Lá sung có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào?

Lá sung có tác dụng gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm nhất là những ai đang có nhu cầu chữa bệnh từ lá sung. Đây là một trong những loại thảo dược dân gian có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau và để làm rõ được công hiệu của nó thì mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau nhé!

Lá sung có tác dụng gì cho sức khỏe

Lá sung là gì?

Lá sung là lá của cây sung đây, là một trong những loại cây rất quen thuộc và thường mọc tự nhiên ở Việt Nam rất nhiều. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà nó sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là cây ưu đàm thụ, cây tụ quả dong, khi cây cho ra quả người ta thường đem muối nó lên hoặc để ăn sống với cá, thịt kho.

Bên cạnh đó, lá sung cũng chứa rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, nó có thể thúc đẩy tiêu hóa, chữa được các dấu hiệu của bệnh tim và đồng thời chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Nhờ vào những mặt lợi ích này mà nhiều người đã lựa chọn lá cây sung để cải thiện sức khỏe của bản thân cũng như ngăn chặn các tác nhân xấu gây hại. 

Đặc điểm của lá sung

Về đặc điểm bên ngoài nếu như không phân biệt kỹ bạn có thể nhầm lẫn lá sung với những loại lá khác vì chúng nhìn trông na ná nhau. Theo như tài liệu tổng hợp mà Hello Y Khoa đã tìm hiểu thì các chuyên gia thực vật cho rằng lá sung có rãnh khía lông mịn, có dáng hình trứng và mọc so le nhau. 

Hình ảnh của lá sung
Hình ảnh của lá sung

Cuống lá dài khoảng 2 – 3cm và thường mọc thành các chùm dài, theo từng cụm lớn từ các nốt sần trên thân chính.Thường thì lá sung có màu xanh lục nhạt đến khi già thì nó sẽ ngả sang màu nâu vàng, lá bắc, lỗ đỉnh lõm xuống, đóng bởi các lá bắc màu nâu không có lông bên trong.

Các lá đơn thì sẽ mọc cách chúng có chiều dài trung bình khoảng 12-18mm, hoa mọc đơn tính trên các cành ngắn không có lá hoặc các nốt sần của thân cây thậm chí là trên các cành lớn hơn. Khi chạm vào lá sung bạn sẽ cảm thấy nhám ở tay đó là do toàn bộ phần thân lá của nó đều được bao phủ bởi lớp lông tơ, nếu soi kỹ bạn cũng sẽ nhìn rõ gân ở hai bên phiến lá.

Vào độ khoảng từ tháng 8 – tháng 11 cây sẽ bắt đầu thay lá, nó sẽ cho ra hoa từ tháng 1 – tháng 4 và cuối cùng là cho ra quả vào giai đoạn tháng 7. Nhìn chung thì toàn bộ cây sung đều có thể vận dụng để chế biến làm thuốc kể cả nhựa sung nó còn được ví là thần dược vì có thể chữa các bệnh đau đầu cũng như là các ung nhọt ngoài da.

Ăn lá sung có tốt không?

Đối với câu hỏi “ Ăn lá sung có tốt không? ” thì câu trả lời đưa ra là có. Sở dĩ có thể khẳng định chắc nịch như vậy là do lá sung đem đến một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, nó không những giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn khiến ta khỏe mạnh hơn từng ngày.

Hơn nữa, lá sung còn được dùng trong đông y rất nhiều vì chúng giúp giảm đau, lợi tiêu và khiến cho quá trình lưu thông mạch máu được diễn ra tốt hơn. Dù rằng vị của chúng tương đối đắng nhưng người ta thường ví rằng “thuốc đắng giã tật” có nghĩa là lá sung càng đắng thì càng tốt cho sức khỏe. (1)

Ăn lá sung có tốt không?
Ăn lá sung có tốt không?

Ngoài ra, lá sung cũng được thu hoạch hết sức tự nhiên, đảm bảo không hề chứa các chất độc hại nào cho cơ thể. Cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng phụ khi ăn lá sung. Nếu bị ốm, bạn có thể dùng lá sung để nấu cháo ăn cùng đảm bảo nó giúp giải cảm vô cùng tốt.

Thành phần dược liệu trong lá sung

Theo như trong các tài liệu có trích dẫn thì trong lá sung có chứa các thành phần như sau Protein, sterol, phenol, lanostadien, saponin, flavonoid cùng lượng vitamin dồi dào như vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu khác. 

Với bảng thành phần hóa học tương đối nhiều như này thì cũng không mấy ngạc nhiên khi lá của cây sung được sử dụng nhiều trong y học nhằm kháng khuẩn, kháng viêm đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư, hạ sốt, chống ho và giúp ổn định đường huyết, hạ cholesterol trong máu. (2)

Lá sung có tác dụng gì? Bài thuốc từ lá sung

Lá sung có tác dụng gì? Thì theo như nhiều chuyên gia chia sẻ là lá sung có tính bình vị hơi đắng và nó thường được dùng nhiều trong các trường hợp có liên quan đến yếu tố sức khỏe như là giúp chữa trị cũng là làm thuốc bổ. 

Đây không chỉ đơn giản là một loại lá tầm thường mà giá trị của nó còn được phát huy rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian nói chung. Mà hơn nữa các bài thuốc được làm ra từ lá sung đều phù hợp với đa dạng mọi đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến người già và nó còn là một món ăn ngon giúp tăng cường sức khỏe tinh thần.

Tác dụng của lá sung
Tác dụng của lá sung

1. Lá sung có tác dụng chữa bệnh trĩ

Ít ai biết rằng lá sung lại có tác dụng chữa bệnh trĩ vô cùng tốt nhất là đối với những ai đang mắc phải triệu chứng nghĩ nội và trĩ ngoài. Bạn có thể dùng lá sung trực tiếp xông hơ phần hậu môn của mình để tiêu diệt vi khuẩn cũng như là làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng. 

Theo đó các búi trĩ sẽ ngay lập tức co lại và nó sẽ không còn lòi ra nữa đảm bảo quá trình đi đại tiện của bạn sẽ diễn ra hết sức dễ dàng. Để phát huy hết tối đa công dụng có một không hai của loại lá này thì bạn nên áp dụng phương pháp vào mỗi tối trước khi đi ngủ để nhanh chóng thu lại kết quả tốt hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị: lá sung, lá lốt, ngải cứu, cúc tần mỗi thứ 1 nắm

Cách làm: Bạn đem các nguyên liệu rửa với nước muối pha loãng rồi đun sôi trong nồi. Nhớ là đậy nắp thật kỹ để hơi nước không thoát ra, đun với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút rồi mới đổ hỗn hợp ra thau rồi xông hơi hậu môn. Còn không thì bạn cũng có thể đợi cho nước nguội xong rồi lấy nước vệ sinh sạch sẽ ngay bộ phận đó và dùng khăn mềm lau khô.

2. Lá sung giúp chữa ung thư 

Nhiều nghiên cứu đặc biệt đã chỉ ra là lá sung và nhựa mủ tự nhiên của nó có thể giúp chống lại các khối u ác tính của tế bào ung thư đặc biệt là với các dạng ung thư thường xảy ra ở người như ung thư vú, ung thư gan, ung thư cổ tử cung…

Tuy nhiên bạn phải chú ý một điều là chúng ít nhiều đều đó chứa hàm lượng chất độc cực cao nếu dùng quá liều thì e là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây rối loạn chức năng. Để chắc ăn bạn nên tự tìm hiểu hoặc hỏi những người đã từng thử qua phương pháp này để tham khảo xem sao.

Nguyên liệu chuẩn bị: 50g lá sung, huyết giác, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 20g

Cách làm: Thái nhỏ tất cả các loại thảo dược ra rồi cho vào ấm để sắc uống. Cho 400ml nước khi nấu bạn nhớ canh lửa nhỏ và cho đến khi nó cạn còn 100ml thì bạn có thể dùng để uống. Ngày uống 2 lần và bạn nên dùng liên tục trong một tháng để đẩy lùi các mầm mống gây bệnh.

3. Lá sung giúp hạ huyết áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thì lá sung có thể hỗ trợ trị các bệnh về tiểu đường cũng như là giúp làm hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận là trong lá sung có chứa những hợp chất giúp cân bằng lượng insulin trong máu.

Các thành phần có lợi như là kali cũng góp phần ngăn chặn tình trạng này xảy ra và nhiều bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên sử dụng nước sung cũng như ăn thật nhiều loại rau này nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Nguyên liệu chuẩn bị: 150g lá sung, đường phèn

Cách làm: Bạn có thể mua lá sung ngoài chợ với giá rất rẻ xong rồi đem về rửa sạch nhớ ngâm nó với nước muối pha loãng khoảng tầm 10 phút rồi xả lại nhiều lần với nước sạch. Sau đó bạn cho khoảng 250ml nước vào nồi đun sôi và cho lá sung vào, đợi đến khi lá sung đã chín rục rồi thì bạn mới dùng nước đó để uống. 

4. Cải thiện tim mạch bằng lá sung

Công dụng của lá sung còn có thể cải thiện được các vấn đề về tim mạch và giúp máu lưu thông tốt hơn tránh gây tắc nghẽn mạch máu. Quả sung cũng như là lá sung có thể cải thiện lượng mỡ trong máu từ đó ngăn xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Một nghiên cứu cho thấy là chiết xuất từ lá sung cũng góp phần giúp thải độc cơ thể. Do đó bạn không nên quá lo lắng về việc mình có thể dễ mắc bệnh về tim hay là những bệnh lý khác vì giờ đã có lá sung rồi.

Lá sung giúp cải thiện tim mạch
Lá sung giúp cải thiện tim mạch

Nguyên liệu chuẩn bị: 20g sâm đại hành, 20g kê huyết đằng, 30g lá sung, 15g rau má

Cách làm: Bước đầu tiên luôn là bước quan trọng nhất đó là bạn phải rửa các loại thảo dược trên với nước rồi mới đem đi nấu thành thuốc. Dùng khoảng 300ml nước và đun sôi trên bếp, khi nước nguội bạn có thể chia nước sung ra thành 3 lần uống cho phù hợp với các bữa trong ngày.

5. Chữa sốt, cảm cúm bằng lá sung

Để có thể chữa sốt và giải cảm nhanh chóng thì thay vì uống các loại thuốc tây thông thường bạn nên dùng lá sung tươi cùng những nguyên liệu khác để trị bệnh thì hay hơn. Nó không những giúp cơ thể bạn cân bằng lại thân nhiệt như bình thường mà còn tăng cường thêm sức đề kháng để phòng chống các tác nhân xấu từ bên ngoài. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 15g lá sung, 15g lá chanh, 1 củ tỏi, 1 củ nghệ nhỏ. 

Cách làm: Với các nguyên liệu trên bạn đem tất cả đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất xong rồi sắc lấy nước uống. Cho khoảng 500ml nước vào nồi rồi đun sôi trên bếp, khi nước sôi bạn cho nguyên liệu vào và tiếp tục đun trong khoảng 30 phút để các hợp chất hòa tan hoàn toàn trong nước. Sau khi nước nguội bạn có thể uống ngay để giải cảm cũng như là hạ nhiệt cơn sốt.

6. Lá sung có thể giúp giảm cân 

Do trong lá sung có chứa hàm lượng chất xơ cao nên nó sẽ là loại nguyên liệu cực kỳ thích hợp cho những người đang có nhu cầu giảm cân và sau khi sử dụng bạn sẽ cảm thấy số đo cân nặng của mình có sự thay đổi đáng kể. Ngoài ra lá sung cũng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón và giúp dạ dày hoạt động ổn định.

Nguyên liệu chuẩn bị: 150g lá sung, 10g hoa cúc khô. 

Cách làm: Bạn pha lá sung và hoa cúc khô thành trà rồi uống dần. Mỗi ngày cứ dùng 1 ly trà như này sau mỗi bữa ăn thì chỉ trong vòng 1 tháng cân nặng của bạn sẽ giảm đi rất nhiều đấy.

7. Lá sung chữa được bệnh giời leo

Giời leo là bệnh có liên quan đến vấn đề da liễu, nó có thể gây ra bởi cùng một loại virus có liên quan đến bệnh thủy đậu có tên gọi là varicella-zoster. Nếu như không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cũng như là gây đau đớn cho người bệnh. Bài thuốc trị bệnh giời leo bằng lá sung đã nhiều người áp dụng dùng theo và công nhận là đem lại hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị: 100g lá sung

Cách làm: Trước tiên bạn đem lá sung đi rửa sạch rồi để cho nó ráo nước rồi cắt nhỏ ra. Bạn lấy chày giã nhuyễn hỗn hợp xong rồi uống trực tiếp phần nước cốt đó. Về liều lượng sử dụng thì mỗi ngày bạn chỉ nên uống nước lá sung 2 lần trong ngày và nhất là sau mỗi bữa ăn để tránh bị cào ruột.

8. Làm tăng lợi sữa cho mẹ bầu bằng lá sung 

Đối với những thai phụ sau khi sinh thì để có thể cung cấp một lượng sữa nhất định cho trẻ nhỏ họ cần phải ăn rất nhiều loại thực phẩm chứa các chất dinh cần thiết nhằm gia tăng lượng sữa tự nhiên và tránh việc dùng sữa ngoài quá sớm cho trẻ. Cho nên bạn có thể chế biến bằng cách ăn lá sung cùng các thực phẩm khác để tăng cường sức khỏe cũng như là tiết được nhiều sữa hơn. (3)

Dùng lá sung giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh
Dùng lá sung giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh

Nguyên liệu chuẩn bị: 100g lá sung tươi, 1 chân giò lợn, 50g mít non, 50g đu đủ non

Cách làm: Đầu tiên bạn rửa sạch lá sung tươi cùng những nguyên liệu khác rồi để ráo nước. Bạn nấu giò lợn trong nồi khi thấy nó mềm thì cho mít non, đu đủ non và lá sung vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi canh chín bạn đổ canh ra tô rồi cứ thế mà thưởng thức thôi.

9. Dùng lá sung cho người kém ăn, mất ngủ

Chán ăn, mất ngủ là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị suy nhược cơ thể cũng như là mắc các chứng rối loạn liên quan đến tâm lý. Để có thể giúp ổn định tinh thần cũng như là gia tăng hiệu suất công việc thì bạn nên linh hoạt thay đổi bữa ăn hàng ngày của mình cũng như là dùng lá sung và các loại thảo dược khác để hỗ trợ thay cho các thực phẩm chức năng. 

Nguyên liệu chuẩn bị: các vị hạt sen, thục địa, táo tàu, đằng sâm, ngải cứu mỗi thứ 100g, 200g lá sung.

Cách làm: Bạn sao khô các loại nguyên liệu khác ngoài lá sung trên chảo nóng cho đến khi nó vàng lại là được. Còn lá sung bạn cũng đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu, bỏ các nguyên liệu còn lại vào trong nồi và hầm trong khoảng 20 phút rồi hãy tắt lửa. Khi nước đã nguội rồi thì bạn uống trực tiếp và nhớ là sử dụng hết trong ngày. 

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của quả sung

Cách sử dụng lá sung đơn giản

Bạn có thể chế biến lá sung theo một số cách đơn giản như sau để có thể tiết kiệm thời gian bao gồm:

1. Lá sung ăn sống

Cũng giống như rau xà lách hoặc nhiều loại rau rừng khác thì bạn có thể ăn sống lá sung bằng cách cuốn bánh tráng rồi chấm với nước mắm mặn cũng được. Cách ăn như này vừa giúp bạn hấp thụ một lượng lớn chất xơ trong cơ thể cũng như là làm đẹp da, kích thích khẩu vị ăn uống. 

Lá sung ăn sống
Lá sung ăn sống

2. Nấu nước lá sung

Nếu như bạn e ngại với việc ăn sống lá sung thì bạn có thể nấu nước uống hoặc là dùng nó để xông hơi cũng như là chữa thương, làm sạch các bộ phận đang bị viêm nhiễm hoặc là trị trĩ cũng rất hiệu quả. 

Ngoài việc dùng mỗi lá sung ra thôi thì bạn có thể kết hợp thêm nhiều loại thảo mộc tự nhiên khác để gia tăng công hiệu chữa trị lên gấp 2,3 lần. Về nước lá sung thì bạn nên sử dụng hết trong 1 ngày tránh để qua đêm vì lúc này hàm lượng dinh dưỡng của nó cũng không còn.

3. Làm trà lá sung

Như đã chia sẻ thì bạn cũng có thể dùng lá sung để làm trà thay cho các vị trà bắc thông thường khác. Trà lá sung không những giúp điều hòa thân nhiệt mà nó còn khiến bạn ăn uống điều đồ hơn, tránh được hiện tượng mất ngủ cũng như là giảm stress.

Với những ai mắc chứng huyết áp thấp thì không nên dùng trà lá sung vì nó sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn bị tụt giảm đáng kể. Nếu thấy đắng bạn có thể nấu lá sung cùng với đường phèn hoặc dùng chung với mật ong để dễ uống hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của sung muối

Tác hại của lá sung và những lưu ý khi sử dụng

Dù rằng lợi ích của lá sung đã được chứng thật rõ ràng thông qua các bài thuốc dân gian đã được nên rõ như trên nhưng mà nó cũng tiềm tàng những nguy hiểm cũng như tác hại mà bạn cần phải lưu ý nếu như đang có ý định sử dụng.

1. Tác hại của lá sung

Đối với những ai bị tiểu đường hoặc là vấn đề với huyết áp cao thì việc dùng lá sung để chữa trị sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu và khiến cơ thể đạt thể trạng cân bằng nhanh chóng. Nhưng với những ai không mắc phải triệu chứng này mà lỡ sử dụng thì nó sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết và phát sinh thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trong lá sung cũng như quả của nó có chứa nhiều hợp chất acid oxalic. Nếu chỉ dùng với liều lượng bình thường thì chất này hoàn toàn không gây hại tuy nhiên nếu bạn dùng với số lượng lớn hơn thì nó sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và hình thành nên sỏi thận. 

Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi thì những bệnh liên quan đến xương khớp cũng như là loãng xương sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Đến lúc này không chỉ mỗi xương và bàng quang của bạn bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng tương tự. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá sung để phòng tránh những chuyện không hay xảy ra.

2. Các lưu ý cần nắm khi sử dụng lá sung

Khi dùng lá sung bạn nên nắm rõ một vài lưu ý sau đây để tránh được những hậu quả không mong muốn:

Những lưu ý khi dùng lá sung
Những lưu ý khi dùng lá sung
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng lá sung để chữa bệnh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu bạn là người hay bị dị ứng với nhựa của một số loại cây, thì việc sử dụng loại quả này thật sự gây nguy hiểm khôn lường. Vì nhựa mủ của lá sung có chứa một số chất độc với hàm lượng cao. Bạn nên cẩn thận trước khi sử dụng loại quả này nhé.
  • Do trong lá sung có chứa hàm lượng vitamin K khá cao, nên nếu sử dụng chúng không khéo nó có thể làm đông máu của bạn. Còn chẳng hạn nếu bạn đang trong quá trình điều trị hay sử dụng các loại thuốc chống đông máu thì tránh sử dụng loại thảo dược này để không gặp tác dụng phụ.
  • Bạn không nên sử dụng nhiều lá sung quá vì nó có thể gây hại cho hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng, táo bón. 
  • Lá sung khi mới hái từ trên cây xuống còn chứa rất nhiều nhựa mủ nên bạn cần phải rửa sạch nó với nước muối pha loãng trước khi sử dụng.

Bài viết trên cũng đã làm rõ được những nghi vấn xung quanh câu hỏi “Lá sung có tác dụng gì?” và đúng như nhiều người chia sẻ thì quả thật lá sung đem đến nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống con người. Bên cạnh đó, bạn cũng nhớ chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, bằng cách ăn thật nhiều thực phẩm dinh dưỡng và rèn luyện một lối sống khỏe, tích cực để bảo vệ sức đề kháng của cơ thể.

(1 bình chọn) - 5/5
Cập nhật lần cuối:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận