợp nhất để sử dụng.

4. Cách thu hái và sơ chế

Cây sài đất thường ra hoa vào tháng 3 và tháng 5 hằng năm, vì thế mọi người xung có thể chọn đây là thời gian để thu hoạch loại thảo dược này. Khi thu hái hãy lấy toàn bộ cây, bứt nhẹ để không mất đi phần rễ

Tiếp đến, bạn đem toàn bộ cây sài đất rửa sạch với nước, để ráo rồi đem ra phơi khô. Sau đó, bạn cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem lên chảo sao khô, bảo quản trong túi hoặc hộp nhựa để dùng dần.

5. Cách bảo quản

Đối với sài đất tươi, sau khi thu hái về bạn nên sử dụng ngay trong ngày. Ngược lại đối với ngổ núi khô, bạn nên cho vào bịch ni lông hoặc hũ có đậy nắp thật kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị nấm mốc. 

Thành phần và dược liệu cây sài đất

Theo nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra được một số thành phần có trong loại thảo mộc này, bao gồm:

  • Tanin
  • Saponin
  • Pectin
  • Mucin
  • Lignin
  • Cellulose
  • 3,75% chlorophylle 
  • 1,14% caroten 
  • 3,75% phytosterol
  • Các chất khác: hợp chất béo, dầu hòa tan, tinh dầu, Wedelolacton, muối vô cơ.

Còn theo y học cổ truyền, cây sài đất có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, chống viêm, chống ho, giải độc, mát gan,… Chữa trị để chữa trị các bệnh lý như: cúm, sổ mũi, trị viêm phổi, huyết áp cao,… tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những người đang ở giai đoạn nhẹ. (2)

Cây sài đất có tác dụng gì?

Trở lại với câu hỏi cây sài đất có tác dụng gì? mà có thể chữa được nhiều bệnh đến thế. Mình sẽ tiết lộ những công dụng sau đây đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé!

Công dụng của cây sài đất
Công dụng của cây sài đất

1. Tác dụng trị mụn của cây sài đất

Như mình đã nói ban đầu, sài đất có thể thanh nhiệt, giải độc cơ thể vì thế chúng rất hiệu quả trong việc chữa trị mụn. Vì thế, bạn có thể dùng sài đất và kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để uống hằng ngày và giảm mụn rất tốt. Bên cạnh đó, việc tắm bằng nước cây sài đất cũng sẽ hạn chế mụn hiệu quả.

Bài thuốc trị mụn từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 30g sài đất, 10g khúc khắc, 15g kim ngân hoa, 16g cam thảo.

Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc và sử dụng trong ngày. Kiên trì uống trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ. 

2. Tác dùng chữa ngứa ngoài da rất hiệu quả

Trong cây sài đất có chứa một thành phần phenolic, giúp thảo dược này có hiệu quả trong việc điều trị viêm. Vì vậy, một số nghiên cứu về tác dụng chữa lành vết thương của loại cây này đã diễn ra. Kết quả thu được cho thấy cây sài đất rất hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm ngoài da. 

Ngoài ra, dịch chiết từ lá của cây sài đất tươi đã được các chuyên gia, bác sĩ ở Ấn Độ dùng để thử nghiệm bôi ngoài da để giải quyết các vấn đề về viêm da, chàm và mụn trứng cá. 

Bài thuốc trị ngứa ngoài da:

Chuẩn bị: sài đất khô, kim ngân hoa, mỗi vị 30g, rau má, kinh giới, mỗi vị 15g, lá khế 10g.

Cách dùng: Đem tất cả hỗn hợp đun với nước trong 3,5 tiếng rồi chắt lấy phần nước cốt để sử dụng. Đợi nước nguội bớt rồi dùng khăn mềm thấm và lau khắp vùng da bị ngứa. 

3. Tắm cây sài đất có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ nhỏ

Một tác dụng của cây sài đất mà hầu hết ai sử dụng loại thảo dược này đều nhắc đến đó là khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Như chúng ta đã biết, rôm sảy xảy ra ở trẻ nhỏ thường là do cơ thể quá nóng và phát ra. Chính vì thế, để chấm dứt tình trạng này, các ông bà ta đã sử dụng cây sài đất để nấu nước tắm hằng ngày. 

Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ nhỏ từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 1 nắm sài đất tươi

Cách dùng: Sài đất tươi rửa sạch, vò nát rồi đem nấu với 2 lít nước để làm nước tắm cho trẻ. Để nguội nước, rồi dùng lấy tắm cho trẻ, sau đó rồi tắm lại bằng nước sạch rồi lau khô cơ thể. 

4. Công dụng trị ho gà và ho ra máu

Trong Đông Y, cây sài đất có chứa nhiều tinh chất quý hiếm như norwedelic acid (3), saponin triterpen, vì thế chúng có tác dụng trong việc điều trị ho gà, ho ra máu, viêm họng và phục hồi sức khoẻ hiệu quả. Tuy nhiên, để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên chú ý đến độ tuổi và thể trạng của người bệnh để điều chỉnh liều lượng phù hợp. 

Bài thuốc trị ho gà, ho ra máu:

Chuẩn bị: 15-30g sài đất khô

Cách dùng: Đem sài đất đun thành nước uống hằng ngày, lưu ý không dùng nước để qua đêm. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, Kiên trì uống 3 ngày sẽ đạt được kết quả rất tốt. 

5. Công dụng giảm sốt của cây sài đất

Sốt là biểu hiện của sự gia tăng nhiệt độ bất thường trên cơ thể của chúng ta, ngày xưa khi khoa học y tế chưa phát triển các ông bà ta thường sử dụng cây sài đất như một liều thuốc để giúp hạ sốt nhanh chóng. Nhờ tính mát của cây sài đất nên nó cực kỳ thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. 

Bài thuốc giúp giảm sốt từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 20-50gr cây sài đất tươi

Cách dùng: Rửa sạch sài đất rồi đem đi giã nát, chắt lấy phần nước cốt uống. Còn phần bã lấy đắp vào lòng bàn chân để hạ nhiệt nhanh chóng. 

6. Điều trị cảm cúm

Cúm là tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt là vào những ngày mưa. Đối với một số người sợ uống thuốc tây, họ thường tìm đến những loại thảo dược dùng để trị cúm và trong đó có cây sài đất. Việc sử dụng sài đất để trị cúm không còn quá xa lạ gì với ông bà ta ngày xưa và đây cũng là cách trị bệnh dân gian được lưu truyền cho tới ngày nay. 

Bài thuốc trị cúm từ cây húng trám:

Chuẩn bị: sài đất, kinh giới, tía tô, cam thảo đất, lá sinh khương, mỗi vị 3g, kim ngân hoa 30g, mạn kinh 2g. 

Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu đun sôi với 3 bát nước, đun lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 bát là được. Đem thuốc sắc chia làm 2 lần để sử dụng trong ngày, lưu ý không uống thuốc đã để qua đêm. 

7. Giúp thanh lọc gan

Lá gan vô cùng quan trọng với cơ thể của mỗi con người, bởi nó sẽ giúp thải độc, bảo vệ chúng ta trước những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo mình được biết, nếu bị nóng gan, cơ thể bạn sẽ báo hiệu điều đó bằng cách nổi mụn ở vùng quanh xương hàm. Vì thế sử dụng cây sài đất để giúp giải độc cơ thể cũng có nghĩa là bạn đang giúp lá gan được thanh lọc hiệu quả. 

Bài thuốc giúp lá gan được thanh lọc hiệu quả:

Chuẩn bị: 100gr sài đất tươi.

Cách dùng: Đem nguyên liệu rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Sau đó, dùng để ăn sống trong bữa ăn hằng ngày, thay thế cho rau. Lưu ý, ở đây chúng ta chỉ lấy phần thân và lá thôi nhé!

8. Cây sài đất có tác dụng chữa bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Vậy thời xa xưa, ông bà ta đã làm cách nào để điều trị loại bệnh này? Đó chính là sử dụng cây sài đất để hỗ trợ cũng như hạn tối đa các triệu chứng sốt xuất huyết gây ra để điều trị kịp thời. 

Bài thuốc trị sốt xuất huyết hiệu quả:

Chuẩn bị: 30g sài đất tươi, 10g kim ngân hoa, lá trắc bá, củ sắn dây, mỗi vị 20g, hoa hòe, cam thảo, mỗi vị 16g.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang để uống. Nếu có triệu chứng sốt cao, khát nước thì thêm 20g mạch môn để sắc uống. 

9. Điều trị viêm cơ

Cây sài đất có tác dụng gì? Một nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm đau, kháng viêm của chiết xuất từ cây sài đất trên mô hình động vật. Kết quả thu được là chúng có tác dụng tương đương với các loại thuốc giảm đau như aspirin, morphine và indomethacin. Vì thế, chúng có tác dụng trong việc điều trị viêm cơ và làm giảm cơn đau hiệu quả. 

Bài thuốc trị viêm cơ từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 50g sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa, mỗi vị 20g, cam thảo đất 16g.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước cốt, rồi chia làm nhiều lần trong ngày để uống. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc thôi nhé!

10. Bài thuốc thanh nhiệt thải độc

Cây sài đất có tác dụng gì? Với tác dụng thanh nhiệt và thải độc từ cây sài đất là một điều quá hiển nhiên mà ai cũng biết đến. Vì thế, vào những ngày hè oi bức hoặc cơ thể cảm thấy nóng nực, một số người thường dùng cây sài đất kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tạo nên một món nước giúp giải nhiệt cho cơ thể nhanh chóng. 

Bài thuốc thanh nhiệt cơ thể:

Chuẩn bị: 100-200g thân và lá sài đất tươi

Cách dùng: Rửa sạch nguyên liệu với nước muối pha loãng, để ráo rồi sử dụng ăn như rau sống hằng ngày. 

11. Chữa hôi miệng, nhiệt miệng

Hôi miệng và nhiệt miệng là tình trạng không chỉ gây khó chịu cho chúng ta mà còn gây phiền phức đến những người xung quanh. Do đó, để chấm dứt tình trạng này, nhiều người đã sử dụng cây sài đất để hạn chế mùi hôi từ miệng, nhờ tinh dầu tiết ra từ loại thảo dược này. 

Bài thuốc trị hôi miệng và nhiệt miệng từ cây sài đất:

Chuẩn bị: sài đất, thục địa, thạch cao, mỗi vị 16g, mạch môn 12g, rễ cỏ xước 10g.

Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc trên vào ấm, sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi chúng cô cạn lại còn khoảng 200ml nước. Chia đều thành 2 lần uống vào mỗi ngày. 

12. Công dụng chữa sưng viêm tuyến vú

Cây sài đất có tác dụng gì? Một bài thuốc cực hay dành riêng cho các chị em phụ nữ đó chính là dùng cây sài đất để chữa sưng viêm tuyến vú. Với khả năng giảm sưng, giảm viêm hiệu quả sẽ giúp chúng ta giảm nhanh các biểu hiện đau rát mà bệnh viêm tuyến vú gây ra.

Bài thuốc chữa sưng viêm tuyến vú từ cây sài đất dành cho các chị em:

Chuẩn bị: 50g sài đất, kim ngân hoa, bồ công anh, thông thảo, mỗi vị 20g, cam thảo 16g.

Cách dùng: Đun sôi tất cả các nguyên liệu để chắc lấy nước cốt uống hằng ngày và chia thành 3 lần uống trong các bữa ăn.

13. Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Sài đất có tính mát, vị ngọt và hơi chua, nên cây sài đất chữa viêm da cơ địa rất tốt. Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên cùng các thành phần trong chúng chứa khá nhiều tinh dầu, muối, chất vô cơ và một số hoạt chất có công dụng tiêu độc giảm đau, hạ hoả, kháng khuẩn rất tốt. 

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bởi cây sài:

Chuẩn bị: 30g sài đất, 15g kim ngân hoa, 16g cam thảo, 12g ké đầu ngựa.

Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc trên đun cùng 500ml nước, đun trên lửa nhỏ còn 200ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước cốt đề uống hằng ngày sau bữa ăn.

14. Tác dụng chữa nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang là tình trạng thường xuyên xảy ra ở nam giới và có nguy cơ gây rối loạn bài tiết và có thể dẫn đến suy thận nếu để chúng trong thời gian dài. Vì thế, sử dụng húng trám sẽ hỗ trợ chữa trị nhiễm trùng bàng quang hiệu quả, giúp bạn hạn chế khả năng suy thận trong tương lai. 

Bài thuốc chữa nhiễm trùng bàng quang với cây sài đất:

Chuẩn bị: 35g sài đất tươi, bồ công anh, mã đề, mỗi vị 20g, cam thảo đất 16g. 

Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc nấu cùng 1 lít nước cho đến khi cô cạn còn 350ml nước thì tắt bếp. Chia thành 2 phần uống hằng ngày sau bữa ăn trưa và ăn tối. 

15. Tác dụng chữa bệnh chàm

Chàm có thể được xem là một bệnh da liễu gây ám ảnh nhiều người, chúng không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến họ nhận về những ánh mặt miệt thị từ nhiều người. Chính vì thế, dân gian đã truyền miệng nhau rằng về những tác dụng tuyệt vời của cây sài đất có thể chữa trị được bệnh chàm.

Ngoài ra, một số người sẽ nổi chàm trên da đầu, vì thế có một cách để loại bỏ điều đó chính là gội đầu bằng cây sài đất. 

Bài thuốc chữa bệnh chàm từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 30g sài đất, 10g khúc khắc, 15g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất.

Cách dùng: Đem sắc tất cả nguyên liệu thành thuốc uống trong ngày, không dùng thuốc để qua đêm. Kiên trì sử dụng trong 1 tháng, các vết chàm sẽ biến mất. 

16. Công dụng trị mụn nhọt của cây sài đất

Mụn nhọt không chỉ khiến chúng ta có cảm giác khó chịu mà đôi khi còn gây đau nhức khi lỡ đụng vào. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời như: nhiễm trùng máu, sốt cao và nguy hiểm hơn là tử vong. Do đó, một phương pháp dân gian lành tính để điều trị mụn nhọt đó chính là sử dụng sài đất.

Bài thuốc trị mụn nhọt hiệu quả từ cây húng trám:

Chuẩn bị: 30g sài đất, bồ công anh, thổ phục linh, mỗi vị 12g, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, mỗi vị 10g.

Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc vào ấm, rồi sắc cùng với một lượng nước vừa phải cho đến khi nước cô đặc thì tắt bếp. Sau đó, gạn lấy phần nước cốt để uống hằng ngày, mỗi ngày/1 thang thuốc.

17. Có tác dụng hỗ trợ chữa ung thư môn vị

Nhiều người sẽ thắc mắc môn vị là gì đúng không nào! Môn vị là một van cơ bắp chứa thức ăn ở dạ dày, vì thế ung thư môn vị sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá của chúng ta. Do đó, sử dụng sài đất không chỉ giúp hệ tiêu hoá trở nên tốt hơn mà còn hỗ trợ chữa ung thư môn vị rất hiệu quả.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư môn vị từ cây sài đất:

Chuẩn bị: cây sài đất, bạch hoa xà thiệt, bán chi liên, mỗi vị 30g.

Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc trên sắc thành nước cốt rồi chia thành 3 lần uống trong bữa ăn hằng ngày. Sử dụng thuốc khi ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất, không nên sử dụng thuốc qua đêm.

18. Phòng bệnh bạch hầu và sởi

Cây sài đất có tác dụng gì? Trong dân gian, các bậc cha mẹ thường dùng sài đất để phòng chống bệnh bạch hầu và sởi xuất hiện. Đây cũng là hai loại bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Vì thế, ngoài việc chích vacxin để phòng ngừa, một số gia đình sẽ sử dụng loại thảo dược này để tăng thêm tính phòng bệnh cho trẻ và cả người lớn. 

Bài thuốc giúp phòng bệnh bạch hầu và sởi:

Chuẩn bị: 30g sài đất khô

Cách dùng: Cho sài đất vào đun sôi cùng 500ml nước, rồi gạn lấy nước cốt uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống trong 3 ngày liên tục, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

19. Chữa viêm chân răng

Viêm chân răng là tình trạng hầu như ai ai cũng đều trải qua ít nhất 1 lần trong đời khiến chúng ta đau nhức và xuất hiện mủ. Vì thế, sài đất sẽ là một vị “cứu tinh” để giúp chúng ta loại bỏ những triệu chứng này nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. 

Bài thuốc chữa viêm chân răng từ cây ngổ núi:

Chuẩn bị: 30g sài đất, 15g bán liên biên, 10g huyền sâm.

Cách dùng: Cho tất cả 3 vị thuốc sắc để lấy nước cốt uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thang thuốc.

20. Cải thiện bệnh viêm phổi, viêm amidan

Trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lá phổi đối với chúng ta vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu ai đang có bệnh nền viêm phổi hoặc viêm amidan thì hãy nhanh tay ghi chép công thức cải thiện hai bệnh lý trên từ loại cây thảo dược sài đất này nhé!

Bài thuốc từ cây sài đất để cải thiện bệnh viêm phổi, viêm amidan:

Chuẩn bị: 15-30g sài đất khô.

Cách dùng: Cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước, gạn lấy phần nước cốt uống hằng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Mỗi ngày 1 thang thuốc.

21. Trị phát ban ở trẻ nhỏ

Phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do dị ứng hoặc nóng trong người phát ra. Tuy nhiên nếu không được đưa đi xét nghiệm và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ. Vì lẽ đó, một số thầy thuốc Đông y đã tìm thấy những chiết xuất có trong cây sài đất có thể hỗ trợ chữa trị phát ban hiệu quả. 

Bài thuốc trị phát ban ở trẻ nhỏ từ cây sài đất:

Chuẩn bị: 6g sài đất, 2g thạch cao, 3 con trùn hổ, cỏ mực, bạc hà, nhãn lồng, mỗi vị 4g.

Cách dùng: Cho tất cả vị thuốc vào ấm đun sôi cùng 600ml nước, cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cô cạn còn khoảng 200ml nước. Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày. 

22. Chữa viêm gan

Như mình đã nói ở trên, lá gan rất quan trọng với chúng ta, vì nó là nói tập trung để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, trong cây sài đất có chứa một số thành phần có thể bảo vệ gan và phục hồi các tổn thương ở gan. Vì thế, với những bạn đang có mong muốn tìm một cách dân gian lành tính để chữa viêm gan thì cây sài đất chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Bài thuốc từ cây sài chữa viêm gan:

Chuẩn bị: sài đất, nhân trần, mỗi vị 10g, kim ngân hoa 5g.

Cách dùng: Cho tất nguyên liệu vào nấu cùng 500ml nước, gạn lấy phần nước uống hằng ngày thay cho trà. 

Tóm lại, 22 công dụng cây sài đất quả thực rất tốt đối với chúng ta đúng không nào. Vì thế, hãy chọn cho mình bài thuốc phù hợp với thể trạng và bệnh lý hiện tại nhà. Nên nhớ “sức khỏe là vàng” trong thời điểm dịch bệnh hiện nay đấy!

Dùng cây sài đất chữa bệnh cần lưu ý điều gì

Lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Lưu ý khi sử dụng cây sài đất

Cũng giống với những loại thảo dược khác, ngoài quan tâm đến tác dụng chữa bệnh của cây sài đất thì những lưu ý dành cho người sử dụng húng trám cũng vô cùng quan trọng. Vì thế, để an toàn khi sử dụng, hãy lưu ý một số lưu ý sau đây:

  • Khi sử dụng cây xoài đất cho bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Chưa có một nghiên cứu nào về việc sài đất an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc tốt nhất là không nên sử dụng. 
  • Tuy sài đất là thảo dược lành tính, tuy nhiên chúng cũng có thể tương tác với một số thực phẩm hoặc thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Vì thế, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tính tương khắc cũng như trình bày những loại thuốc mà mình đang sử dụng để có biết là nên sử dụng hay không nhé!
  • Chỉ sử dụng thuốc uống trong ngày, tuyệt đối không uống thuốc đã để qua đêm. Tuân thủ liều lượng, không lạm dụng quá nhiều tránh gây hậu quả đáng tiếc.

Có thể chế biến cây sài đất như thế nào?

Như mình đã có nêu cách dùng sài đất ở một số bài thuốc trị bệnh trên, trong đó có cách ăn sống sài đất. Vậy ngoài cách đó, chúng ta có thể ăn húng trám bằng cách khác như thế nào? 

1. Ăn sống sài đất

Nguyên liệu: 100gr sài đất tươi (chỉ lấy thân và lá)

Cách dùng: Sài đất mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại thêm 1 lần nước sạch, vớt ra để ráo. Dùng giống rau sống trong bữa ăn hằng ngày. 

2. Làm món Salad sài đất

Nguyên liệu: 100gr lá sài đất, cà chua bi, hành tây, cá hồi, sốt mayonnaise.

Cách thực hiện:

  • Lá sài đất rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại thêm một lần nước cho sạch, rồi vớt ra để ráo.
  • Cá hồi rửa sơ qua với nước muối, rồi đem đi áp chảo hoặc hấp, rồi đem thái thành miếng vừa ăn. 
  • Hành tây cắt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ, cà chua bi rửa sạch, bổ đôi. 
  • Tiếp đến cho sài đất, hành tây, cà chua vào tô, thêm sốt mayonnaise rồi trộn đều tay.
  • Tiếp đến, cho cá hồi lên trên và thưởng thức.

3. Phơi khô

Cây sài đất phát triển mạnh vào mùa mưa và rất dễ tàn vào mùa khô. Cho nên, vào mùa khô muốn tìm chúng thật sự không dễ, để có thể sử dụng lâu dài bạn cần phơi khô. Cách phơi khô rất đơn giản với các bước như sau: thu hái, rửa sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

4. Xay uống

Bạn có thể xem sài đất như rau má, mang đi xay lọc bỏ xác lá và thêm đường, đá uống như thông thường.

Lưu ý, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng tối đa từ 100gr cây sài đất tươi mỗi ngày. Còn với húng trám khô, chỉ nên dùng tối đa 50gr một ngày (tuỳ theo loại bệnh). 

Những câu hỏi thường gặp về tác dụng của cây sài đất

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về loại cây này, mình cũng gặp một số câu hỏi về tác dụng của sài đất mà đa số các bạn đều thắc mắc như: mức độ an toàn, tính tương khắc, tắm gội bằng sài đất có được không,… Vì thế, mình sẽ trả lời những câu hỏi này tại đây luôn nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi dùng cây sài đất
Những câu hỏi thường gặp khi dùng cây sài đất

1. Mức độ an toàn của cây sài đất như thế nào?

Về mức độ an toàn của cây sài đất, nhìn chung chúng khá an toàn, lành tính với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào có đầy đủ thông tin về độ an toàn khi sử dụng cho mẹ đang mang thai hoặc mẹ cho con bú. Do đó, nếu muốn sử dụng, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và nên có ý kiến từ bác sĩ hay thầy thuốc trước khi sử dụng. 

2. Sài đất có tương tác với thuốc hay thực phẩm nào không?

Tất nhiên là CÓ rồi nhé! Không chỉ riêng gì sài đất mà bất kỳ loại thảo dược nào cũng đều có chứa những thành phần gây xung khắc với thuốc hoặc các thực phẩm chức năng hay với các loại dược liệu khác. Chính vì vậy, bạn cần có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng nhé!

3. Tắm gội thường xuyên bằng nước nấu cây sài đất có được không?

Như mình đã nói ở trên, cây cúc nhám có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, do đó một số gia đình thường nấu nước sài đất để tắm gội hằng ngày. Điều này không chỉ giúp chúng ta ngăn ngừa được các bệnh lý về viêm da, ngứa da mà còn hạn chế được bệnh rôm sảy hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi tắm gội bằng nước sài đất, bạn nên tắm lại thật sạch bằng nước mát nhé!

Với những chia sẻ của mình về chủ đề “cây sài đất có tác dụng gì?”, hy vọng bạn sẽ rút ra được những thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình. Thú thật, đây là loại thảo dược mà mình thấy có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe chúng ta đấy! Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy cùng thảo luận bên dưới cùng Helloykhoa nhé!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận