Hình ảnh cây sài đất: Cách nhận biết, cách dùng và lưu ý

Những bài thuốc và cách chữa bệnh từ thảo dược luôn được ưa chuộng, hình ảnh cây sài đất và những bài thuốc của nó luôn được nhiều người truyền tai nhau, bởi nó có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh thường gặp. Vậy cách nhận biết loại thảo dược này như thế nào? Nó có tác dụng gì đến sức khoẻ của con người mà lại được nhiều người quan tâm đến vậy?

Hình ảnh cây sài đất

Cây sài đất là gì?

Cây sài đất là cây thuốc quen thuộc trong Đông y hay còn được gọi là cây cúc nháp. Đây là loại cây thân thảo, có màu xanh và mọc bò dưới mặt đất, có chiều dài từ 40-50 cm. Khi nhai sống thảo dược, chúng sẽ có mùi vị giống với rau húng quế, vì thế một số người khác còn gọi đây là cây húng trám.

Nhiều người còn băn khoăn không biết cây sài đất này là gì cũng như hình ảnh cây sài đất sẽ ra sao, bởi loại thảo dược này đang có khá ít thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội. Vì thế, helloykhoa sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về loại thảo dược này. 

Đặc điểm cây sài đất

Trước hết chúng ta hãy nhận diện loại thảo dược này thông qua những đặc điểm cây sài đất của chúng nhé!

Đặc điểm cây sài đất
Đặc điểm cây sài đất

1. Tên gọi và phân nhóm 

Là loại thảo dược quý giá trong việc điều trị các bệnh lý, cây sài đất còn được dân gian biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: cây xoài đấy, cúc nháp hay húng tràm. Và loại cây này được các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới gọi là Wedelia calendulacea (L.) Less hay Wedelia chinensis (Osbeck) Merr, thuộc họ Cúc Asteraceae. (1)

Như mình vừa mới nói, loại thảo dược này thuộc họ Cúc. Vì thế hình ảnh cây sài đất nếu nhìn thoáng qua sẽ khá giống với cây hoa cúc từ màu sắc cho đến cánh hoa. Và đã có không ít người nhầm lẫn về hình dáng của cây thảo dược này. 

2. Phân bố chính

Trước đây, cây sài đất thường mọc hoang nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, hiện nay đã được đưa đến trồng tại Việt nam dùng để làm cảnh hoặc làm thuốc. Ở nước ta, sài đất mọc hoang chủ yếu ở các vùng tỉnh miền Bắc, nhưng do ngày càng nhiều người biết đến công dụng thần kỳ của loại thảo dược này nên nhiều nơi ở Sài Gòn cũng bắt đầu trồng sài đất ta. 

3. Tính vị

Cây sài đất có tính mát, không độc vị hơi mặn, đắng nhưng đôi khi một số cây lại có vị chua, ngọt. Những tính vị này đều không ảnh hưởng quá nhiều đến công dụng của sài đất mang lại 

4. Cách trồng sài đất, thu hái, chế biến

Khi trồng sài đất ta nên chọn những nơi có đất tốt, hơi ẩm, chọn cây thân còn bám rễ đem vùi xuống đất khoảng 2-3cm. Sau 1 tháng là có thể thu hoạch thảo dược, nếu bạn chăm sóc, tưới nước, bón phân đầy đủ thì chủ cần nửa tháng sau là có thể thu hoạch đợt tiếp theo.

Cây chủ yếu ra hoa vào mùa hè và có thể thu hái quanh năm. Khi hái xong, bạn mang về rửa sạch, có thể dùng luôn trong lúc còn tươi hoặc sấy khô để sử dụng dần. Nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để thảo dược được giữ lâu hơn. 

5. Thành phần hoá học

Trong dịch ép từ cây sài đất chưa khoảng 11,2% tinh dầu hoà tan, 29,7% hợp chất béo, 3,75% phytosterol, 1,14% caroten, 3,75% chlorophyl, 44,9% nhựa, cũng như đường, tanin, saponin, các chất có mucin, solide, pectin, lignin và cellulose.

Thành phần Lá chứa Wedelolacton C16H10C7 (tỷ lệ 0.05%) – vừa là  flavonoid vừa là curcumin, cũng như tinh dầu và khá nhiều muối vô cơ.(2)

6. Tác dụng dược lý

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, loại sài đất ta chưa có nhiều nghiên cứu diễn ra và cũng không có tác dụng nào được ghi nhận. 

Nhưng theo y học cổ truyền, loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, tiêu đờm, chống viêm, chống ho, mát gan, giải độc,… Chủ trì để điều trị các bệnh lý như: cúm, sổ mũi, viêm họng, sởi, trị viêm phổi ở giai đoạn nhẹ, huyết áp cao, viêm bạch hầu,…

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng cây bèo đất

Hình ảnh cây sài đất và cách nhận biết

Bất kỳ loại thảo dược nào đều có những hình thù đặc trưng riêng, vì thế nếu biết được hình ảnh cây sài đất, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng ngay lập tức đúng không nào!

  • Thân: Cây sài đất là cây thân thảo, sống dai, mọc bò dưới đất hoặc đứng thẳng, chiều cao trung bình khoảng 40-45 cm, nhưng sẽ có thời điểm sài đất cao đến 50cm. Thân cây sài đất có màu xanh, được phủ một lớp lông tuyết trắng.
  • Lá: Lá mọc đối xứng, sát vào thân và không có cuống lá. Đặc biệt lá sài đất ta có răng cưa nhỏ, nông, không sắc bén, mặt bên trên có phủ một lớp lông tơ. Phiến lá có 1 gân chính ở giữa và hai gân phụ hai bên, xuất phát từ cuống. Gân lá nổi rõ trên mặt lá mà bạn có thể nhìn thấy được. 
  • Rễ: Rễ sài đất mọc theo thân, thân lan đến đâu rễ lan ra đến đó. 
  • Hoa: Cây sài đất có hoa màu vàng tươi hoặc trắng, thường mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành cây, nhìn ở xa hoa sài đất sẽ giống như hoa cải nhưng chúng lại có kích thước lớn hơn. Cây thường cho ra hoa vào mùa hè, quả bế nhỏ, không có lông tơ như lá.
Hoa sài đất
Hoa sài đất

Cây sài đất có mấy loại?

Thông thường người ta sẽ dựa vào những đặc điểm khác nhau để chia loại dược liệu này thành hai loại khác nhau. Vì thế, loại cây sài đất mà mọi người thường thất sẽ có hoa trắng hoặc vàng. 

Cây sài đất hoa vàng: Loại cây sài đất này có màu vàng bắt mắt người nhìn, thường xuyên mọc ở hai bên đường và được sử dụng làm cây cảnh. 

Cây sài đất hoa trắng: Ngược lại, với loại sài đất trắng sẽ được sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc trị bệnh rôm sảy, bệnh viêm da hoặc dùng để thanh lọc cơ thể.

Hình ảnh cây sài đất hoa trắng
Hình ảnh cây sài đất hoa trắng

Dựa theo từng đặc điểm trên mà mỗi loại hoa sẽ có công dụng khác nhau để bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn. 

Một số dược thảo dễ nhầm lẫn với cây sài đất

Quả thực hình ảnh cây sài đất rất dễ nhầm lẫn với một số loại thảo dược khác nếu bạn chưa từng nhìn qua chúng hoặc chỉ mới thấy lần đầu. Điều này khiến nhiều người lựa chọn sai để sử dụng và có thể gây ra ngộ độc. Vậy sài đất ta thường bị nhầm lẫn với những loại dược thảo nào?

Cây sài đất giả: Loại cây này có tên khoa học là Lippia Nodiflora (3). Đặc điểm để nhận diện loại cây này chính là: cành cây gần như hình vuông, nhẵn, ở phía trên có phủ một lớp lông mỏng. Lá cây có hình bầu dục, rìa ngoài có răng cưa khá giống với sài đất ta, nhưng hoa của loại cây này lại có màu xanh nhạt. Nếu nhầm lẫn để sử dụng người dùng có thể bị ngộ độc, tiêu chảy hoặc đau bụng.

Cây lỗ địa cúc: Nghe đến các tên thôi cũng biết loại cây này thuộc họ nhà Cúc rồi đúng không và chúng có tên khoa học là Wedelia Prostrata. Cây lỗ địa cúc có thân nhẵn, bên ngoài có phủ một lớp lông mỏng, lá cây ngắn và đặc biệt hoa của cây sẽ có màu vàng nhạt. 

Tác dụng của cây sài đất hoa trắng và cây sài đất hoa vàng có khác nhau không?

Như mình đã nói ở trên, người ta sẽ dựa vào đặc điểm cơ bản để phân chia hai loại cây sài đất này khác nhau. Vì thế thế, tác dụng của chúng cũng sẽ khác nhau. 

Đối với cây sài đất vàng, chúng sẽ không có tác dụng chữa bệnh mà thay vào đó sẽ làm cây kiểng cho mọi nhà. Chúng ta sẽ thường bắt gặp loại cây này ở trên đường hoặc tại các nhà máy xí nghiệp, do công nhân trồng để làm cảnh.

Một số tác dụng của cây sài đất
Một số tác dụng của cây sài đất

Tuy nhiên, đối với loại sài đất trắng, chúng lại có tác dụng trong việc điều trị bệnh lý hiệu quả và được các ông cha ta thường xuyên áp dụng. Loại thảo dược này sẽ được thêm vào các vị thuốc để chữa trị một số bệnh lý sau: giảm sốt, giảm đau, tiêu viêm, viêm da, rôm sảy ở trẻ em, bệnh lý viêm bàng quang, viêm tuyến vú,… cực kỳ tốt. 

Vì thế, bạn có thể lựa chọn giữa hai loại sài đất này tuỳ theo nhu cầu cá nhân mà không sợ bất cứ tác dụng phụ nào nếu như bạn đã nhận biết được rõ ràng giữa sài đất trắng và sài đất vàng. 

Một số công dụng chữa bệnh và liều dùng cây sài đất

Sài đất là loại thảo dược chữa được rất nhiều bệnh, tuy nhiên để đảm bảo mang lại kết quả tốt bạn cũng nên biết cách sử dụng và liều dùng hợp lý đối với loại cây này. Sau đây mình sẽ nói về công dụng sâu đó sẽ là liều lượng dùng để bạn có thể hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!

1. Công dụng của cây sài đất

Đối với cây sài đất, chúng sẽ có một số công dụng cũng như bài thuốc để chữa trị sau:

  • Bài thuốc hạ sốt: 50g sài đất khô đã giã nát. Sau đó hoà vào 350ml nước ấm, lọc lấy phần nước uống trong ngày, còn lại phần bã bạn có thể tận dụng để đắp vào lòng bàn chân thì cơ thể sẽ hạ sốt. 
  • Bài thuốc dự phòng chữa bạch hầu và sởi: Dùng 15-30g sài đất khô, sắc nước uống. Duy trì uống trong vòng 3 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm. 
  • Bài thuốc chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ: Dùng sài đất tươi, rửa sạch, vò nát và pha vào nước tắm hằng ngày cho bé, tới khi hết rôm sảy thì dừng lại. 
  • Bài thuốc trị viêm da cơ địa: Chuẩn bị 15g cam thảo, 12g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa, 30g sài đất. Đem tất cả nguyên liệu đun sôi cùng 650ml nước cho đến khi cô cạn còn 250ml nước. Sử dụng nước cốt để thay nước lọc hằng ngày, duy trì cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Bài thuốc chữa viêm bàng quang: Sử dụng 20g mã đề, bồ công anh, 15g cam thảo đất và 35g sài đất tươi. Cho tất cả vào đun sôi cùng 1 lít nước cho đến khi cô cạn còn 350ml thì tắt bếp. Chắt nước cốt uống mỗi ngày sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối. 
  • Bài thuốc chữa viêm tuyến vú: Chuẩn bị nguyên liệu kim ngân hoa, bồ công anh, thông thảo mỗi vị 20gram, 15g cam thảo và 50g sài đất. Đun sôi hết nguyên liệu và chắt lấy nước cốt uống vào 3 bữa hằng ngày. 
  • Bài thuốc chữa trị mụn, chàm, lở loét: Chuẩn bị 16g cam thảo, 15g kim ngân hoa, 10g khúc khắc, 30g sài đất ta. Đem nguyên liệu sắc thành nước uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong 3 tháng sẽ thấy kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc chữa viêm cơ: 20g bồ công anh, kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, 50g sài đất ta sấy khô, rửa sạch tất cả, để ráo nước. Sau đó sắc cùng 750ml để lấy nước cốt uống hằng ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 tháng chia làm 3 lần uống, phần bã còn thừa có thể tận dụng đắp vào chỗ bị viêm.
  • Trị ngứa từ bài thuốc cây sài đất: kim ngân hoa, sài đất ta mỗi vị 30g, rau má, kinh giới mỗi vị 15g, 10g lá khế, rửa sạch, để ráo. Đem tất cả nguyên liệu đun sôi với nước khoảng 3,5 tiếng rồi chắc lấy phần nước cốt, để nguội, rồi dùng khăn xô thấm và lau ở những vùng bị ngứa.
  • Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Dùng khoảng 100-200g sài đất ta ăn sống. Nên kết hợp loại thảo dược này trong bữa ăn hằng ngày để thanh nhiệt cơ thể.
  • Chống cảm cúm với sài đất ta: kim ngân hoa, sài đất, mỗi vị 12g, kinh giới, tía tô mỗi thứ 8g, mạn kinh tử 10g, cam thảo 5g, 3 lát gừng. Đem tất cả sắc thành thuốc để uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang. 

2. Liều lượng sử dụng như thế nào?

Nếu sử dụng sài đất tươi, hãy rửa sạch, đem phơi hoặc sao khô, rồi cho vào túi để bảo quản dùng dần, nhưng theo kinh nghiệm của dân gian truyền lại là sử dụng sài đất tươi sẽ tốt hơn. 

Với liều dùng của cây sài đất, chúng sẽ tùy thuộc vào từng bài thuốc và từng loại bệnh, từ đó bạn có thể tự điều chỉnh cho phù hợp. Với mỗi bài thuốc mình đã có đưa ra liều lượng mà sài đất cần dùng, bạn có thể tham khảo ở mục trên nhé!

Tuy nhiên, một điều quan trọng bạn cần lưu ý chính là không nên tự ý thay đổi liều lượng và lạm dụng cây sài đất để tránh mang lại những tác dụng xấu cho sức khỏe bản thân. 

Mua cây sài đất ở đâu và giá cả bao nhiêu?

Với những công dụng tuyệt vời của cây sài đất mang lại, thì việc mua loại thảo dược này cũng đang được bàn tán khá nhiều trên các diễn đàn với một số câu hỏi như “Mua cây sài đất ở đâu?”, “Giá của loại thảo dược này là bao nhiêu?” hay “Địa điểm bán sài đất ta uy tín?”.

Hiện nay, trên thị trường cây sài đất được bán với giá dao động từ 100.000 vnđ – 150.000 vnđ cho 1kg sài đất tươi và 160.000 vnđ – 250.000 vnđ cho 1 kg sài đất khô. Tuy có sự chênh lệch về giá nhưng đặc tính và lợi ích mang lại của chúng đều sẽ không thay đổi. 

Bạn có thể mua sài đất khô này tại các tiệm thuốc Đông y uy tín, chất lượng ở quận 5 hoặc có thể mua tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm. 

Lưu ý, bạn không nên mua các loại thảo dược này qua mạng hoặc qua các kênh không chính thống của thương hiệu phân phối thảo dược độc quyền. Chỉ nên mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc từ các website của thương hiệu đó. 

Lưu ý khi dùng cây sài đất chữa bệnh

Đối với bất kỳ loại thảo dược tự nhiên nào cũng đều có những điểm lưu ý trước khi sử dụng. Từ đó, giúp người dùng có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình trị bệnh để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình. 

Lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Lưu ý khi sử dụng cây sài đất

Mức độ an toàn khi sử dụng dược liệu: Chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định về tính an toàn khi sử dụng cây sài đất trong thời gian mang thai và cho con bú. Vì thế, bạn không nên sử dụng hoặc có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Tương tác có thể xảy ra: Một số thành phần trong cây sài đất có thể gây ra những tương khắc với thuốc, thực phẩm chức năng hay các loại dược liệu khác. Để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng, bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ hoặc các thầy thuốc chuyên môn.

Ngoài 2 điểm chú ý quan trọng trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng trên các bài thuốc, không lạm dụng.
  • Không sử dụng thuốc sắc để qua đêm hoặc để quá lâu.
  • Bảo quản thảo dược đúng cách, nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu có hiện tượng ẩm mốc, hôi thì phải bỏ ngay lập tức.
  • Không nên sử dụng sài đất với thuốc tây đang uống. 
  • Với những bạn có làn da nhạy cảm, trước khi dùng sài đất để chữa bệnh, bạn nên đắp thử một ít ra tay và chờ xem có xuất hiện dị ứng hay không.
  • Tìm mua thảo dược ở địa chỉ uy tín, chất lượng để không mua nhầm đồ giả.

Thông qua bài chia sẻ này, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được hình ảnh cây sài đất rồi đúng không nào! Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn có thể ứng dụng được những đặc tính tuyệt vời của nó trong việc điều trị bệnh cho bản thân và gia đình nhé!

(2 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận